Nội dung text 5. ĐỀ VIP 5 - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA MÔN LỊCH SỬ 2025 - L2.Image.Marked.pdf
1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THAM KHẢO ĐỀ 5 – L2 (Đề thi có ... trang) KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 MÔN: LỊCH SỬ Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 24. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Năm 1940, Mông Cổ định hướng phát triển đất nước theo thể chế chính trị nào sau đây? A. Tư bản chủ nghĩa. B. Quân chủ lập hiến. C. Quân chủ chuyên chế. D. Xã hội chủ nghĩa. Câu 2. Vào thế kỉ XVIII, nhà Tây Sơn tiến hành cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nào sau đây? A. Nguyên. B. Xiêm. C. Tần. D. Hán. Câu 3. Quốc gia nào sau đây đóng vai trò quyết định trong việc thành lập Liên hợp quốc? A. Mĩ. B. Bỉ. C. Hàn Quốc. D. Nhật Bản. Câu 4. Năm 1997, quốc gia nào sau đây gia nhập vào Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)? A. Thái Lan. B. Đức. C. Cam-pu-chia. D. Lào. Câu 5. Ý tưởng xây dựng Cộng đồng ASEAN chính thức được đề xuất trong văn bản nào sau đây? A. Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025. B. Tầm nhìn ASEAN 2020. C. Lộ trình xây dựng Cộng đồng ASEAN. D. Hiến chương ASEAN. Câu 6. Năm 1945, nhân dân Việt Nam có hoạt động nào sau đây? A. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền. B. Tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa. C. Bài trừ lực lượng nội phản thân Mỹ. D. Xây dựng làng chiến đấu chống Mỹ. Câu 7. Nhân dân Việt Nam tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) trong bối cảnh nào sau đây? A. Chiến tranh lạnh bùng nổ và phát triển. B. Trật tự hai cực I-an-ta sụp đổ hoàn toàn. C. Đất nước thống nhất hoàn toàn về lãnh thổ. C. Công thương nghiệp có bước phát triển lớn. Câu 8. Nhân dân Việt Nam tiến hành kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975) trong bối cảnh nào sau đây? A. Hệ thống xã hội chủ nghĩa mở rộng. B. Trật tự đa cực, nhiều trung tâm hình thành. C. Chiến tranh lạnh hoàn toàn chấm dứt. D. Đất nước thống nhất về mặt lãnh thổ. Câu 9. Trong những năm 1995 - 2006, nhân dân Việt Nam thực hiện nhiệm vụ nào sau đây? A. Tiến hành cải cách ruộng đất. B. Đánh đổ lực lượng tay sai thân Nhật. C. Chống chiến lược chiến tranh đặc biệt. D. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Câu 10. Nội dung nào sau đây là hoạt động đối ngoại của Phan Châu Trinh đầu thế kỉ XX? A. Đề nghị cải cách chế độ cai trị. B. Tổ chức đấu tranh chống quân phiệt Nhật. C. Sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa. D. Gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương. Câu 11. Trong những năm 1930 - 1940, Đảng Cộng sản Đông Dương có hoạt động đối ngoại nào sau đây? A. Kí Hiệp định Giơ-ne-vơ với Pháp. B. Thiết lập quan hệ ngoại giao với Áo. C. Duy trì liên lạc với Quốc tế Cộng sản. D. Bình thường hoá quan hệ với Mỹ. Câu 12. Năm 1920, Nguyễn Ái Quốc có hoạt động nào sau đây? A. Lãnh đạo Tổng khởi nghĩa tháng Tám. B. Gia nhập tổ chức ASEAN. C. Tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp. D. Sáng lập Mặt trận Liên Việt. Câu 13. Năm 1922, Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết ra đời đã A. đánh dấu hoàn thành công cuộc đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài. B. chứng tỏ chế độ quân chủ chuyên chế đã hoàn toàn bị sụp đổ. C. đánh dấu sự phát triển của chế độ xã hội chủ nghĩa trên thế giới. D. đánh dấu hoàn thành công cuộc xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa. Câu 14. Nội dung nào sau đây là nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Thanh (1789)? A. Tinh thần đoàn kết của ba nước Đông Dương. B. Huy động được tối đa sức mạnh toàn dân tộc. C. Sự lãnh đạo, đường lối đúng đắn của Đảng vô sản. D. Quá trình suy yếu, tan rã của lực lượng phát xít. Câu 15. Nội dung nào sau đây là vai trò xuyên suốt của Liên hợp quốc?
2 A. Định hướng thể chế chính trị cho các quốc gia thành viên. B. Góp phần vào sự phát triển văn hóa giáo dục của các nước. C. Ngăn chặn được các cuộc chiến tranh và xung đột khu vực. D. Xóa bỏ hoàn toàn tình trạng đói nghèo ở các quốc gia Trung Phi. Câu 16. Trong quá trình phát triển, Cộng đồng ASEAN có triển vọng nào sau đây? A. Có cơ hội nhất thể hoá về mặt chính trị. B. Trở thành khu vực phát triển năng động. C. Giải quyết triệt để “vấn đề Campuchia”. D. Kết nạp thêm thành viên ngoài khu vực. Câu 17. Cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia ở Biển Đông (từ sau tháng 4 – 1975 đến nay) của quân dân Việt Nam nhằm thực hiện nhiệm vụ nào sau đây? A. Thực hiện giải phóng dân tộc. B. Bảo vệ vững chắc Tổ quốc. C. Đấu tranh giải phóng giai cấp. D. Tiến hành cách mạng dân chủ. Câu 18. Một trong những nhiệm vụ cơ bản của đổi mới kinh tế ở Việt Nam từ năm 1986 là A. thực hiện chính sách đa dạng hoá, đa phương hoá. B. chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. C. xây dựng một nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. D. xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Câu 19. Đầu thế kỉ XX, hoạt động đối ngoại của Phan Châu Trinh đã A. đưa ngoại giao trở thành mặt trận trong phong trào yêu nước B. thúc đẩy phong trào yêu nước chống thực dân Pháp ở Đông Dương. C. hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ ở Việt Nam. D. tạo cơ sở pháp lí để nhân dân đấu tranh chống Mỹ xâm lược. Câu 20. Trong thời kì 1945 - 1954, Hồ Chí Minh có cống hiến nào sau đây đối với cách mạng Việt Nam? A. Lãnh đạo công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước. B. Tham gia chỉ đạo xây dựng hệ thống chính quyền dân chủ nhân dân. C. Kết nối và đưa đến sự hợp tác, hỗ trợ của lực lượng Đồng minh. D. Tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn cho toàn thể dân tộc. Câu 21. Nội dung nào sau đây là nhận xét đúng về thế giới sau Chiến tranh lạnh? A. Tương quan lực lượng giữa hai hệ thống xã hội đối lập khi xây dựng trật tự thế giới mới. B. Sự thoả thuận, hợp tác của các cường quốc về chiến quả của cuộc Chiến tranh lạnh. C. Kết quả của quá trình thiết lập trật tự thế giới mới dựa vào sức mạnh thực lực quốc gia. D. Vai trò chi phối chủ đạo của Liên hợp quốc trong xây dựng trật tự thế giới đa cực. Câu 22. Ở Việt Nam, thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) đã bảo vệ và phát huy thành quả của Cách mạng tháng Tám năm 1945 vì một trong những lí do nào sau đây? A. Những nền móng của chế độ xã hội chủ nghĩa được gây dựng trên các lĩnh vực. B. Thiết lập chế độ xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. C. Giải phóng đất nước, tạo những tiền đề đầu tiên để cả nước đi lên chủ nghĩa chủ nghĩa xã hội. D. Chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa phát xít, đưa miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội. Câu 23. Thắng lợi bước đầu của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay cho thấy A. độc lập dân tộc là tiền đề đưa đất nước phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa. B. chính sách lấy phát triển quân sự chỉ được thực hiện trong điều kiện hoà bình. C. nền văn hoá tiên tiến là nhân tố quyết định thành công của kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa. D. phát triển của giáo dục và chính trị là điều kiện tiên quyết đưa đến sự tăng trưởng của kinh tế. Câu 24. Từ năm 1945 đến năm 1969, Hồ Chí Minh có đóng góp nào sau đây đối với cách mạng Việt Nam? A. Lãnh đạo nhân dân hoàn thành thắng lợi cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ. B. Hoàn chỉnh hệ thống lí luận cách mạng xã hội chủ nghĩa trong chiến tranh. C. Hoàn thành xây dựng chính sách công nghiệp hoá, hiện đại hoá kinh tế. D. Tham gia hoạch định đường lối trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Cho những thông tin trong bảng sau đây: "Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, so sánh lực lượng trên bình diện toàn cầu từ chỗ cân bằng giữa hai hệ thống chính trị - xã hội đối lập nay chuyển sang trạng thái mất cân bằng theo hưởng có lợi cho
3 Mĩ và phương Tây. Tuy nhiên, tình hình quốc tế đã không phát triển một cách hòa bình, ổn định như người ta mong đợi. Sự đối đầu Đông – Tây về hệ tư tưởng, chính trị, quân sự, kinh tế [...] đã từng chi phối đời sống quốc tế trong suốt thời kỳ Chiến tranh lạnh, nay được chuyển hoá dưới những hình thức khác, bên cạnh sự nổi lên của những mâu thuẫn mới. Sự vận động của các mâu thuẫn này sẽ quyết định diện mạo của trật tự thế giới và xu hướng phát triển của quan hệ quốc tế sau Chiến tranh lạnh". (Trần Thị Vinh (Chủ biên), Lịch sử thế giới hiện đại, Quyền 2, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội, 2008, tr. 102-103) a) Đoạn tư liệu cho thấy ảnh hưởng của bối cảnh lịch sử với việc thiết lập trật tự thế giới. b) Sự hình thành trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh chịu tác động từ đối đầu Đông – Tây. c) Thực tiễn cho thấy các trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai đều chịu sự chi phối bởi lợi ích quốc gia, dân tộc. d) Sau Chiến tranh lạnh, trật tự thế giới được hình thành dựa vào so sánh lực lượng giữa hai hệ thống xã hội đối lập nhau. Câu 2. Cho đoạn tư liệu sau đây: “Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở nước ta giành được thắng lợi trong thời đại cách mạng vô sản. Nó phản ánh tính chất thời đại, mang lại những nhận thức mới mẻ và triệt để trong quan niệm cũng như giải pháp để giải quyết vấn đề độc lập dân tộc. Từ thắng lợi đó, nhận thức của chúng ta đã vượt qua những mâu thuẫn và hạn chế trong việc giải quyết vấn đề độc lập dân tộc theo lập trường phong kiến và tư sản”. (Ban chỉ đạo Tổng kết chiến tranh thuộc Bộ Chính trị, Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945 – 1975 thắng lợi và bài học, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.68). a) Đoạn tư liệu trên đề cập đến ý nghĩa của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam. b) Cách mạng tháng Tám năm 1945 góp phần thực hiện mục tiêu dân tộc và thời đại. c) Thực tiễn cho thấy Cách mạng tháng Tám (1945) ở Việt Nam diễn ra trên quy mô toàn quốc, giải quyết được triệt để mâu thuẫn cơ bản trong xã hội. d) Cách mạng tháng Tám (1945) ở Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của chính đảng vô sản đã lên cầm quyền, có sự kết hợp đấu tranh vũ trang với chính trị. Câu 3. Cho đoạn tư liệu sau đây: “Chúng ta cần một xã hội mà trong đó sự phát triển là thực sự vì con người, chứ không phải vì lợi nhuận mà bóc lột và chà đạp lên phẩm giá con người. Chúng ta cần sự phát triển về kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội, chứ không phải gia tăng khoáng cách giàu nghèo và bất bình đẳng xã hội. Chúng ta cần một xã hội nhân ái, đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, hướng tới các giá trị tiến bộ, nhân văn, chứ không phải cạnh tranh bất công, “cá lớn nuốt cá bé”, vì lợi ích vị kỷ của một số ít cá nhân và các phe nhóm”. (Nguyễn Phú Trọng, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ờ Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, 2024, tr.19). a) Đường lối xuyên suốt đi lên Chủ nghĩa xã hội của Việt Nam qua các thời kì khác nhau đều hướng tới sự phát triển vì con người. b) Đường lối của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam thực hiện xoá bỏ mọi thành phần kinh tế tư bản chủ nghĩa nhằm phát triển kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội. c) Mô hình nhà nước xã hội chủ nghĩa lí tưởng theo nguyên lý của Chủ nghĩa Mác – Lê nin đã được Việt Nam xây dựng thành công ngay khi tiến hành công cuộc Đổi mới. d) Hiện tượng “cá lớn nuốt cá bé” không còn trên phạm vi toàn thế giới khi Việt Nam quyết định đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Câu 4. Cho đoạn tư liệu sau đây: “Họ [những thanh niên trong phong trào Đông Du] đến Nhật Bản với một tinh thần thực sự cầu thị nhằm học hỏi những kinh nghiệm quý giá về sự thành công của Nhật Bản duy tân để trở về đánh Pháp, khôi phục Việt Nam, giành lại độc lập cho nước nhà. Với sự giúp đỡ của nhân dân Nhật Bản, những thanh niên ưu tú Việt Nam lần lượt được thu xếp vào học tại các trường quân sự, chính trị, khoa học, kỹ thuật, văn hoá ở Nhật Bản”. (Hoàng Văn Hiển, Tiếp cận Lịch sử thế giới và Lịch sử Việt Nam - Một cách nhìn, Nxb Chính trị Quốc gia, 2009, tr.52). a) Đoạn tư liệu trên đề cập đến vai trò của Phan Bội Châu những năm đầu thế kỉ XX. b) Phong trào Đông Du do Phan Châu Trinh khởi xướng thể hiện tinh thần yêu nước.
4 c) Hoạt động đối ngoại của bộ phận thanh niên yêu nước đầu thế kỉ XX thể hiện tính chất cách mạng, góp phần xác lập khuynh hướng mới trong phong trào dân tộc, dân chủ ở Việt Nam. d) Phong trào Đông Du của thanh niên yêu nước đầu thế kỉ XX đã bước đầu xây dựng xây dựng mối liên hệ giữa phong trào yêu nước Việt Nam với cách mạng các nước châu Á và thế giới.