PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text BÀI 9 TẾ BÀO NHÂN THỰC.pdf


2 BÀI TẬP THEO BÀI HỌC Lưới nội chất trơn (Tổng hợp lipid) - Chứa enzyme tổng hợp lipid, chuyển hóa đường và khử độc. - Có nhiều ở: tế bào gan, tế bào kẽ tinh hoàn, tế bào tuyến nhờn, tuyến tụy,... - Tổng hợp các hormone sinh dục - Điều hòa đường huyết (glycogen). - Tổng hợp phospholipid hình thành màng sinh chất, khử độc Bộ máy Golgi (Phân loại, đóng gói) - Gồm các túi dẹp lipoprotein xếp chồng lên nhau nhưng tách biệt. - Thường nằm gần lưới nội chất hạt. - Chế biến, lắp ráp, đóng gói và phân phối các sản phẩm của tế bào. - Tổng hợp polysaccharide cấu tạo thành tế bào và chất nền ngoại bào. Ti thể (Nhà máy năng lượng) - Có lớp màng kép (màng trong gấp khúc, chứa enzyme hô hấp). - Trong chất nền: DNA, ribosome 70S,.... - Có khả năng tự nhân đôi và tổng hợp protein riêng. - Có nhiều ở tế bào cơ tim. - Tế bào hồng cầu, mạch gỗ, mạch rây không có ti thể. - “Hô hấp tế bào,” phân giải các chất tạo ra năng lượng ATP. - Tham gia vào chu trình “apoptosis”. Lục lạp (Quang hợp) - Chỉ có ở tế bào thực vật và tảo. - Có lớp màng kép (trơn nhẵn). Bên trong là chất nền (stroma) và granum. + Granum: gồm các thylakoid (chứa sắc tố, enzyme quang hợp). + Stroma: DNA, ribosome 70s,.... - Có khả năng tự nhân đôi và tổng hợp protein riêng. - “Quang hợp”, hấp thụ năng lượng ánh sáng chuyển thành năng lượng trong carbohydrate. Không bào (Kho dự trữ đa năng) - Có một lớp màng bao bọc. - Chứa nhiều chất tùy thuộc vào loại TB. - Hình thành từ LNC và bộ máy Golgi. - Phát triển mạnh ở tế bào thực vật - Tiêu hóa, co bóp,...(ĐV nguyên sinh). - Chứa nước, ion khoáng, sắc tố; các chất thải, độc hại ,dự trữ; enzyme,..... Lysosome (Tiêu thể) - Có một lớp màng bao bọc. - Chứa nhiều loại enzyme thủy phân. - Hình thành từ bộ máy Golgi. - Chỉ có ở tế bào động vật - Tiêu hóa nội bào. - Phân hủy các sản phẩm thừa; các tế bào già, tổn thương. - Tham gia “thực bào”. Peroxisome (Giải độc) - Có một lớp màng bao bọc. - Hình thành từ LNC trơn. - Chứa các enzyme khử độc (catalase,...) - Chuyển hóa lipid, tránh tích tụ lipid. - Khử độc H2O2, uric acid,.... Khung xương tế bào (Nâng đỡ, neo giữ) - Gồm vi ống, vi sợi và sợi trung gian. - Hình thành “trung thể” - Nâng đỡ, duy trì hình dạng tế bào. - Neo giữ bào quan và enzyme.
3 BÀI TẬP THEO BÀI HỌC Trung thể (Phân bào) - Không có màng bao, gồm 2 trung tử. - Chỉ có ở tế bào động vật. - Hình thành “thoi phân bào” khi tế bào phân chia. Cấu trúc Chức năng Màng sinh chất (Trao đổi chất) - Cấu trúc theo mô hình “khảm – động”. - Gồm: lớp kép phospholipid + protein. - TP phụ: glycolipid, glycoprotein hoặc cholesterol (ở tế bào động vật),.... - Cholesterol làm tăng tính ổn định của màng sinh chất. - Quy định hình dạng tế bào. - Kiểm soát sự trao đổi chất. - Thu nhận thông tin, truyền tín hiệu. - Nhận biết tế bào. Ngoài màng sinh chất Cấu trúc Chức năng Thành tế bào (Quy định hình dạng) - Thành tế bào thực vật: Cellulose. - Thành tế bào nấm: Chitin. - Tế bào động vật không có thành tế bào - Quy định hình dạng, bảo vệ tế bào. - Chống lại sức trương nước. Chất nền ngoại bào (Nhận diện) - Phát triển ở tế bào động vật. - Chủ yếu là glycoprotein, glycolipid,... - Thu nhận thông tin, nhận biết tế bào - Liên kết các tế bào tạo thành mô. PHÂN BIỆT TẾ BÀO NHÂN SƠ & TẾ BÀO NHÂN THỰC Tiêu chí Tế bào nhân sơ Tế bào nhân thực Kích thước (μm) - Nhỏ ( 1- 5 μm) - Lớn (10 – 100 μm) Tế bào chất - Đơn giản. - Không có hệ thống nội màng. - Không có bào quan có màng bao bọc. - Phức tạp. - Có hệ thống nội màng. - Có nhiều bào quan có màng bao bọc. Vật chất di truyền - Chưa có nhân hoàn chỉnh (không có màng nhân bao bọc). - Gồm 1 phân tử DNA dạng vòng kép. - Có nhân hoàn chỉnh (có màng nhân bao bọc). - DNA xoắn kép, mạch thẳng + protein. Đại diện - Vi khuẩn, cổ khuẩn. - Tế bào động vật, thực vật, nấm,... PHÂN BIỆT TẾ BÀO ĐỘNG VẬT & TẾ BÀO THỰC VẬT - Ngoài các cấu trúc chung, tế bào động vật và tế bào thực vật cũng có những cấu trúc thích nghi riêng. III IV
4 BÀI TẬP THEO BÀI HỌC Tiêu chí Tế bào động vật Tế bào thực vật Thành tế bào Không Có Các cấu trúc riêng Trung tử, lysosome Lục lạp, thành tế bào Không bào Không phát triển Phát triển mạnh Chất nền ngoại bào Phát triển Không phát triển. Chất dự trữ Glycogen, mỡ,.... Tinh bột, dầu,... Phương thức sống Dị dưỡng Tự dưỡng (quang hợp) Đặc điểm Bị vỡ trong mt nhược trương Không bị vỡ trong mt nhược trương. Phân bào Có thoi và sao phân bào. Có thoi nhưng không có sao phân bào. Phân chia TB chất Hình thành eo thắt Hình thành vách ngăn PHẦN 1: TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN Nội dung 1. Đặc điểm tế bào nhân thực, tế bào động vật & tế bào thực vật Câu 1. Gọi là tế bào nhân thực vì A. có hệ thống nội màng. B. có vật chất di truyền là DNA. C. có kích thước lớn D. có màng nhân bao bọc vật chất di truyền. Câu 2. Bào quan có ở tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực là A. Ti thể. B. Bộ máy Golgi. C. Ribosome. D. Lục lạp. Câu 3. Sinh vật nào sau đây không phải là sinh vật nhân thực ? A. Thực vật B. Động vật C. Vi khuẩn D. Nấm Câu 4. Cấu trúc nào sau đây chỉ có ở tế bào thực vật ? A. Thành tế bào, lục lạp. B. Trung thể, lysosome. C. Ti thể, peroxisome D. Bộ máy Golgi Câu 5. Cấu trúc nào sau đây chỉ có ở tế bào động vật ? A. Thành tế bào, lục lạp. B. Trung thể, lysosome. C. Ti thể, peroxisome D. Bộ máy Golgi. Câu 6. Bào quan nào sau đây có cả ở tế bào động vật lẫn thực vật? A. Thành tế bào. B. Lysosome C. Lục lạp D. Ti thể. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VẬN DỤNG I

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.