Nội dung text bài 29. Phân số với tử số và mẫu số là số nguyên.docx
Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/… BÀI 1: PHÂN SỐ VỚI TỬ SỐ VÀ MẪU SỐ LÀ SỐ NGUYÊN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức, kĩ năng - Biết dùng phân số để biểu thị số phần như nhau trong tình huống thực tiễn đơn giản hay để biểu thị thương của phép chia số nguyên cho số nguyên - Nhận biết và giải thích được hai phân số bằng nhau - Biết biểu diễn (viết) số nguyên ở dạng phân số 2. Năng lực a. Năng lực chung: Năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực mô hình hóa toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực giao tiếp toán học; năng lực sử dụng công cụ, phương tiện học toán b. Năng lực chú trọng: + Tư duy và lập luận toán học, mô hình hóa toán học 3. Phẩm chất Rèn luyện thói quen tự học, ý thức hoàn thành nhiệm vụ học tập, bồi dưỡng hứng thú học tập cho HS. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên: sgk, giáo án, máy chiếu 2. Đối với học sinh: vở ghi, đồ dùng học tập
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học. b. Nội dung: GV trình bày vấn đề, HS trả lời câu hỏi c. Sản phẩm học tập: HS lắng nghe và tiếp thu kiến thức d. Tổ chức thực hiện: Gv trình bày vấn đề: GV yêu cầu cả lớp quan sát tình huống trong sách giáo khoa Bạn thứ nhất: Năm đầu tiên lỗ 20 triệu đồng Bạn thứ hai: Năm thứ hai không lỗ cũng không lãi Bạn thứ ba: Năm thứ ba lãi 17 triệu đồng Hình vẽ cho biết thông tin gì? Tình huống ở hình vẽ yêu cầu ta dự đoán điều gì? HS thảo luận theo nhóm và trả lời sau 5 phút B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Mở rộng khái niệm phân số a. Mục tiêu: Hiểu được thế nào là phân số dương, phân số âm và cách dùng
b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - HS thảo luận về số âm hay số dương chỉ số tiền lỗ hay tiền lãi - Gv dùng tình huống kết quả kinh doanh năm thứ nhất để HS trao đổi về số tiền mỗi người có, qua đó giớ thiệu, mô tả về phân số với tử số là số nguyên, cách đọc phân số - Gv chú y cho HS phân số đã được dùng để ghi thương của phép chia số tự nhiên cho số tự nhiên và tương tự vậy ở lớp 6 này, ta coi phân số như là thương của phép chia số nguyên cho số nguyên - GV nêu Ví dụ 2 - GV yêu cầu hs làm thực hành 1. HS đứng tại chỗ trả lời Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận. + GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận + GV gọi HS đứng tại chỗ trả lời câu hỏi. + GV gọi HS khác nhận xét, đánh giá. Hoạt động 1: Ta có thể sử dụng phân số để chỉ số tiền (triệu đồng) mỗi người có được trong năm thứ ba. Tương tự, ta có thể dùng phân số (âm hai mươi phần ba) để chỉ số tiền mỗi người có trong năm thứ nhất. Thực hành 1 : Trừ mười một phần năm, tử số: -11, mẫu số: 5 : Trừ ba phần tám, tử số: -3, mẫu số: 8
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập + GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, chuyển sang nội dung mới Hoạt động 2: Phân số bằng nhau a. Mục tiêu: Cách viết hai phân số bằng nhau, điều kiện bằng nhau của hai phân số b. Nội dung: Đọc thông tin sgk, nghe giáo viên hướng dẫn, học sinh thảo luận, trao đổi. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV để HS quan sát hình vẽ và phát biểu- - GV chốt lại bằng mô tả (không dùng thuật ngữ định nghĩa mà chỉ nêu mô tả tổng quát bằng nhau và mô tả điều kiện bằng nhau) - Thực hành 2: Gv giới thiệu ví dụ để minh họa mô tả và sau đó làm Thực hành 2 để củng cố ban đầu về khái niệm phân số bằng nhau Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập + HS tiếp nhận nhiệm vụ, trao đổi, thảo luận. + GV quan sát HS hoạt động, hỗ trợ khi HS cần Hoạt động 2: a) Hình b minh họa cho sự bằng nhau của hai phân số và b) Tích 3.8 = 4.6. Với hình b, ta có 4.5 = 10.2 Thực hành 2 a) Cặp phân số và bằng nhau, vì - 8.-30 = 15.16