Nội dung text Lớp 10. Đề KT chương 6 (Đề số 2).docx
ĐỀ KIỂM TRA SỐ 2 (Đề có 4 trang) ĐỀ KIỂM TRA LỚP 10 – CHƯƠNG 6 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ……………………………………………… Số báo danh: …………………………………………………. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Đại lượng đặc trưng cho độ biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian gọi là A. tốc độ phản ứng. B. cân bằng hoá học. C. tốc độ tức thời. D. quá trình hoá học. Câu 2. Cho phản ứng xảy ra trong pha khí như sau: H 2 + Cl 2 2HCl. Biểu thức tốc độ trung bình của phản ứng là A. 22HClHClCCC v. ttt B. 22HClHClCCC v. ttt C. 22HClHClCCC v. ttt D. 22HClHClCCC v. tt2t Câu 3. Khi đốt than trong lò, đậy nắp lò sẽ giữ than cháy được lâu hơn. Yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng được vận dụng trong ví dụ trên là A. nhiệt độ. B. nồng độ. C. chất xúc tác. D. diện tích bề mặt tiếp xúc. Câu 4. Có phương trình phản ứng: 2X(g)Y(g)Z(g) . Tốc độ phản ứng tại một thời điểm được tính bằng biểu thức: v = k[X] 2 .[Y]. Hằng số tốc độ k phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? A. Nồng độ của chất ban đầu. B. Nồng độ của chất sản phẩm. C. Nhiệt độ của phản ứng. D. Thời gian xảy ra phản ứng. Câu 5. Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng chỉ có chất rắn? A. Nhiệt độ. B. Áp suất. C. Diện tích tiếp xúc. D. Chất xúc tác. Câu 6. Yếu tố nào sau đây làm giảm tốc độ phản ứng A. Sử dụng enzyme cho phản ứng. B. Thêm chất ức chế vào hỗn hợp chất tham gia. C. Tăng nồng độ chất tham gia. D. Nghiền chất tham gia dạng khối thành bột. Câu 7. Khi cho một lượng xác định chất phản ứng vào bình để cho phản ứng hoá học xảy ra, tốc độ phản ứng sẽ A. không đổi cho đến khi kết thúc. B. tăng dần cho đến khi kết thúc. C. chậm dần cho đến khi kết thúc. D. tuân theo định luật tác dụng khối lượng. Câu 8. Biểu đồ nào sau đây không biểu diễn sự phụ thuộc nồng độ chất tham gia với thời gian? A. B. C. D. Câu 9. Đối với phản ứng có chất khí tham gia thì nhận định nào dưới đây đúng? A. Khi áp suất tăng thì tốc độ phản ứng giảm. B. Khi áp suất tăng thì tốc độ phản ứng tăng. C. Khi áp suất giảm thì tốc độ phản ứng tăng. D. Áp suất không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng. Mã đề thi: 602
Câu 2. Cho các phản ứng hoá học sau: (1) FeCl 3 + 3NaOH Fe(OH) 3 + 3NaCl. (2) 3Fe + 2O 2 Fe 3 O 4 . (3) 4K + O 2 2K 2 O. (4) CH 3 COOH + C 2 H 5 OH CH 3 COOC 2 H 5 + H 2 O. Có bao nhiêu phản ứng xảy ra nhanh ở nhiệt độ thường? Câu 3. Cho phản ứng hóa học đơn giản: H 2 (g) + I 2 (g) → 2HI(g). Công thức tính tốc độ của phản ứng thuận trên là v = k.[H 2 ].[I 2 ]. Tốc độ của phản ứng thuận trên sẽ tăng bao nhiêu lần khi tăng áp suất chung của hệ lên 3 lần? Câu 4. Phương trình tổng hợp ammonia (NH 3 ): N 2 (g) + 3H 2 (g) → 2NH 3 (g). Nếu tốc độ tạo thành NH 3 là 0,345 M/s thì tốc độ tiêu hao của chất phản ứng H 2 là bao nhiêu M/s (Làm tròn kết quả đến hàng phần trăm)? Dùng dữ kiện dưới đây trả lời cho câu hỏi 5 và 6. Khi nhiệt độ phòng là 25 o C, cho 10g đá vôi (dạng viên) vào cốc đựng 100g dung dịch HCl loãng và nhanh chóng cho lên một cân điện tử. Đọc giá trị khối lượng cốc tại thời điểm ban đầu và sau 1 phút. Lặp lại thí nghiệm khi nhiệt độ phòng là 35 0 C. Kết quả thí nghiệm được ghi lại trong bảng sau: STT Nhiệt độ ( 0 C) Khối lượng cốc (g) Thời điểm đầu Sau 1 phút 1 25 235,40 235,13 2 35 235,78 235,21 Câu 5. Tính hệ số nhiệt độ của phản ứng. (Làm tròn kết quả đến hàng phần mười). Câu 6. Giả sử ban đầu cốc chứa dung dịch HCl và đá vôi có khối lượng 235,40g. Thực hiện thí nghiệm ở 45 0 C. Hỏi sau 1 phút, khối lượng cốc là bao nhiêu? (Bỏ qua khối lượng nước bay hơi). (Làm tròn kết quả đến hàng đơn vị). ------------------------- HẾT ------------------------- - Thí sinh không sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm.