Nội dung text CHUYÊN ĐỀ 1. MỘT SỐ VẬT LIỆU (File gv).pdf
I. Khái niệm vật liệu ♦ Vật liệu là chất hoặc hỗn hợp một số chất được con người sử dụng như nguyên liệu đầu vào trong quá trình sản xuất hoặc chế tạo để làm ra những sản phẩm phục vụ cuộc sống. ♦ Một số vật liệu phổ biến: Dây điện có lõi bằng đồng, vỏ bằng cao su Bình hoa bằng gốm Cốc bằng thủy tinh Bình uống nước bằng nhựa II. Tính chất và ứng dụng của vật liệu Vật liệu Tính chất Ứng dụng Kim loại - Có ánh kim, dẫn điện tốt, dẫn nhiệt tốt, dẻo có thể kéo thành sợi và dát mỏng, có thể bị gỉ. - Làm dây dẫn điện, nồi đun nấu, làm cầu cống, khung nhà cửa, ... Thủy tinh - Trong suốt, cho ánh sáng đi qua, dẫn nhiệt kém, không dẫn điện, cứng nhưng giòn, dễ vỡ. - Làm bình hoa, chai lọ, cửa kính, ... Nhựa - Dẻo, nhẹ, không dẫn điện, dẫn nhiệt kém, không bị ăn mòn, dễ bị biến dạng nhiệt. - Làm ghế ngồi, ống dẫn nước, tấm lợp, ... Gốm, sứ - Không bị ăn mòn, dẫn nhiệt kém, hầu như không dẫn điện, cứng nhưng giòn, dễ vỡ. - Làm chum vại, bát đĩa, chậu hoa, ... Cao su Đàn hồi, bền, không dẫn điện và nhiệt, không thấm nước, dễ cháy. - Làm lốp xe, gioăng cao su, đệm, ... Gỗ Bền, chịu lực tốt, dễ tạo hình, dễ cháy, có thể bị mối mọt. - Làm nhà, khung cửa, bàn, ghế, tủ, ... KIẾN THỨC CẦN NHỚ III. Sử dụng vật liệu an toàn, hiệu quả và đảm bảo sự phát triển bền vững ♦ Sử dụng vật liệu an toàn và hiệu quả theo mô hình 3R - Giảm thiểu rác thải thông qua thay đổi lối sống, cải tiến qui trình sản xuất, mua bán. VD: Dùng túi vải thay túi nilon, ... - Sử dụng lại các sản phẩm hay một phần sản phẩm cho chính mục đích cũ hay mục đích khác. VD: Dùng dây điện hỏng làm dây phơi quần áo, ... - Sử dụng rác thải làm nguyên liệu để sản xuất ra các sản phẩm có ích. VD: Dùng lon bia đã sử dụng nấu chảy đúc nồi, chảo, ... ♦ Sử dụng vật liệu xây dựng xanh, thân thiện với môi trường: Gạch không nung, cửa nhôm, vách kính chống cháy, hệ thống rèm ngăn lửa, ngăn khói, ... KIẾN THỨC CẦN NHỚ
❖ BÀI TẬP TỰ LUẬN ♦ VÍ DỤ MINH HỌA Câu 1. Hãy cho biết đồ dùng ở hình dưới đây được làm từ những vật liệu nào? Lốp xe Bàn Cốc Chậu Bát Thìa Ấm đun nước Găng tay Hướng dẫn giải Đồ dùng Vật liệu Đồ dùng Vật liệu Lốp xe Cao su Bát Gốm Bàn Gỗ Thìa Kim loại Cốc Thủy tinh Ấm đun nước Kim loại Chậu Nhựa Găng tay Cao su Câu 2. Hãy nêu các vật liệu làm nên bộ phận của xe đạp và quạt điện: Xe đạp Quạt điện XE ĐẠP QUẠT ĐIỆN Bộ phận Vật liệu Bộ phận Vật liệu Khung xe Cánh quạt Vành bánh xe Lồng quạt Lốp xe Thân quạt Đũa bánh xe Dây dẫn (lõi) Yên xe Dây dẫn (vỏ) Giỏ xe Thân phích cắm Bàn đạp Chân phích cắm Hướng dẫn giải XE ĐẠP QUẠT ĐIỆN Bộ phận Vật liệu Bộ phận Vật liệu Khung xe Kim loại Cánh quạt Nhựa
Vành bánh xe Kim loại Lồng quạt Kim loại Lốp xe Cao su Thân quạt Kim loại Đũa bánh xe Kim loại Dây dẫn (lõi) Kim loại Yên xe Cao su Dây dẫn (vỏ) Cao su Giỏ xe Nhựa Thân phích cắm Cao su Bàn đạp Nhựa Chân phích cắm Kim loại Câu 3. [KNTT - SBT] Em hãy liệt kê tính chất của các vật liệu theo mẫu dưới đây: Tính chất Vật liệu Cứng Mềm dẻo Đàn hồi Dễ uốn Dẫn điện Dẫn nhiệt Trong suốt Kim loại x x x x Gỗ Thủy tinh Cao su Gốm Nhựa Hướng dẫn giải Tính chất Vật liệu Cứng Mềm dẻo Đàn hồi Dễ uốn Dẫn điện Dẫn nhiệt Trong suốt Kim loại x x x x Gỗ x Thủy tinh x x x Cao su x x Gốm x Nhựa x Câu 4. [KNTT - SGK] Quan sát các đồ vật bên dưới và hoàn thiện thông tin vào bảng: Chiếc ấm Bộ xếp hình Dụng cụ thí nghiệm Chiếc bàn Bộ nồi Găng tay Đồ vật Vật liệu Tính chất Ứng dụng Chiếc ấm Gốm Cứng, không thấm nước, ... Pha trà Bộ xếp hình Dụng cụ thí nghiệm Chiếc bàn Bộ nồi Găng tay Hướng dẫn giải
Đồ vật Vật liệu Tính chất Ứng dụng Chiếc ấm Gốm Cứng, không thấm nước, ... Pha trà Bộ xếp hình Nhựa Mềm dẻo, không dẫn điện, ... Đồ chơi Dụng cụ thí nghiệm Thủy tinh Cứng, trong suốt, ... Làm thí nghiệm Chiếc bàn Gỗ Bền, chịu lực tốt, ... Để đồ vật Bộ nồi Kim loại Dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, ... Nấu ăn Găng tay Cao su Đàn hồi, không thấm nước, ... Bảo vệ tay Câu 5. (a) Hãy lấy ví dụ về 3 đồ vật làm bằng một trong các vật liệu sau: kim loại, nhựa, gỗ, thủy tinh, cao su, gốm. (b) Hãy lấy ví dụ về 3 đồ vật làm từ hai vật liệu khác nhau trở lên. Hướng dẫn giải (a) ♦ Kim loại: Ấm đun nước bằng nhôm, chậu nhôm, thìa inox. ♦ Nhựa: Ghế nhựa, xô nhựa, bộ xếp hình lego bằng nhựa. ♦ Gỗ: Bàn gỗ, đũa gỗ, tủ quần áo. ♦ Thủy tinh: Cốc thủy tinh, chai rượu, gương. ♦ Cao su: Lốp xe máy, yên xe đạp, găng tay y tế. ♦ Gốm: Bát, bình hoa, chậu hoa. (b) Con dao: Có cán bằng nhựa, lưỡi dao bằng kim loại. Dây điện: Có lõi bằng đồng (copper), vỏ bằng cao su. Bút bi: Có vỏ bằng nhựa, đầu bút bi bằng kim loại. Câu 6. [KNTT - SBT] Trong các vật liệu sau: nhựa, gỗ, thủy tinh, kim loại, người ta hay dùng vật liệu nào để làm nồi, xoong nấu thức ăn? Tại sao phải chọn vật liệu đó mà không phải vật liệu khác? Hướng dẫn giải Đồ dùng nấu thức ăn cần làm bằng vật liệu dẫn nhiệt tốt như kim loại. Còn tay cầm thì cần làm bằng vật liệu dẫn nhiệt kém hoặc cách nhiệt như nhựa, gỗ. Câu 7. [CTST - SBT] (a) Dựa vào tính chất nào mà kim loại đồng, kim loại nhôm lại được sử dụng làm dây dẫn điện? (b) Tại sao đồng dẫn điện tốt hơn nhôm nhưng dây điện cao thế lại thường sử dụng vật liệu nhôm chứ không phải sử dụng vật liệu đồng? Hướng dẫn giải (a) Kim loại đồng, nhôm được dung làm dây dẫn điện vì nó có khả năng dẫn điện tốt. (b) Dây dẫn điện cao thế thường được sử dụng nhôm vì nhôm nhẹ, làm giảm áp lực lên cột điện, cột điện đỡ bị gãy. Ngoài ra, giá nhôm cũng rẻ hơn so với đồng. Câu 8. [CD - SBT] Lấy ba ví dụ về sự gỉ của kim loại. Để hạn chế sự hư hỏng của các vật thể bằng kim loại do bị gỉ, chúng ta cần chú ý sử dụng chúng như thế nào? Hướng dẫn giải Các ví dụ: cầu bằng thép, thanh sắt, vỏ tàu bị gỉ với môi trường xung quanh (nước biển, không khí,...). Để bảo quản các đồ dùng bằng kim loại, người ta thường sơn, phủ lên bề mặt kim loại. Câu 9. [KNTT - SBT] Hãy kể một số ví dụ về việc sử dụng vật dụng cũ để làm thành vật dụng mới. Hướng dẫn giải Một số ví dụ về việc sử dụng vật dụng cũ để làm thành vật dụng mới: – Sử dụng những chiếc chai dùng đựng nước uống đã dùng hết thành lọ đựng đồ dùng học tập hay trồng hoa,... – Vỏ những lon bia bằng nhôm đã dùng hết mài một đầu làm thành những chiếc cốc đựng nước hay mục đích khác. – Những chiếc áo len rách có thể đan thành những chiếc mũ hay chiếc áo mới loại khác.