Nội dung text Chương 10_Bài 1_ _Đề bài_Toán 10_CTST.pdf
c) Gọi B là biến cố: "Số được chọn là số nguyên tố hoặc số lẻ". Các biến cố B và B là tập con nào của không gian mẫu? d) Gọi C là biến cố: "Số được chọn là số nguyên tố và là số lẻ ". Các biến cố C và C là tập con nào của không gian mẫu? Ví dụ 6: Chọn ngẫu nhiên một số nguyên dương nhỏ hơn 100 a) Hãy mô tả không gian mẫu b) Gọi M là biến cố “Số được chọn nhỏ hơn 10”. Hãy viết tập hợp mô tả biến cố M c) Gọi N là biến cố “Số được chọn là số lẻ” Hãy tính số các kết quả thuận lợi cho N d) Gọi A là biến cố “Số được chọn là số chính phương”. Hãy viết tập hợp mô tả biến cố A e) Gọi B là biến cố “Số được chọn chia hết cho 4” Hãy tính số các kết quả thuận lợi cho B Ví dụ 7. Một hộp có 1 quả bóng xanh, 1 quả bóng đỏ, 1 quả bóng vàng; các quả bóng có kích thước và khối lượng giống nhau. Lấy ngẫu nhiên một quả bóng từ trong hộp, ghi lại màu của quả bóng được lấy ra và bỏ lại quả bóng đó vào hộp. Xét phép thử "Lấy ngẫu nhiên liên tiếp 2 quả bóng trong hộp". Hãy xác định biến cố A : "Lấy liên tiếp 2 quả bóng cùng màu" và phát biểu biến cố đối của biến cố A . Ví dụ 8. Xét phép thử "Gieo ngẫu nhiên một xúc xắc một lần". Xét các biến cố: A: "Mặt xuất hiện có số chấm là số nguyên dương"; B: "Mặt xuất hiện có số chấm là số chia hết cho 7"; C: "Mặt xuất hiện có số chấm là số lớn hơn - 1"; D: "Mặt xuất hiện có số chấm là số nguyên âm". Trong các biến cố trên, biến cố nào là biến cố không? Biến cố chắc chắn? C. GIẢI BÀI TẬP SÁCH GIÁO KHOA Câu 1. Chọn ngẫu nhiên một số nguyên dương nhỏ hơn 100 . a. Hãy mô tả không gian mẫu. b. Gọi A là biến cố "Số được chọn là số chính phương". Hãy viết tập hợp mô tả biến cố A . c. Gọi B là biến cố "Số được chọn chia hết cho 4." Hãy tính số các kết quả thuận lợi cho B. Câu 2. Trong hộp có 3 tấm thẻ được đánh số từ 1 đến 3 . Hãy xác định không gian mẫu của các phép thử: a. Lấy 1 thẻ từ hộp, xem số, trả thẻ vào hộp rồi lấy lại tiếp 1 thẻ từ hộp; b. Lấy 1 thẻ từ hợp, xem số, bỏ ra ngoài rồi lại lấy tiếp 1 thẻ từ hộp; c. Lấy đồng thời hai thẻ từ hộp. Câu 3. Gieo hai con xúc xắc. Hãy tính số các kết quả thuận lợi cho biến cố: a. "Số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc hơn kém nhau 3 chấm"; b. "Tích số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc chia hết cho 5 "; c. "Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc là số lẻ" Câu 4. Xếp 4 viên bi xanh và 5 viên bi trắng có các kích thước khác nhau thành một hàng ngang một cách ngẫu nhiên. Hãy tính số các kết quả thuận lợi cho các biến cố: a."Không có hai viên bi trắng nào xếp liền nhau"; b. "Bốn viên bi xanh được xếp liền nhau". D. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1: Xét phép thử "Gieo một con xúc xắc cân đối và đồng chất một lần". Số phần tử của không gian mẫu bằng A. 6. B. 36. C. 3. D. 4. Câu 2: Xét một phép thử có không gian mẫu gồm hữu hạn các kết quả có cùng khả năng xảy ra và A là một biến cố bất kì của phép thử đó. Biến cố đối của biến cố A là A. Biến cố “ A không xảy ra ”. B. Biến cố chắc chắn. C. Biến cố “ A xảy ra ”. D. Biến cố không thể.