PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text ĐỀ 5 - HS.docx

ĐỀ THAM KHẢO (Đề có 4 trang) ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I LỚP 12 MÔN: VẬT LÍ Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ……………………………………………… Số báo danh: …………………………………………………. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Lực tương tác giữa các phân tử bao gồm lực hút và lực đẩy. Khi khoảng cách giữa các phân tử tăng lên thì A. lực hút mạnh lên và lực đẩy yếu đi. C. lực hút và lực đẩy cùng tăng lên. B. lực hút và lực đẩy cùng yếu đi. D. lực hút yếu đi và lực đẩy mạnh lên. Câu 2: Ở nhiệt độ hàng triệu độ thì chất có thể tồn tại ở thể A. rắn. B. lỏng. C. khí. D. plasma Câu 3: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về nội năng của vật? A. Trong hệ có hai vật, vật nào có nhiệt độ lớn hơn thì nội năng của vật đó lớn hơn vật còn lại. B. Khi nội năng của một vật thay đổi thì thì nhiệt độ của vật đó cũng thay đổi. C. Trong các vật, vật có nhiệt độ càng thấp thì nội năng càng nhỏ. D. Các vật có nội năng khác nhau có thể cùng nhiệt độ. Câu 4: Từ phổ là A. hình ảnh sự phân bố mạt sắt trong từ trường. B. các đường sức từ được sẽ trong từ trường. C. hình ảnh của các nam châm khi tương tác từ. D. hình ảnh của các dòng điện khi tương tác từ. Câu 5: Cho một vòng dây dẫn kín dịch chuyển ra xa một nam châm thì trong vòng dây xuất hiện một suất điện động cảm ứng. Đây là hiện tượng cảm ứng điện từ. Bản chất của hiện tượng cảm ứng điện từ này là quá trình chuyển hóa A. cơ năng thành điện năng. B. điện năng thành quang năng. C. điện năng thành hóa năng. D. điện năng thành cơ năng. Câu 6: Dụng cụ nào sau đây là không cần thiết trong thí nghiệm xác định nhiệt nóng chảy riêng của nước đá? A. Oát kế. B. Thước đo chiều dài. C. Nhiệt lượng kế. D. Đồng hồ bấm giây. Câu 7: Nhiệt lượng cần cung cấp cho một lượng chất lỏng hóa hơi ở nhiệt độ không đổi A. chỉ phụ thuộc vào khối lượng hoặc bản chất của chất lỏng. B. phụ thuộc vào khối lượng và thể tích của chất lỏng. C. phụ thuộc vào khối lượng và thể tích của chất lỏng. D. phụ thuộc vào khối lượng và bản chất của chất lỏng. Câu 8: Theo thuyết động học phân tử chất khí thì điều nào sau đây là không đúng? A. Khi chuyển động hỗn loạn các phân tử khí va chạm vào nhau. B. Các phân tử khí chuyển động hỗn loạn không ngừng, nhiệt độ càng cao thì chuyển động của các phân tử càng nhanh. C. Chất khí được cấu tạo từ các phân tử có kích thước rất lớn so với khoảng cách giữa chúng. D. Trong một chiếc bình kín khi ta đun nóng khí bên trong thì các phân tử khí sẽ chuyển động hỗn loạn và gây áp lực lên thành bình. Câu 9: Quá trình đẳng áp là quá trình biến đổi trạng thái của lượng khí xác định khi A. thể tích không đổi. B. áp suất không đổi. C. nhiệt độ không đổi. D. áp suất thay đổi. Câu 10: Khi nói về sóng điện từ, phát biểu nào dưới đây là sai? A. Tại một điểm trên phương truyền, vectơ cường độ điện trường và vectơ cảm ứng từ cùng phương. B. Sóng điện từ truyền được trong môi trường vật chất và trong chân không. C. Trong chân không, sóng điện từ lan truyền với tốc độ c = 3.10 8 m/s. D. Sóng điện từ bị phản xạ khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường. Câu 11: Phương trình trạng thái khí lí tưởng cho ta biết mối liên hệ nào sau đây? A. nhiệt độ và áp suất. B. nhiệt độ và thể tích. C. thể tích và áp suất. D. nhiệt độ, thể tích và áp suất. Câu 12: Động năng trung bình của phân tử khí phụ thuộc vào Mã đề thi: 5
A. nhiệt độ của khối khí. B. áp suất chất khí. C. mật độ phân tử khí. D. bản chất chất khí. Câu 13: Một đoạn dây dẫn thẳng có chiều dài l được đặt trong từ trường đều có vectơ cảm ứng từ B hợp với đoạn dây một góc θ. Khi cho dòng điện không đổi có cường độ I chạy qua đoạn dây thì độ lớn lực từ tác dụng lên đoạn dây là A. BIl sinθ. B. BIl cosθ. C. BIl tanθ. D. BIl cotθ. Câu 14: Đồ thị biểu diễn quá trình đẳng áp của một khối khí lí tưởng xác định như hình vẽ. Ứng với các áp suất khác nhau của cùng một lượng khí, ta có những đường đẳng áp khác nhau. Hình bên là các đường đẳng áp p 1 , p 2 và p 3 của cùng một lượng khí xác định. Hệ thức nào sau đây là đúng? A. p 1 > p 2 > p 3 . B. p 1 < p 2 = p 3 . C. p 1 < p 2 < p 3 . D. p 1 = p 2 > p 3 . O V T 1p 2p 3p Câu 15: Chuyển động nào dưới đây không cần đến sự biến đổi nhiệt lượng thành công? A. Chuyển động quay của đèn kéo quân. B. Sự bật lên của nắp ấm khi nước sôi. C. Thuyền trôi theo dòng sông. D. Sự bay lên của khí cầu nhờ đốt nóng khí. Câu 16: Có 3,2 g khí oxygen đựng trong một bình kín có dung tích 12 lít. Dùng một áp kế để đo áp suất khí trong bình, áp kế chỉ 0,3 atm. Biết khối lượng mol của oxygen là 32 g/mol, hằng số R = 0,082 (atm.lít)/(K.mol). Nhiệt độ của khí trong bình là A. 166 0 C B. 423 0 C C. 57 0 C D. 334 0 C Câu 17: Một máy làm mát có thể ngưng tụ 12 kg hơi nước ở 100 0 C thành nước ở 100 0 C trong thời gian 2 giờ. Biết rằng nhiệt nóng chảy của nước đá là λ = 3,34.10 5 J/kg và nhiệt hóa hơi của nước là L = 2,26.10 6 J/kg. Nếu sử dụng cùng bộ máy làm mát này, khối lượng nước ở 0 0 C có thể đóng băng ở 0 0 C trong thời gian 2 giờ là A. 81,2 kg. B. 31,2 kg. C. 0,38 kg. D. 1,77 kg. Câu 18: Một khung dây dẫn quay đều quanh trục xx’ với tốc độ 120 vòng/phút trong một từ trường đều có vectơ cảm ứng từ vuông góc với trục xx’. Ở một thời điểm từ thông gởi qua khung là 7 Wb thì suất điện động cảm ứng trong khung có độ lớn là 96π (V). Giá trị hiệu dụng của suất điện động cảm ứng trên khung là A. 220 V. B. 314,2 V. C. 115,5 V. D. 222,1 V. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Mỗi câu ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Quan sát mô hình máy phát điện xoay chiều được mô tả như hình bên. Biết khung dây ABCD quay theo chiều MPNQ trong từ trường đều. Phát biểu Đúng Sai a) Vị trí của khung dây ABCD trên hình có dòng điện chạy theo chiều từ A đến B b) Khi BC quay đến vị trí PQ thì chiều dòng điện chạy theo cạnh BC có hướng từ P đến Q. c) Trong quá t rình điểm B di chuyển từ M đến P thì độ lớn cường độ dòng điện giảm.. d) Dòng điện đổi chiều khi BC có vị trí trùng với đường thẳng PQ Câu 2: Một lượng khí lí tưởng thực hiện chu trình 1 → 2 → 3 → 4 → 1 có đồ thị pOV như hình bên. Xét tính đúng sai của các phát biểu sau: p V 23 1 4 O
Phát biểu Đúng Sai a) Nhiệt độ thấp nhất ứng với khối khí ở trạng thái 1. b) Nhiệt độ cao nhất ứng với khối khí ở trạng thái 2. c) Trong quá trình 2 → 3, chất khí tỏa nhiệt ra môi trường bên ngoài. d) Trong quá trình 4 → 1, chất khí tỏa nhiệt ra môi trường bên ngoài. Câu 3: Đặt ống nghiệm đựng bột băng phiến vào bình nước. Trong ống nghiệm có nhiệt kế đo nhiệt độ của băng phiến. Dùng đèn cồn đun nóng bình đựng nước. Thí nghiệm cho thấy, trong thời gian bị đun, bột băng phiến đang nóng chảy. Phát biểu Đúng Sai a) Khi bột băng phiến nóng chảy, nhiệt độ của băng phiến tăng. b) Trong thời gian bị đun, bột băng phiến nhận nhiệt lượng. c) Khi bột băng phiến nóng chảy, thế năng của các phân tử băng phiến thay đổi. d) Khi bột băng phiến nóng cháy, nội năng của bột băng phiến tăng. Câu 4: Nhận xét tính đúng/sai của các nhận định sau về chất rắn định hình và chất rắn vô định hình: Phát biểu Đúng Sai a) Thủy tinh, nhựa đường, chất dẻo, socola và lưu huỳnh đều là chất vô định hình. b) Các chất rắn như kim cương, muối ăn, thạch anh là chất rắn vô định hình. c) Các chất rắn vô định hình không có cấu trúc tinh thể. d) Mọi chất rắn vô định hình có các hạt cấu tạo thành được sắp xếp theo các mô hình ba chiều không đều. PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1: Biết nội năng của khí Helium được xác định bằng công thức U = 1,5nRT (với n là số mol khí, R là hằng số khí và T là nhiệt độ tuyệt đối của khí). Tính nội năng của 0,1 mol khí Helium ở nhiệt độ 27 0 C. Lấy hằng số khí R = 8,31 J/mol.K (Kết quả tính theo đơn vị J và làm tròn đến chữ số hàng đơn vị). Đáp án Câu 2: Trong một lần bị cúm, một học sinh nặng 60 kg bị sốt 39 0 C. Cơ thể có nhiệt độ bình thường là 37 0 C và nhiệt dung riêng 3480 J/(kg.K). Nhiệt độ tăng cao của người bị cúm là kết quả của các hoạt động tăng cường trong cơ thể để đáp ứng tình trạng nhiễm trùng. Lượng nhiệt cung cấp cho quá trình tăng nhiệt độ này bằng bao nhiêu kJ? Đáp án Câu 3: Một khối khí chứa trong một bình kín có áp suất 1,4 atm (1 atm = 1,013.10 5 Pa) và mật độ phân tử khí chứa trong bình là 1,85.10 20 phân tử/lít. Biết 1 eV = 1,6.10 -19 J. Động năng tịnh tiến trung bình của mỗi phân tử khí bằng bao nhiêu eV? (Kết quả làm tròn đến hai chữ số có nghĩa). Đáp án Câu 4: Ban đầu, từ thông qua một khung dây kín là 2 Wb. Nếu từ thông tăng đều và sau khoảng thời gian 0,5 s, từ thông qua khung dây tăng gấp 3 lần thì suất điện động cảm ứng qua khung có độ lớn bằng bao nhiêu V? Đáp án Câu 5: Truyền một công suất 200 kW từ một trạm phát điện đến nơi tiêu thụ bằng đường dây một pha. Hiệu số chỉ của công tơ điện ở trạm phát và ở nơi tiêu thụ sau mỗi ngày đêm chênh lệch nhau 480 kWh. Hiệu suất truyền tải điện năng bằng bao nhiêu %? Đáp án Câu 6: Một xilanh có piston khít bằng kim loại có khối lượng 2,0 kg, tiết diện ngang là 2 cm 2 (hình vẽ). Xilanh chứa nước và hơi ở nhiệt độ không đổi. Ta quan sát thấy piston di chuyển chậm xuống dưới với tốc độ 2 cm/s vì nhiệt truyền qua thành ra khỏi xilanh. Khi xảy ra điều này, có một chút hơi nước ngưng tụ trong xilanh ở nhiệt độ không đổi 100 0 C.
Khối lượng riêng của hơi nước là 0,2 mg/cm 3 , áp suất khí quyển là 1,013.10 5 Pa, nhiệt hóa hơi của nước là L = 2,2.10 6 J/kg, gia tốc rơi tự do g = 9,87 m/s 2 . Tính tốc độ biến thiên nội năng của hơi nước và nước bên trong xilanh. Đáp án −−−−− HẾT −−−−− Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm!

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.