ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC 1. THÔNG TIN CHUNG 1.1 Thông tin về học phần: - Tên học phần (Tiếng Việt): Quản trị nguồn nhân lực Tên học phần (Tiếng Anh): Human resource management - Mã số học phần: BRM2003 - Số tín chỉ: 03 Số giờ tín chỉ (lý thuyết/ thực hành/ tự học): 45 (35/10/0) - Loại học phần: ☒ Bắt buộc ☐Tự chọn - Học phần tiên quyết: BRM1001 - Học phần kế tiếp (nếu có): / - Yêu cầu để giảng dạy học phần (nếu có): / - Phương thức giảng viên tư vấn học tập cho sinh viên (nếu có): Sinh viên có thể trao đổi với giảng viên qua hệ thống email của Đại học Quốc gia Hà Nội, hoặc MS Teams của lớp học phần, hoặc trao đổi trực tiếp trên lớp. 1.2 Thông tin về giảng viên: 1. Họ và tên: TS. Nguyễn Anh Thư - Đơn vị công tác: Khoa Các Khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội - Điện thoại: 0915010217 - Email:
[email protected] 2. Họ và tên: TS. Nguyễn Kiều Oanh - Đơn vị công tác: Khoa Các Khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội. - Điện thoại: 0989323111 - Email:
[email protected] 3. Họ và tên: TS. Huỳnh Thị Hòa - Đơn vị công tác: Khoa Các Khoa học liên ngành, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Điện thoại: 0992442111 - Email:
[email protected] 2. MÔ TẢ HỌC PHẦN Quản trị nguồn nhân lực là một trong những nhiệm vụ thiết yếu của mọi nhà quản trị trong bối cảnh nền kinh tế tri thức ngày nay. Học phần cung cấp cho sinh viên những kiến thức nền tảng về quản trị nguồn nhân lực như: Tổng quan về quản trị nhân lực, phân tích công việc, hoạch định nguồn nhân lực, tuyển dụng, định hướng và phát triển nghề nghiệp, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, đánh giá nhân lực, đãi ngộ và quan hệ lao động. Thông qua học phần này, sinh viên sẽ được trang bị những kiến thức, kỹ năng và phẩm chất cần thiết, cập nhật về quản trị nguồn nhân lực để giải quyết có hiệu quả những vấn đề liên quan của tổ chức và sự nghiệp cá nhân trong bối cảnh hiện nay. Để học tốt học phần này, sinh viên cần có kiến thức nền tảng từ học phần tiên quyết là Quản trị học. Bên cạnh đó, học phần Quản trị nguồn nhân lực cũng bổ sung thêm những kiến thức, kỹ năng cụ thể giúp sinh viên hiểu sâu sắc hơn một trong những nội dung thiết yếu được trang bị trong học phần Quản trị doanh nghiệp. Điều này cũng góp phần mở rộng cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên ở những vị trí về quản trị hành chính – nhân sự sau khi tốt nghiệp. 3. MỤC TIÊU HỌC PHẦN Mục tiêu Mô tả mục tiêu học phần Mục tiêu học phần đóng góp vào CĐR nào của CTĐT (*) MT1 Sinh viên phân tích và đánh giá được các khái niệm, vai trò, quá trình hình thành, thách thức và yêu cầu của quản trị nhân lực trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. K2, S1.1, S1.6 MT2 Sinh viên vận dụng được các chức năng cơ bản của quản trị nhân lực: phân tích công việc, hoạch định nguồn nhân lực, tuyển dụng, K2, S1.1, S1.2, S1.6
phát triển nguồn nhân lực, đánh giá nhân lực, đãi ngộ nhân lực và giải quết quan hệ lao động một cách hiệu quả. MT3 Sinh viên có điều kiện để rèn luyện kỹ năng điều phối, làm việc theo nhóm, kỹ năng phản biện, thuyết trình liên quan đến quản trị nguồn nhân lực. S2.2., S2.4. MT4 Sinh viên có điều kiện để rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, tự lập, sáng tạo, trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp phù hợp với vị trí và môi trường làm việc. M, R (*) Xem file Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo 4. CHUẨN ĐẦU RA HỌC PHẦN CĐR Mô tả chuẩn đầu ra học phần CĐR thực hiện mục tiêu nào của học phần? CĐR1 Khái quát hóa được hệ thống khái niệm, quá trình hình thành và phát triển của quản trị nguồn nhân lực, vai trò và thách thức quản trị nguồn nhân lực trong bối cảnh hiện nay. MT1 CĐR2 Khái quát hóa được những định hướng và yêu cầu quản trị nguồn nhân lực quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế MT1 CĐR3 Thực hiện được các chức năng của quản trị nguồn nhân lực gồm: hoạch định nhân lực, mô tả công việc, tuyển dụng, định hướng và phát triển nghề nghiệp, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, đánh giá nhân lực, đãi ngộ và quan hệ lao động MT2 CĐR4 Thực hiện hiệu quả việc điều phối, làm việc nhóm, phản biện, thuyết trình trong các hoạt động liên quan đến quản trị nguồn nhân lực. MT3 CĐR5 Thể hiện được tư duy sáng tạo và thái độ tích cực trong công việc; nhận thức được trách nhiệm xã hội và đạo đức nghề nghiệp của bản thân và tổ chức. MT4
5. NỘI DUNG HỌC PHẦN Nội dung (Chương, Mục, Tiểu mục) Nhằm đạt CĐR nào Tài liệu tham khảo sử dụng cho từng nội dung CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC 1.1. Khái niệm, vai trò và ý nghĩa của quản trị nguồn nhân lực 1.1.1. Các khái niệm cơ bản 1.1.2. Vai trò và ý nghĩa của quản trị nguồn nhân lực 1.2. Quá trình hình thành và phát triển của quản trị nguồn nhân lực 1.2.1. Giai đoạn Tiền công nghiệp 1.2.2. Giai đoạn Chủ nghĩa gia trưởng 1.2.3. Giai đoạn Bộ máy quan liêu 1.2.4. Giai đoạn Nguồn lực cạnh tranh 1.3. Các chức năng cơ bản của quản trị nguồn nhân lực 1.3.1. Tạo dựng đội ngũ nhân lực 1.3.2. Duy trì hiệu quả nguồn nhân lực 1.3.3. Phát triển nguồn nhân lực 1.4. Thách thức của quản trị nguồn nhân lực. 1.4.1. Cạnh tranh nhân lực 1.4.2. Chuyển đổi số và hệ thống thông tin nguồn nhân lực CĐR1, CĐR2, CĐR4, CĐR5 HL1, HL2, HL3, HL4, HL5 CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH CÔNG VIỆC 2.1. Khái niệm và ý nghĩa của phân tích công việc 2.1.1. Các khái niệm cơ bản 2.1.2. Ý nghĩa của phân tích công việc 2.2. Những thông tin cần thu thập trong phân tích công việc CĐR1, CĐR2, CĐR3, CĐR4, CĐR5 HL1, HL3, HL4, HL5