PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Giáo án Sinh Học 10 Cánh Diều - HK2 - bản Word.pdf

1 Ngày soạn:.../.../... Ngày dạy:.../.../... CHỦ ĐỀ 7: THÔNG TIN GIỮA CÁC TẾ BÀO, CHU KÌ TẾ BÀO VÀ PHÂN BÀO BÀI 12: THÔNG TIN GIỮA CÁC TẾ BÀO I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Nêu được khái niệm về thông tin giữa các tế bào. - Dựa vào sơ đồ thông tin giữa các tế bào, trình bày được các quá trình: + Tiếp nhận: một phân tử truyền tin liên kết vào một protein thụ thể làm thụ thể thay đổi hình dạng. + Truyền tin: các chuỗi tương tác phân tử chuyển tiếp tín hiệu từ các thụ thể tới các phân tử đích trong tế bào. + Đáp ứng: điều khiển phiên mã, dịch mã hoặc điều hoà hoạt động của tế bào. 2. Về năng lực ● Năng lực sinh học: - Nhận thức sinh học: Hiểu được khái niệm và các giai đoạn truyền tin trong tế bào. - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng sự hiểu biết về truyền tin tế bào để giải thích một số vấn đề thực tiễn. ● Năng lực chung: - Giao tiếp và hợp tác: Biết sử dụng ngôn ngữ khoa học để trình bày các thông tin về truyền tin tế bào.
2 - Tự chủ và tự học: Xác định được nhiệm vụ học tập khi tìm hiểu về truyền tin tế bào dựa trên kết quả đã đạt được từ việc thực hiện các hoạt động học tập ở các bài trước. 3. Phẩm chất Chăm chỉ: Có ý thức đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân trong quá trình hoạt động nhóm để thảo luận về truyền tin tế bào. II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC - Dạy học theo nhóm và cặp đôi. - Dạy học trực quan. - Phương pháp thuyết trình. - Phương pháp hỏi – đáp nêu vấn đề. - Kĩ thuật khăn trải bàn, think – pair – share. III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - SGK, SGV, Giáo án - Bản phóng to các hình ảnh trong SGK. - Câu hỏi, video liên quan đến bài học. - Máy tính, máy chiếu. 2. Đối với học sinh - SGV, SBT, vở ghi, vở bài tập. - Đồ dùng học tập, tư liệu, hình ảnh,... liên quan đến bài học theo yêu cầu của GV. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và tò mò cho HS trước khi bắt đầu bài học mới. b. Nội dung: GV đặt câu hỏi gợi mở; HS dự đoán câu trả lời. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS (HS không nhất thiết phải trả lời đúng). d. Tổ chức thực hiện:
3 Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh SGK và đặt câu hỏi: + Trong cơ thể người và động vật, những hệ cơ quan nào đóng vai trò phối hợp hoạt động của tất cả các hệ cơ quan? + Quan sát hình 12.1 và cho biết: Con mèo phát hiện ra con chuột nhờ cơ quan nào? Thông tin về con chuột được truyền qua các cơ quan nào trong cơ thể mèo? Nếu sự giao tiếp này bị ngưng trệ trong tích tắc, tính mạng chúng ta sẽ bị đe dọa. Vậy, quá trình các tế bào truyền tín hiệu và nhận tín hiệu diễn ra như thế nào? - GV sử dụng kĩ thuật động não, khuyến khích HS suy nghĩ và đưa ra những suy luận. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS dựa vào hiểu biết cá nhân và nền tảng kiến thức đã học, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời câu hỏi của GV. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - HS xung phong chia sẻ ý kiến cá nhân (HS không nhất thiết phải trả lời đúng). - GV khuyến khích HS đóng góp ý kiến xây dựng bài. * Gợi ý: + Trong cơ thể người và động vật, hệ thần kinh đóng vai trò phối hợp hoạt động của tất cả các hệ cơ quan. + Con mèo phát hiện ra con chuột thông qua thị giác. Thông tin về con chuột được truyền qua hệ thần kinh đến hệ cơ, khiến mèo có thể di chuyển để rình bắt chuột.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.