PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text (Rất hay) Sinh Học 12 Trả lời ngắn chủ đề 4.pdf

1 BỘ CÂU TRẢ LỜI NGẮN Câu 1. Cho nội dung sau nói về quần thể: (1) Quần thể là tập hợp những cá thể khác loài nhưng có cùng khu phân bố. (2) Về mặt di truyền có thể chia quần thể thành 2 nhóm: quần thể tự phối và quần thể giao phối. (3) Mỗi quần thể có khu phân bố xác định và luôn luôn ổn định. (4) Quần thể tự phối thường gặp ở thực vật, ít gặp ở động vật. Có bao nhiêu nội dung đúng? Câu 2. Định luật Hardy – Weinberg chỉ đúng trong bao nhiêu trường hợp sau? (1) Quần thể có số lượng cá thể lớn, giao phối ngẫu nhiên (2) Quần thể có nhiều kiểu gene, mỗi gene có nhiều allele (3) Các kiểu gene có sức sống và độ hữu thụ như nhau (4) Không phát sinh đột biến mới (5) Không có sự di cư và nhập cư giữa các quần thể Câu 3. Khi nói về điều kiện nghiệm đúng của Định luật Hardy - Weinberg có bao nhiêu nội dung đúng trong các nội dung sau: (1) Quần thể có số lượng cá thể lớn, giao phối ngẫu nhiên. (2) Quần thể có nhiều kiểu gene, mỗi gene có nhiều allele tương ứng. (3) Các kiểu gene có sức sống và độ hữu thụ ngang nhau. (4) Không có đột biến phát sinh hoặc nếu có thì tần số đột biến thuận bằng tần số đột biến nghịch. (5) Không có di - nhập gene giữa các quần thể. Chọn lọc tự nhiên luôn xảy ra. Câu 4. Khi nói về quần thể tự phối, có các phát biểu sau: (1) Các cá thể trong quần thể không có mối quan hệ với nhau. (2) Vốn gene của quần thể bị phân thành những dòng thuần. (3) Tần số allele sẽ được thay đổi qua các thế hệ. (4) Số cá thể dị hợp tăng, số cá thể đồng hợp giảm. (5) Quần thể một loài thực vật ban đầu có cấu trúc 0,2AA + 0,8Aa = 1, sau một thế hệ tự thụ phấn kiểu gene đồng hợp chiếm 50%. Có bao nhiêu phát biểu đúng? Câu 5. Một quần thể có tỉ lệ của 3 loại kiểu gene tương ứng là: AA: Aa: aa = 1: 6: 9. Tần số tương đối của allele A trong quần thể là bao nhiêu? Câu 6. Một quần thể có tỉ lệ của 3 loại kiểu gene tương ứng là: AA: Aa: aa = 1: 6: 9. Tần số tương đối của allele a trong quần thể là bao nhiêu? PHẦN 5 DI TRUYỀN HỌC Chủ đề 4 HỆ THỐNG CÂU HỎI DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ VÀ DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI
2 BỘ CÂU TRẢ LỜI NGẮN Câu 7. Một quần thể có cấu trúc di truyền 0,04 AA + 0,32 Aa + 0,64 aa = 1. Tần số tương đối của allele A là bao nhiêu? Câu 8. Một quần thể có cấu trúc di truyền 0,04 AA + 0,32 Aa + 0,64 aa = 1. Tần số tương đối của allele a là bao nhiêu? Câu 9. Giả sử một quần thể động vật có 200 cá thể. Trong đó 60 cá thể có kiểu gene AA; 40 cá thể có kiểu gene Aa; 100 cá thể có kiểu gene aa, tần số của allele A trong quần thể trên là bao nhiêu? Câu 10. Giả sử một quần thể động vật có 200 cá thể. Trong đó 60 cá thể có kiểu gene AA; 40 cá thể có kiểu gene Aa; 100 cá thể có kiểu gene aa, tần số của allele a trong quần thể trên là bao nhiêu? Câu 11. Cho một quần thể thực vật (I0) có cấu trúc di truyền 0,1AB AB +0,2Ab aB +0,3AB aB +0,4ab ab =1. Quần thể (I0) tự thụ phấn qua 3 thế hệ thu được quần thể (I3). Biết các cá thể có sức sống như nhau. Tính tần số allele A của quần thể (I3)? Câu 12. Cho một quần thể thực vật (I0) có cấu trúc di truyền 0,1AB AB +0,2Ab aB +0,3AB aB +0,4ab ab =1. Quần thể (I0) tự thụ phấn qua 3 thế hệ thu được quần thể (I3). Biết các cá thể có sức sống như nhau. Tính tần số allele B của quần thể (I3)? Câu 13. Một quần thể thực vật lưỡng bội, allele A quy định thân cao trội hoàn toàn so với allele a quy định thân thấp. Ở thể hệ xuất phát (P) có cấu trúc di truyền 0,5AA+ 0,4Aa+ 0,1 aa = 1. Khi P tự thụ phấn liên tiếp qua 3 thế hệ, theo lý thuyết, trong tổng số cây thân cao ở F3, cây mang kiểu gene dị hợp tử chiếm tỷ lệ bao nhiêu phần trăm? Câu 14. Ở một loài thực vật, A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với allele đột biến a qui định hoa trắng. Thế hệ xuất phát của một quần thể ngẫu phối có 100% số cây hoa đỏ. Ở F2, số cá thể mang gene đột biến a chiếm tỉ lệ là 36%. Tính tần số kiểu gene AA? Câu 15. Ở một loài thực vật, A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với allele đột biến a qui định hoa trắng. Thế hệ xuất phát của một quần thể ngẫu phối có 100% số cây hoa đỏ. Ở F2, số cá thể mang gene đột biến a chiếm tỉ lệ là 36%. Tính tần số kiểu gene Aa? Câu 16. Ở một loài thực vật, A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với allele đột biến a qui định hoa trắng. Thế hệ xuất phát của một quần thể ngẫu phối có 100% số cây hoa đỏ. Ở F2, số cá thể mang gene đột biến a chiếm tỉ lệ là 36%. Tính tần số kiểu gene aa? Câu 17. Ở một loài thực vật tự thụ phấn allele A quy định hoa đó trội hoàn toàn so với allele a quy định hoa trắng. Một quần thể thuộc loài này ở thế hệ xuất phát (P), số cây có kiểu gene dị hợp từ chiếm tỉ lệ 80%. Cho biết quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Ở F5 có tỉ lệ cây hoa trắng tăng bao nhiêu phần trăm so với tỉ lệ cây hoa trắng ở (P)? Câu 18. Ở một loài thực vật tự thụ phấn allele A quy định hoa đó trội hoàn toàn so với allele a quy định hoa trắng. Một quần thể thuộc loài này ở thế hệ xuất phát (P), số cây có kiểu gene dị hợp từ chiếm tỉ lệ 80%. Cho biết quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lý thuyết, trong các dự đoán sau về quần thể này, có bao nhiêu sự đoán đúng? (1) ở F5 có tỉ lệ cây hoa trắng tăng 38,75% so với tỉ lệ cây hoa trắng ở (P) (2) tần số allele A và a không đổi qua các thế hệ (3) tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ ở F5 luôn nhỏ hơn tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ ở (P) (4) hiệu số giữa hai loại kiểu gene đồng hợp tử ở mỗi thế hệ luôn không đổi Câu 19. Một quần thể động vật, allele A nằm trên NST thường quy định lông đen trội hoàn toàn so với allele a quy định lông trắng. Thế hệ xuất phát có cấu trúc di truyền là 0,25AA + 0,5Aa + 0,25aa = 1. Do tập tính thay đổi, các cá thể có cùng màu lông giao phối với nhau mà không giao phối với các cá thể khác màu lông của cơ thể mình. Có bao nhiêu kết luận sau đây đúng? I. Ở thế hệ F1, kiểu gene Aa chiếm tỉ lệ 1 3 . II. Ở thế hệ F1, kiểu hình lông trắng chiếm tỉ lệ 1 3 . III. Ở thế hệ F2, kiểu gene AA chiếm tỉ lệ 3 8 .
3 BỘ CÂU TRẢ LỜI NGẮN IV. Ở thế hệ F2, kiểu hình lông đen chiếm tỉ lệ 5 8 . Câu 20. Một quần thể thực vật tự thụ phấn có cấu trúc di truyền như sau: 0,25AA + 0,5Aa + 0,25aa = 1. Sau bao nhiêu thế hệ tỉ lệ kiểu gene Aa giảm còn 6,25%? Câu 21. Thế hệ F1 của một quần thể thực vật tự thụ phấn có tỉ lệ kiểu gene: 0,3AABB : 0,2 Aabb : 0,4 AaBB: 0,1aaBb. Tính tỉ lệ kiểu gene aaBB ở thế hệ F4? Câu 22. Một quần thể thực vật tự thụ phấn, allele A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với allele a quy định hoa trắng, allele B quy định thân cao trội hoàn toàn so với b thân thấp. Hai cặp gene này cùng nằm trên 1 cặp NST và liên kết hoàn toàn. Quần thể ban đầu có cấu trúc di truyền: 0,3AB/ab: 0,3Ab/aB: 0,4ab/ab. Biết rằng các cá thể có kiểu hình hoa trắng, thân thấp không có khả năng sinh sản. Tính tỉ lệ cây hoa trắng, thân thấp sau 1 thế hệ? Câu 23. Một quần thể tự thụ phấn có thành phần kiểu gene là : 0,2AB aB De De : 0,8AB aB De de . Cho rằng mỗi gene quy định một tính trạng, allele trội là trội hoàn toàn, quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? (1) F5 có tối đa 9 loại kiểu gene. (2) Ở F2, có 25% số cá thể dị hợp tử về 2 cặp gene. (3) Ở F3, có số cây đồng hợp tử, lặn về 2 cặp gene chiếm tỉ lệ 77 160 . (4) Trong số các cây mang kiểu hình trội về 3 tính trạng ở F4, số cây đồng hợp tử chiếm tỉ lệ 69 85 . Câu 24. Một quần thể tự thụ ở một loài thực vật xét một gen hai allele A qui định hoa đỏ trội hoàn toàn so với a qui định hoa trắng. Thế hệ bố mẹ trong quần thể có kiểu hình hoa đỏ chiếm 60%, biết cây hoa đỏ thuần chủng không có khả năng sinh sản. Ở thế hệ tiếp theo người ta thu được tổng số cây hoa đỏ có tỉ lệ 37,5%. Theo lí thuyết tỉ lệ cây hoa đỏ có kiểu gene dị hợp trong tổng số cây có khả năng sinh sản ở thế hệ bố mẹ là bao nhiêu? Câu 25. Một quần thể có tỉ lệ kiểu gene 0,2AA: 0,5Aa: 0,3aa. Tính tần số allele A của quần thể? Câu 26. Tính trạng màu sắc lông ở một loài động vật do một gene có 5 allele quy định, trong đó A1, A2, A3 là đồng trội so với nhau và trội hoàn toàn so với allele A4, A5; allele A4 trội hoàn toàn so với allele A5. Tính số loại kiểu gene dị hợp về tính trạng màu lông? Câu 27. Tính trạng màu sắc lông ở một loài động vật do một gene có 5 allele quy định, trong đó A1, A2, A3 là đồng trội so với nhau và trội hoàn toàn so với allele A4, A5; allele A4 trội hoàn toàn so với allele A5. Tính số loại kiểu hình tối đa về tính trạng màu lông? Câu 28. Một quần thể thực vật đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số allele A là 0,3. Theo lí thuyết, tần số kiểu gene AA của quần thể này là bao nhiêu? Câu 29. Các kiểu gene sau đây được tìm thấy trong một quần thể: AA 70 Aa 50 aa 20 Tần số allele A là bao nhiêu? Câu 30. Các kiểu gene sau đây được tìm thấy trong một quần thể: AA 70 Aa 50 aa 20 Tần số allele a là bao nhiêu? Câu 31. Một quần thể có thành phần kiểu gene là: 0,16AA: 0,48Aa: 0,36aA. Tần số allele A của quần thể này là bao nhiêu? Câu 32. Một quần thể có thành phần kiểu gene là: 0,16AA: 0,48Aa: 0,36aA. Tần số allele a của quần thể này là bao nhiêu? Câu 33. Một quần thể thực vật có thành phần kiểu gene: 0,2 AA : 0,2 Aa : 0,6 aa. Theo lí thuyết, tần số allele A của quần thể này là bao nhiêu? Câu 34. Một quần thể thực vật có thành phần kiểu gene: 0,09AA: 0,42Aa: 0,49aa. Theo lí thuyết, tần số allele a của quần thể này là bao nhiêu? Câu 35. Khi nói về quần thể, có bao nhiêu phát biểu đúng? (1) Quần thể tự phối điển hình gồm có thực vật tự thụ phấn, động vật lưỡng tính tự thụ tinh. (2) Đậu Hà Lan là thực vật sinh sản bằng cách tự thụ phấn.
4 BỘ CÂU TRẢ LỜI NGẮN (3) Trong một quần thể ngẫu phối đã cân bằng di truyền, từ tần số kiểu hình sẽ suy ra được tần số allele và tần số kiểu gene của quần thể. (4) Sau mỗi thế hệ tự phối, kiểu gene dị hợp giảm đi một nửa. (5) Đặc trưng về nhóm tuổi là đặc trung di truyền của quần thể. (6) Quần thể ngẫu phối luôn luôn cân bằng di truyền. Câu 36. Cho các phát biểu sau về di truyền học quần thể: (1) Quá trình tự thụ phấn thường làm tăng tần số kiểu gene đồng hợp, giảm tần số kiểu gene dị hợp đồng thời làm thay đổi tần số allele của quần thể. (2) Quần thể ngẫu phối cung cấp nguồn biến dị di truyền phong phú cho quá trình tiến hóa và chọn giống. (3) Nếu đúng điều kiện nghiệm đúng của định luật Hardy - Weinberg, quá trình ngẫu phối qua một số thế hệ thường làm cho quần thể đạt trạng thái cân bằng di truyền nhưng một thời gian sau đó quần thể lại mất cân bằng di truyền. (4) Quá trình ngẫu phối cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa là biến dị tổ hợp. (5) Nếu một quần thể chỉ xảy ra ngẫu phối mà không chịu ảnh hưởng của các nhân tố tiến hóa nào thì tần số alen và thành phần kiểu gene sẽ không đổi qua các thế hệ. (6) Khi quần thể cân bằng di truyền, có thể dựa vào số lượng cá thể của một kiểu hình bất kì suy ra tần số các allele trong quần thể. Có bao nhiêu phát biểu sai? Câu 37. Cho các nội dung sau: (1) Nhìn chung thì vốn gene của quần thể là rất lớn và đặc trưng cho quần thể ở một thời điểm xác định. (2) Hiện tượng suy thoái giống chỉ xảy ra khi quần thể giao phối cận huyết hoặc tự thụ. (3) Từ tần số kiểu gene và tần số allele người ta xây dựng cấu trúc di truyền của quần thể qua đó dự tính được xác suất bắt gặp thể đột biến cũng sự tiềm tàng hay đột biến có hại. (4) Quần thể cân bằng di truyền được hiểu là quần thể có tỉ lệ các kiểu gene của các gene tuân theo công thức p 2 + 2pq + q2 = 1. Có bao nhiêu phát biểu sai? Câu 38. Xét quần thể thực vật có cấu trúc di truyền như sau: xAA + yAa + zaa = 1 với allele A, a và x+y+z=l. Cho các phát biểu sau về quần thể trên: (1) Tần số tương đối của allele A và a lần lượt là x + y 2 và z + y 2 . (2) Sau một thế hệ ngẫu phối quần thể trên sẽ là một quần thể cân bằng nếu như trước đó quần thể chưa cân bằng. (3) Nếu như y = 2xz, quần thể trên sẽ là quần thể cân bằng. (4) Sau một thế hệ tự thụ phấn, kiểu gene đồng hợp trội sẽ có tần số là x+ y 4 . Có bao nhiêu phát biểu đúng? Câu 39. Cho các trường hợp quần thể chưa đạt cân bằng di truyền sau: (1) Trường hợp 1: Nếu tần số allele 2 giới bằng nhau mà gene nằm trên NST X thì chỉ cần sau 2 thế hệ ngẫu phối quần thể sẽ đạt trạng thái cân bằng di truyền. (2) Trường hợp 2: Nếu tần số allele 2 giới bằng nhau mà gene nằm trên NST thường thì chỉ cần sau 1 thế hệ ngẫu phối quần thể sẽ đạt trạng thái cân bằng di truyền. (3) Trường hợp 3: Nếu tần số allele 2 giới khác nhau mà gene nằm trên NST thường thì sau 2 thế hệ quần thể ngẫu phối sẽ cân bằng di truyền. (4) Trường hợp 4: Nếu tần số allele 2 giới khác nhau mà gene nằm trên NST X thì sau 5-7 thế hệ quần thể ngẫu phối sẽ cân bằng di truyền. (5) Trường hợp 5: Nếu quần thể xảy ra hiện tượng tự thụ thì quần thể sẽ không bao giờ đạt cân bằng di truyền. Có bao nhiêu trường hợp đúng? Câu 40. Khi nói về đặc trưng di truyền của quần thể, có bao nhiêu phát biểu đúng sau đây? (1) Vốn gene của quần thể là tập hợp tất cả các allele có trong quần thể kể từ khi quần thể được hình thành đến thời điểm hiện tại.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.