PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Bài 1. Cấu trúc của chất. Sự chuyển thể APL.docx

KHBD VẬT LÝ 12- KNTT Năm học: 2024-2025 ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy: Tuần 1 CHƯƠNG I: VẬT LÍ NHIỆT Tiết 1,2 - BÀI 1: CẤU TRÚC CỦA CHẤT. SỰ CHUYỂN THỂ I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Sử dụng mô hình động học phân tử, nêu được sơ lược cấu trúc của chất rắn, chất lỏng, chất khí. - Giải thích được sơ lược một số hiện tượng vật lí liên quan đến sự chuyển thể: sự nóng chảy, sự hóa hơi. 2. Năng lực Năng lực chung: - Năng lực tự học: Chủ động trao đổi ý kiến với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập tìm hiểu về cấu trúc các thể rắn, lỏng, khí và sự chuyển thể. - Năng lực giao tiếp hợp tác: Thảo luận nhóm, tiếp thu sự góp ý và hỗ trợ thành viên trong nhóm khi tìm hiểu về cấu trúc của chất và sự chuyển thể. - Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định và tìm hiểu về mô hình động học phân tử về cấu tạo chất, cấu trúc của chất và sự chuyển thể. Năng lực vật lí: - Nêu được nội dung cơ bản của mô hình động học phân tử về cấu tạo chất. - Nêu được sơ lược cấu trúc chất rắn, chất lỏng, chất khí. - Dùng mô hình động học phân tử giải thích được sơ lược một số hiện tượng vật lí liên quan đến sự chuyển thể: sự nóng chảy, sự hóa hơi. 3. Phẩm chất - Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm trong học tập và thí nghiệm. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU: 1. Đối với giáo viên: - SGK, SBT, SGV Vật lí 12, Kế hoạch bài dạy. - Hình vẽ và đồ thị trong SGK: Hình ảnh chuyển động của các hạt phân tử nước và các hạt phấn hoa, hình ảnh quỹ đạo chuyển động của hạt phấn hoa trong nước, hình ảnh sơ đồ các hình thức chuyển thể, hình ảnh đồ thị về sự thay đổi nhiệt độ của nước theo thời gian khi được đun sôi,… - Video: + Chuyển động Brown: https://www.youtube.com/watch?v=h12Vr_bOqc4 (từ đầu đến 0:30). + Giải thích sự tồn tại của 3 thể vật chất: https://www.youtube.com/watch?v=h12Vr_bOqc4 (từ 0:30 đến hết). - Máy chiếu, máy tính (nếu có). 2. Đối với học sinh: - SGK, SBT Vật lí 12. - Các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
KHBD VẬT LÝ 12- KNTT Năm học: 2024-2025 ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- a. Mục tiêu: Huy động sự hiểu biết của HS để tìm hiểu về cấu trúc của chất. Thu hút HS chú ý tới chủ đề bài học. b. Nội dung: GV cho HS thảo luận về nội dung mở đầu trong SGK, HS phát biểu ý kiến của bản thân về kiến thức đã học về cấu tạo chất, từ đó GV định hướng HS vào nội dung của bài học. c. Sản phẩm học tập: HS nêu được các nội dung về cấu trúc của chất, phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề cần tìm hiểu. d. Tổ chức thực hiện: Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu hình ảnh ba thể tồn tại của nước cho HS quan sát. - GV yêu cầu HS trả lời nội dung Khởi động (SGK – tr6): Hãy dựa trên những kiến thức đã học về cấu tạo chất để giải thích tại sao cùng một chất lại có thể tồn tại ở các thể khác nhau là rắn, lỏng, khí. - GV yêu cầu HS đặt các câu hỏi để tìm hiểu về cấu trúc của chất. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận, nhớ lại kiến thức về cấu tạo chất đã học trong chương trình Khoa học tự nhiên 8 và trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày suy nghĩ của mình. Gợi ý đáp án: + Các chất đều được cấu tạo từ các phân tử và các phân tử luôn có lực tương tác lẫn nhau. + Nếu lực tương tác giữa các phân tử mạnh thì chất tồn tại ở thể rắn, nếu lực tương tác giữa các phân tử yếu thì chất tồn tại ở thể khí. - GV mời HS nêu câu hỏi tìm hiểu về cấu trúc của chất. Ví dụ: + Cấu trúc của chất ở các thể rắn, lỏng, khí có gì khác nhau? + Các chất khác nhau ở cùng một thể thì cấu trúc có giống nhau không? +… Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - Sau khi HS trao đổi, phát biểu ý kiến, GV không chốt đáp án mà căn cứ vào giải thích của HS và các câu hỏi mà HS nêu để dẫn dắt vào nội dung bài học: Cùng một chất có thể tồn tại ở cả 3 thể rắn, lỏng, khí. Cấu trúc của chất ở các trạng thái khác nhau có giống nhau hay không? Chúng ra cùng tìm hiểu nội dung bài học mới để có câu trả lời chính xác - Bài 1: Cấu trúc của chất. Sự chuyển thể. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1. Tìm hiểu về mô hình động học phân tử a. Mục tiêu: HS nêu được nội dung của mô hình động học phân tử. b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện theo các hoạt động trong SGK để tìm hiểu về mô hình động học phân tử.
KHBD VẬT LÝ 12- KNTT Năm học: 2024-2025 ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- c. Sản phẩm: Kết quả HS thực hiện các yêu cầu, gợi ý, dẫn dắt của GV để tìm hiểu về mô hình động học phân tử. d. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu video và hình ảnh để giới thiệu về chuyển động Brown. + Hình ảnh chuyển động của các phân tử nước và các hạt phấn hoa (hình 1.1) + Hình ảnh quỹ đạo chuyển động của hạt phấn hoa trong nước (hình 1.2) + Chuyển động Brown: (link video) (từ đầu đến 0:30) - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và tìm hiểu về những nội dung cơ bản của mô hình động học phân tử về cấu tạo chất. - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời nội dung Hoạt động (SGK – tr6) 1. Trong lịch sử phát triển của khoa học, có hai quan điểm khác nhau về cấu tạo chất là quan điểm chất có cấu tạo liên tục và chất có cấu tạo gián đoạn. Mô hình động học phân tử được xây dựng trên quan điểm nào? 2. Năm 1827, khi làm thí nghiệm quan sát các hạt phấn hoa rất nhỏ trong nước bằng kính hiển vi, Brown thấy chúng chuyển động hỗn loạn, không ngừng. (Hình 1.1 và I. MÔ HÌNH ĐỘNG HỌC PHÂN TỬ VỀ CẤU TẠO CHẤT - Mô hình động học phân tử về cấu tạo chất có những nội dung cơ bản sau đây: + Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt là phân tử. + Các phân tử chuyển động không ngừng. Nhiệt độ của vật càng cao thì tốc độ chuyển động của các phân tử cấu tạo nên vật càng lớn. + Giữa các phân tử có lực hút và đấy gọi chung là lực liên kết phân tử. - Dùng mô hình này có thể giải thích được cấu trúc của các chất rắn, chất lỏng, chất khí và sự chuyển thế.
KHBD VẬT LÝ 12- KNTT Năm học: 2024-2025 ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- ----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- Hình 1.2). Chuyển động này được gọi là chuyển động Brown. a) Tại sao thí nghiệm của Brown được coi là một trong những thí nghiệm chứng tỏ các phân tử chuyển động hỗn loạn, không ngừng? b) Làm thế nào để với thí nghiệm của Brown có thể chứng tỏ được khi nhiệt độ của nước càng cao thì các phân tử nước chuyển động càng nhanh? 3. Hãy tìm các hiện tượng thực tế chứng tỏ giữa các phân tử có lực đấy, lực hút. - Sau khi HS trả lời, GV kết luận về nội dung mô hình động học phân tử về cấu tạo chất. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát video và tiếp nhận thông tin về chuyển động Brown. - HS làm việc theo nhóm và thực hiện nhiệm vụ học tập theo yêu cầu của GV. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận: *Trả lời Hoạt động (SGK – tr6) 1. Mô hình động học phân tử được xây dựng dựa trên quan điểm chất được cấu trúc một cách gián đoạn. 2. a) Chuyển động hỗn loạn của các hạt phấn hoa trong nước được gây ra bởi tác động của các phân tử nước trong quá trình chúng chuyển động hỗn loạn. Do đó, thí nghiệm này cho thấy một cách gián tiếp chuyển động hỗn loạn không ngừng của các phân tử nước. b) Khi nhiệt độ của nước càng cao thì các phân tử nước chuyển động càng nhanh và tác dụng vào các hạt phấn hoa làm cho chúng chuyển động nhanh hơn. 3. (HS tự tìm ví dụ về phân tử có lực đẩy và lực hút). - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - Từ kết quả thảo luận của nhóm, GV nhận xét, đánh giá quá trình HS thực hiện nhiệm vụ. - GV kết luận về nội dung Mô hình động học phân tử về cấu tạo chất. - GV chuyển sang nội dung Cấu trúc của chất rắn, chất lỏng và chất khí. Hoạt động 2. Tìm hiểu về cấu trúc các thể rắn, lỏng, khí a. Mục tiêu: HS sử dụng mô hình động học phân tử, nêu được sơ lược cấu trúc của chất rắn, chất lỏng và chất khí. b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện theo các hoạt động trong SGK để tìm hiểu về cấu trúc các thể rắn, lỏng, khí. c. Sản phẩm:

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.