Nội dung text CHỦ ĐỀ 2. XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA NGUYÊN TỬ CÁC NGUYÊN TỐ TRONG MỘT CHU KÌ VÀ TRONG MỘT NHÓM (File GV).doc
CHỦ ĐỀ 2. XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA NGUYÊN TỬ CÁC NGUYÊN TỐ TRONG MỘT CHU KÌ VÀ TRONG MỘT NHÓM (File GV) CHỦ ĐỀ 2: XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA NGUYÊN TỬ CÁC NGUYÊN TỐ TRONG MỘT CHU KÌ VÀ TRONG MỘT NHÓM 13 A. HỆ THỐNG LÝ THUYẾT 13 B. HỆ THỐNG BÀI TẬP THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA 2025 15 Phần 1. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (chọn 1 đáp án) 15 Mức 1: nhận biết 15 Mức 2: thông hiểu 17 Mức 3: vận dụng 18 Phần 2: bài tập trắc nghiệm đúng sai 19 Phần 3: bài tập trắc nghiệm trả lời ngắn 21 Mức 2: thông hiểu 21 Mức 3: vận dụng 23
CHỦ ĐỀ 2: XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI MỘT SỐ TÍNH CHẤT CỦA NGUYÊN TỬ CÁC NGUYÊN TỐ TRONG MỘT CHU KÌ VÀ TRONG MỘT NHÓM A. HỆ THỐNG LÝ THUYẾT I. CẤU HÌNH LECTRON LỚP NGOÀI CÙNG CÁC NGUYÊN TỐ NHÓM A Nhóm A (s,p) => số electron lớp ngoài cùng (electron hóa trị) bằng nhau (trừ He ở nhóm VIIIA) => có tính chất hóa học tương tự nhau. Sau mỗi chu kì, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A lặp đi lặp lại một cách tuần hoàn => cấu hình electron lớp ngoài cùng biến đổi tuần hoàn => đây chính là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố. II. BÁN KÍNH NGUYÊN TỬ Một cách gần đúng BKNT được xác định bằng nửa khoảng cách trung bình giữa hai nguyên tử gần nhau nhất trong chất rắn đơn chất hoặc trong phân tử hai nguyên tử giống nhau. Xu hướng biến đổi: - Trong một chu kì: BKNT giảm theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân. - Trong cùng một nhóm A: BKNT tăng theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân. III. ĐỘ ÂM ĐIỆN ( ) Độ âm điện (ĐÂĐ) của một nguyên tử đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử đó khi hình thành liên kết hóa học. Xu hướng biến đổi: - Trong một chu kì: (ĐÂĐ) tăng theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân (ĐTHN). Do: số lớp e không tăng nhưng ĐTHN tăng => lực hút tăng => ĐÂĐ tăng. - Trong cùng một nhóm A: (ĐÂĐ) giảm theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân. Do: số lớp e tăng nhanh và chiếm ưu thế hơn so với ĐTHN tăng => lực hút giảm => ĐÂĐ giảm. III. TÍNH KIM LOẠI, TÍNH PHI KIM
1. Khái niệm - Tính kim loại: tính dễ nhường electron => thành ion dương. - Tính phi kim: tính dễ nhận electron => thành ion âm. 2. Sự biến đổi tính kim loại, phi kim. Trong một chu kì: tính kim loại giảm, tính phi kim tăng. Do bán kính nguyên tử giảm, lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng tăng, dẫn đến khả năng nhường electron giảm nên tính kim loại giảm, khả năng nhận electron tăng nên tính phi kim tăng. Ví dụ: Trong một nhóm A: tính kim loại tăng, tính phi kim giảm. Tuy điện tích hạt nhân tăng dần, nhưng bán kính nguyên tử tăng nhanh hơn, lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng giảm dẫn đến khả năng nhường electron tăng nên tính kim loại tăng, khả năng nhận electron giảm nên tính phi kim giảm. Ví dụ: B. HỆ THỐNG BÀI TẬP THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA 2025 PHẦN 1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN (CHỌN 1 ĐÁP ÁN) MỨC 1: NHẬN BIẾT Câu 1. Nhóm nguyên tố nào mà hợp chất oxide có hóa trị cao nhất có công thức chung là MO ? A. Nhóm IA. B. Nhóm IIA. C. Nhóm IVA. D. Nhóm IIIA.. Câu 2. M là nguyên tố nhóm IA, oxide cao nhất của nó có công thức hóa học là : A. MO B. MO 2 C. M 2 O D. M 2 O 7. Câu 3. Nguyên tử của các nguyên tố kim loại kiềm có cấu hình electron lớp ngoài cùng là A. ns 2 np 2 B. ns 2 C. ns 2 np 5 D. ns 1 Câu 4. Trong một chu kì, theo chiều số hiệu nguyên tử tăng dần: A. Tính kim loại của các nguyên tố tăng dần B. Tính kim loại và tính phi kim của nguyên tố giảm dần C. Tính phi kim của các nguyên tố tăng dần D. Tính kim loại và tính phi kim của các nguyên tố tăng dần Câu 5. Trong cùng một chu kì, theo chiều từ trái qua phải, hóa trị cao nhất của nguyên tố đối với oxygen A. Giảm dần B. Tăng dần C. Không đổi D. Biến đổi không có quy luật. Câu 6. [KNTT – SBT] Đại lượng nào sau đây trong nguyên tử của các nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử?
A. Số lớp electron. B. Số electron ở lớp ngoài cùng. C. Nguyên tử khối. D. Số electron trong nguyên tử. Câu 7: Sự biến thiên tính chất của các nguyên tố thuộc chu kì sau lại được lặp lại giống như chu kì trước là do: A. Sự lặp lại tính kim loại của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước. B. Sự lặp lại tính phi kim của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước. C. Sự lặp lại cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước. D. Sự lặp lại tính chất hóa học của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước. Câu 8: Trong cùng 1 nhóm A (trừ He), khi đi từ trên xuống dưới, nhìn chung: A. Bán kính nguyên tử tăng, năng lượng ion hóa giảm, độ âm điện tăng. B. Bán kính nguyên tử tăng, năng lượng ion hóa giảm, độ âm điện giảm C. Bán kính nguyên tử giảm, năng lượng ion hóa tăng, độ âm điện tăng D. Bán kính nguyên tử giảm, năng lượng ion hóa giảm, độ âm điện giảm Câu 9: Trong một chu kì , bán kính nguyên tử của các nguyên tố : A. Tăng theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân . B. Giảm theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân C. Giảm theo chiều tăng của tính kim loại. D. Tăng theo chiều giảm của ĐTHN . Câu 10: Trong cùng 1 nhóm A (trừ He), khi đi từ trên xuống dưới, nhìn chung: A. tính phi kim giảm dần, bán kính nguyên tử tăng dần. B. tính kim loại tăng dần, độ âm điện tăng dần. C. độ âm điện giảm dần, tính phi kim tăng dần. D. tính kim loại tăng dần, bán kính nguyên tử giảm dần. Câu 11: Giá trị độ âm điện giảm dần theo thứ tự từ trái sang phải của các nguyên tố của chu kì 2 là : A. F , O , N , C , B , Be , Li B. Li , B , Be , N , C , F , O C. Be , Li , C , B , O , N , F D. N , O , F , Li , Be , B , C . Câu 12: Cấu hình electron hóa trị của nguyên tử các nguyên tố nhóm IIA trong bảng tuần hoàn đều là A. np 2 B. ns 2 C. ns 2 np 2 D. ns 2 np 2 Câu 13: Nguyên tố Y thuộc chu kì 4, nhóm IA của bảng tuần hoàn. Phát biểu nào sau đây về Y là đúng ? A. Y có độ âm điện lớn nhất và bán kính nguyên tử lớn nhất trong chu kì 4. B. Y có độ âm điện lớn nhất và bán kính nguyên tử nhỏ nhất trong chu kì 4. C. Y có độ âm điện nhỏ nhất và bán kính nguyên tử lớn nhất trong chu kì 4. D. Y có độ âm điện nhỏ nhất và bán kính nguyên tử nhỏ nhất trong chu kì 4. Câu 14: Độ âm điện đặc trưng cho khả năng A. hút electron của nguyên tử trong phân tử. B. nhường electron của nguyên tử này cho nguyên tử khác. C. tham gia phản ứng mạnh hay yếu. D. nhường proton của nguyên tử này cho nguyên tử khác. Câu 15: Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, độ âm điện thường A. giảm xuống. B. tăng lên. C. biến đổi không theo quy luật. D. không thay đổi. Câu 16. Trong cùng một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, độ âm điện thường A. giảm xuống. B. tăng lên. C. biến đổi không theo quy luật. D. không thay đổi. Câu 17. Trong mỗi chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính kim loại của các nguyên tố A. giảm dần. B. tăng dần. C. không thay đổi. D. biến đổi không theo quy luật.