PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NGUYÊN PHÂN VÀ GIẢM PHÂN.docx

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM: NGUYÊN PHÂN VÀ GIẢM PHÂN Câu 1. Ở thời kì đầu giảm phân 2 không có hiện tượng:  A. NST co ngắn và hiện rõ dần. B. NST tiếp hợp và trao đổi chéo. C. màng nhân phồng lên và biến mất. D. thoi tơ vô sắc bắt đầu hình thành. Câu 2. Trước khi nguyên phân tế bào trải qua kì …(1)... Trong đó, DNA và nhiễm sắc thể nhân đôi ở …(2)… Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là: A. 1 – trung gian; 2 – pha S. B. 1 – trung gian; 2 – pha G 1 . C. 1 – đầu; 2 – pha S. D. 1 – đầu; 2 – pha G 1 . Câu 3. Nhiễm sắc thể từ thể đơn chuyển sang thể kép gồm …(1)… sợi cromatit đính với nhau ở tâm động diễn ra khi kết thúc pha …(2)… của kì trung gian trong chu kì tế bào. Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là: A. 1 – một; 2 – pha S. B. 1 – một; 2 – pha G 1 . C. 1 – hai; 2 – pha S. D. 1 – hai; 2 – pha G 1 . Câu 4. Kết thúc quá trình nguyên phân, số NST có trong mỗi tế bào con là …(1)… và ở trạng thái …(2)… Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là: A. 1 – đơn bội; 2 – đơn. B. 1 – đơn bội; 2 – kép. C. 1 – lưỡng bội; 2 – đơn. D. 1 – lưỡng bội; 2 – kép. Câu 5. Kết thúc quá trình giảm phân, số NST có trong mỗi tế bào con là …(1)… và ở trạng thái …(2)… Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là: A. 1 – đơn bội; 2 – đơn. B. 1 – đơn bội; 2 – kép. C. 1 – lưỡng bội; 2 – đơn. D. 1 – lưỡng bội; 2 – kép. Câu 6. Trong giảm phân, sự tự nhân đôi của NST xảy ra ở …(1)… của lần phân bào …(2)… Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là: A. 1 – kì trung gian; 2 – I. B. 1 – kì trung gian; 2 – II. C. 1 – kì giữa; 2 – I. D. 1 – kì giữa; 2 – II. Câu 7. Nếu tế bào không qua được điểm kiểm soát …(1)…, nó sẽ tiến vào trạng thái “nghỉ” ở pha …(2)… Các từ/cụm từ cần điền vào vị trí (1), (2) lần lượt là: A. 1 – G 2 ; 2 – G 1 . B. 1 – G 2 ; 2 – G 0 . C. 1 – G 1 ; 2 – G 2 . D. 1 – G 1 ; 2 – G 0 . Câu 8. Ghép nội dung ở cột bên phải với nội dung ở cột bên trái để trở thành một câu có nội dung đúng về diễn biến các kì của nguyên phân: 1. Kì đầu a. Thoi phân bào xuất hiện, màng nhân, nhân con tiêu biến. 2. Kì giữa b. NST kép co xoắn cực đại, tập trung 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo. 3. Kì sau c. Các nhiễm sắc tử tách nhau ra ở tâm động, phân li về 2 cực tế bào. 4. Kì cuối d. Thoi phân bào tiêu biến, màng nhân xuất hiện, phân chia tế bào chất. A. 1-a, 2-b, 3-c, 4-d. B. 1-d, 2-c, 3-b, 4-a. C. 1-c, 2-b, 3-a, 4-d. D. 1-a, 2-d, 3-c, 4-b. Câu 9. Ghép nội dung ở cột bên phải với nội dung ở cột bên trái để trở thành một câu có nội dung đúng về diễn biến các kì của giảm phân I: 1. Kì đầu I a. Các NST kép dãn xoắn, phân chia tế bào chất.
2. Kì giữa I b. Mỗi NST kép trong cặp tương đồng phân li về một cực tế bào. 3. Kì sau I c. Các NST kép tương đồng xếp 2 hàng ở mặt phẳng xích đạo. 4. Kì cuối I d. Các NST kép bắt cặp tương đồng, có thể xảy ra trao đổi chéo. A. 1-a, 2-b, 3-c, 4-d. B. 1-d, 2-c, 3-b, 4-a. C. 1-d, 2-b, 3-c, 4-a. D. 1-a, 2-c, 3-d, 4-b. Câu 10. Ghép nội dung ở cột bên phải với nội dung ở cột bên trái để trở thành một câu có nội dung đúng về diễn biến các kì của giảm phân II: 1. Kì đầu II a. Các nhiễm sắc thể kép tập trung thành 1 hàng ở mặt phẳng xích đạo. 2. Kì giữa II b. Màng nhân xuất hiện, phân chia tế bào chất, phát sinh giao tử. 3. Kì sau II c. Các chromatid tách nhau ở tâm động đi về 2 cực của tế bào. 4. Kì cuối II d. Màng nhân tiêu biến, thoi phân bào hình thành. A. 1-a, 2-b, 3-c, 4-d. B. 1-d, 2-c, 3-b, 4-a. C. 1-d, 2-b, 3-c, 4-a. D. 1-a, 2-d, 3-d, 4-c. Câu 11. Những phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về giảm phân? (a)Giai đoạn thực chất làm giảm đi một nửa số lượng NST ở các tế bào con là giảm phân I. (b)Trong giảm phân có 2 lần nhân đôi NST ở hai kì trung gian. (c)Giảm phân sinh ra các tế bào con có số lượng NST giảm đi một nửa so với tế bào mẹ. (d)Bốn tế bào con được sinh ra đều có n NST giống nhau về cấu trúc. Những phương án trả lời đúng là A. (a), (b). B. (a), (c). C. (a), (b), (c). D. (a), (b), (c), (d). Câu 12. Khi nói về phân bào giảm phân, phát biểu nào sau đây là đúng?  A. Tất cả mọi tế bào đều có thể tiến hành giảm phân. B. Từ 1 tế bào 2n qua giảm phân bình thường sẽ tạo ra bốn tế bào n. C. Quá trình giảm phân luôn tạo ra tế bào con có bộ NST đơn bội. D. Sự phân bào giảm phân luôn dẫn tới quá trình tạo giao tử. Câu 13. Đặc điểm nào sau đây có ở giảm phân mà không có ở nguyên phân? A. Xảy ra sự tiếp hợp và có thể có hiện tượng trao đổi chéo. B. Có sự phân chia của tế bào chất. C. Có sự phân chia nhân. D. NST tự nhân đôi ở kì trung gian thành các NST kép. Câu 14. Có x tế bào chín sinh dục tiến hành giảm phân, trong quá trình đó có bao nhiêu thoi phân bào được hình thành? A. x. B. 2x. C. 3x. D. 4x.
Câu 15. Trường hợp nào sau đây được gọi là giảm phân?  A. Tế bào mẹ 2n tạo ra các tế bào con có bộ NST 2n. B. Tế bào mẹ 4n tạo ra các tế bào con có bộ NST 2n. C. Tế bào mẹ n tạo ra các tế bào con có bộ NST n. D. Tế bào vi khuẩn tạo ra các tế bào vi khuẩn. Câu 16. Trong giảm phân, ở kì sau I và kì sau II có điểm giống nhau là A. Các NST đều ở trạng thái đơn. B. Các NST đều ở trạng thái kép. C. Có sự dãn xoắn của các NST. D. Có sự phân li các NST về 2 cực tế bào. Câu 17. Phân bào 1 của giảm phân được gọi là phân bào giảm nhiêm vì nguyên nhân nào sau đây?  A. Ở kì cuối cùng, bộ nhiễm sắc thể có dạng sợi kép, nhả xoắn. B. Mỗi tế bào con đều có bộ nhiễm sắc thể đơn bội. C. Hàm lượng ADN của tế bào con bằng một nửa tế bào mẹ. D. Bộ nhiễm sắc thể của tế bào con bằng một nửa so với tế bào mẹ. Câu 18. Phát biểu nào sau đây đúng với sự phân li của các NST ở kì sau I của giảm phân? A. Phân li các NST đơn. B. Phân li các NST kép, không tách tâm động. C. NST chỉ di chuyển về 1 cực của tế bào. D. Tách tâm động rồi mới phân li. Câu 19. Nếu có 24 NST kép trong một tế bào ở kì cuối I của giảm phân thì số nhiễm sắc thể lưỡng bội là A. 2n = 48. B. 2n = 24. C. 2n = 6. D. 2n = 12. Câu 20. Nếu có 8 NST đơn trong một tế bào ở kì cuối II của giảm phân thì bộ NST trong tế bào ban đầu là A. 2n = 24. B. 2n = 48. C. 2n = 16. D. 2n = 4. Câu 21. Ở kì giữa I, quan sát có 96 chromatid. Kết thúc giảm phân, mỗi tế bào ban đầu có bộ NST là A. n = 24. B. 2n = 24. C. n = 48. D. 2n = 48. Câu 22. Nếu có 16 NST đơn trong một tế bào ở kì sau II của giảm phân thì bộ NST trong tế bào ban đầu là A. 2n = 16. B. 2n = 8. C. 2n = 32. D. 2n = 48. Câu 23. Một nhóm tế bào sinh tinh tham gia giảm phân đã tạo ra 512 tinh trùng. Số tế bào sinh tinh là A. 16. B. 32. C. 64. D. 128. Câu 24. Một nhóm tế bào sinh trứng tham gia quá trình giảm phân tạo ra 512 trứng. Số tế bào sinh trứng là A. 16. B. 32. C. 128. D. 512. Câu 25. Ở người (2n = 46), số nhiễm sắc thể trong 1 tế bào ở kì giữa I của giảm phân là A. 8 đơn. B. 46 kép. C. 46 đơn. D. 92 đơn. Câu 26. Ở Trâu (2n = 48), số nhiễm sắc thể trong 1 tế bào ở kì giữa II của giảm phân là A. 24 kép. B. 48 kép. C. 48 đơn. D. 24 đơn. Câu 27. Ở Ruồi giấm (2n = 8), số nhiễm sắc thể trong 1 tế bào ở kì sau II của giảm phân là A. 4 đơn. B. 16 đơn. C. 8 đơn. D. 8 kép. Câu 28. Ở Gà (2n = 78), số nhiễm sắc thể trong 1 tế bào sau khi kết thúc kì cuối I của giảm phân là A. 39 đơn. B. 39 kép. C. 78 kép. D. 39 đơn. Câu 29. Ở lợn (2n = 38), 5 tế bào sinh tinh tiến hành giảm phân. Hãy xác định tổng số tế bào, tổng số nhiễm sắc thể kép và tổng số chromatid ở kì đầu II của giảm phân. A. 10 tế bào, 380 NST kép, 380 chromatid B. 10 tế bào, 190 NST kép, 380 chromatid C. 20 tế bào, 380 NST kép, 760 chromatid. D. 20 tế bào, 190 NST kép, 380 chromatid Câu 30. Đặc điểm nào sau đây có ở giảm phân mà không có ở nguyên phân? A. Có thể có trao đổi chéo các đoạn chromatid. B. Có sự phân chia của tế bào chất. C. Có sự phân chia ở mỗi giai đoạn phân bào. D. Có sự nhân đôi DNA và nhiễm sắc thể.
Câu 31. Một tế bào sinh dục giảm phân vào kì giữa của giảm phân I thấy có 96 sợi cromatit. Kết thúc giảm phân tạo các giao tử, trong mỗi tế bào giao tử có số NST là:  A. 24. B. 48. C. 36. D. 12. Câu 32. Kết thúc kì sau I của giảm phân, hai NST kép cùng cặp tương đồng có hiện tượng nào sau đây? A. Hai chiếc cùng về 1 cực tế bào. B. Một chiếc về cực và 1 chiếc ở giữa tế bào. C. Mỗi chiếc về một cực tế bào. D. Đều nằm ở giữa tế bào. Câu 33. Khi nói về giảm phân, phát biểu nào sau đây là đúng?  A. Mỗi tế bào có thể tiến hành giảm phân 1 lần hoặc nhiều lần. B. Giảm phân trải quan hai lần phân bào nhưng NST chỉ nhân đôi 1 lần. C. Phân bào giảm phân diễn ra ở mọi tế bào của cơ quan sinh dục. D. Phân bào giảm phân không quá trình phân chia tế bào chất. Câu 34. Một tế bào có hàm lượng ADN nhân là 3,8 pg. Tế bào này qua một lần phân bào bình thường tạo ra hai tế bào con đều có hàm lượng ADN nhân là 3,8 pg. Tế bào trên đã không trải qua quá trình phân bào nào sau đây?  A. Nguyên phân. B. Giảm phân 1. C. Giảm phân 2. D. Trực phân. Câu 35. Đặc điểm của phân bào II trong giảm phân là A. tương tự như quá trình nguyên phân. B. thể hiện bản chất giảm phân. C. số NST trong tế bào là n ở mỗi kì. D. có xảy ra tiếp hợp NST. Câu 36. Cho các phát biểu sau:  1.Diễn ra hai lần phân bào liên tiếp. 2.Nó chỉ diễn ra ở các loài sinh vật hữu tính. 3.Ở kì giữa 1 có nhiều kiểu sắp xếp NST. 4.Ở kì đầu 1 có sự trao đổi chéo giữa các NST tương đồng. Có bao nhiêu phát điểu đúng với nguyên nhân quá trình giảm phân được nhiều loại giao tử?  A. 1, 2, 3. B. 3, 4. C. 2, 3, 4. D. 1, 2, 3, 4. Câu 37. Ý nghĩa về mặt di truyền của sự trao đổi chéo NST là A. Làm tăng số lượng NST trong tế bào. B. Tạo ra sự ổn định về thông tin di truyền. C. Tạo ra nhiều loại giao tử, góp phần tạo ra sự đa dạng sinh học. D. Duy trì tính đặc trưng về cấu trúc NST. Câu 38. Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở kì cuối của giảm phân 1 mà không có ở kì cuối của giảm phân 2?  A. Màng nhân xuất hiện. B. Thoi tơ vô sắc biến mất. C. NST ở dạng sợi đơn. D. Các NST ở dạng sợi kép. Câu 39. Ruồi giấm 2n= 8. Vào kì sau của giảm phân 1 có 1 cặp NST không phân li. Kết thúc lần giảm phân 1 sẽ tạo ra:  A. hai tế bào con, mỗi tế bào đều có 4 NST đơn. B. hai tế bào con, mỗi tế bào đều có 4 NST kép. C. một tế bào có 3 NST kép, một tế bào có 5 NST kép. D. một tế bào có 2 NST đơn, một tế bào có 5 NST đơn. Câu 40. Ở kì sau II, trong mỗi tế bào có A. 8 NST kép, 16 cromatit, 8 tâm động. B. 4 NST đơn, 0 cromatit, 4 tâm động. C. 8 NST đơn, 0 cromatit, 8 tâm động. D. 16 NST kép, 32 cromatit, 16 tâm động. Câu 41. Sau khi nhân đôi, nhiễm sắc thể ở dạng A. đơn. B. kép. C. hình dấu chấm. D. hình dấu phẩy.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.