PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Giải đề số 08 group Vật lý Physics.pdf

GROUP VẬT LÝ PHYSICS KỲ THI TỐT NGHIỆP TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM 2024 ĐỀ THI CHÍNH THỨC Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN (Đề thi có ... trang) Môn thi thành phần: VẬT LÝ Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ..................................................................... Số báo danh: .......................................................................... Câu 1: Chọn phát biểu đúng. Biên độ dao động của con lắc lò xo không ảnh hưởng đến A. Động năng cực đại. B. Gia tốc cực đại. C. Tần số dao động. D. Vận tốc cực đại. Câu 2: Vật có khối lượng m gắn vào lò xo có độ cứng k, dao động điều hòa với tần số góc là A. ω = 2π√ m k . B. ω = √ m k . C. ω = 1 2π √ m k . D. ω = √ k m . Câu 3: Sóng dọc truyền được A. chỉ chất lỏng và chất rắn. B. trong chân không. C. chỉ trong chất khí và chất rắn. D. cả trong chất khí, chất lỏng và chất rắn. Câu 4: Một vật dao động điều hòa trên trục Ox. Vận tốc của vật A. luôn có giá trị không đổi. B. luôn có giá trị dương. C. là hàm bậc nhất của thời gian. D. biến thiên điều hòa theo thời gian. Câu 5: Trong dao động điều hòa, những đại lượng có tần số bằng tần số của li độ là A. Vận tốc, gia tốc và động năng. B. Lực kéo về, động năng và vận tốc. C. Vận tốc, gia tốc và lực kéo về. D. lực kéo về, động năng và gia tốc. Câu 6: Một sóng dọc truyền trong một môi trường thì phương dao động của các phần tử môi trường A. là phương ngang. B. là phương thẳng đứng. C. trùng với phương truyền sóng. D. vuông góc với phương truyền sóng. Câu 7: Cho hai dao động điều hòa x1 = A1cos(ωt) và x2 = A2cos (ωt + π 2 ). Hệ thức nào sau đây là đúng? A. x1 A1 = x2 A2 . B. x1 A1 = − x2 A2 . C. ( x1 A1 ) 2 = ( x2 A2 ) 2 . D. ( x1 A1 ) 2 + ( x2 A2 ) 2 = 1. Câu 8: Một chất điểm có khối lượng m đang dao động điều hòa. Khi chất điểm có vận tốc v thì động năng của nó là A. mv. B. mv2 /2. C. vm2 . D. vm2 /2. Câu 9: Một con lắc đơn đang dao động điều hòa quanh vị trí cân bằng theo phương trình α = α0cos(ωt). Đại lượng α0 được gọi là A. tần số góc. B. chu kì. C. pha ban đầu. D. biên độ góc. Câu 10: Trong hiện tượng giao thoa sóng nước với hai nguồn kết hợp u1 = u2 = a 2 cos(ωt). M là một cực đại giao thoa. Biên độ dao động của M là A. a. B. 2a. C. √2a. D. √2a 2 . Câu 11: Một vật dao động điều hòa quanh vị trí cân bằng O với biên độ A và tần số f. Tốc độ trung bình của vật trong một chu kì được tính bằng biểu thức A. 4fA. B. 2A f . C. 4A f . D. 2fA. Câu 12: Hiện tượng biên độ dao động cưỡng bức tăng đến giá trị cực đại khi tần số f của lực cưỡng bức bằng tần số riêng f0 của hệ dao động gọi là hiện tượng A. duy trì. B. phách. C. cộng hưởng. D. giao thoa. Câu 13: Một vật dao động cưỡng bức dưới tác dụng của ngoại lực F = F0cosπft (với F0 và f không đổi, t tính bằng s). Tần số dao động cưỡng bức của vật là A. f. B. πf. C. 2πf. D. f 2 . Mã đề thi 08
Câu 14: Con lắc đơn gồm vật nặng có khối lượng m và lò xo có độ cứng k. Khoảng thời gian ngắn nhất giữa hai lần lực phục hồi tác dụng lên vật nặng đổi chiều là A. Δt = π√ m k . B. Δt = √ m k . C. Δt = π 2 √ m k . D. Δt = 2π√ m k . Câu 15: Một sóng cơ học có bước sóng λ truyền theo một đường thẳng từ điểm M đến điểm N. Biết khoảng cách MN = d. Độ lệch pha Δφ của dao động tại hai điểm M và N là A. Δφ = 2πλ d . B. Δφ = πd λ . C. Δφ = πλ d . D. Δφ = 2πd λ . Câu 16: Ở cùng một nơi trên Trái Đất, con lắc có chiều dài l1 dao động điều hòa với chu kì T1, con lắc có chiều dài l2 dao động điều hòa với chu kì T2 thì con lắc có chiều dài l = l1 + l2 dao động điều hòa với chu kì A. √T1 + T2. B. √T1 2 + T2 2 . C. √|T1 2 − T2 2 |. D. √|T1 − T2 |. Câu 17: Sóng ngang lan truyền trên mặt nước, theo chiều từ phải sang trái. Tại thời điểm quan sát, hình ảnh mặt cắt bề mặt nước được biểu diễn như hình vẽ. Lúc này điểm M đang có xu hướng chuyển động A. sang trái. B. sang phải. C. đi lên. D. đi xuống. Câu 18: Một con lắc lò xo với vật nặng gồm hai vật có khối lượng m1 và m2 dính vào nhau. Khi con lắc đang dao động điều hòa với chu kì T thì đột nhiên vật m2 bị tách khỏi m1. Con lắc sau đó sẽ dao động với chu kì A. T′ = T. B. T′ > T. C. T′ < T. D. không thể kết luận. Câu 19: Trên mặt nước có hai nguồn A, B dao động theo phương thẳng đứng với phương trình lần lượt là uA = 4cos4πt (cm) và uB = Acos(ωt + φ) (cm) với φ không đổi, A và ω là các hằng số dương. Điểm M trên mặt nước nằm gần trung điểm của AB luôn luôn đứng yên thì A. φ = π. B. φ = 0. C. A = 5 cm. D. ω = 4π rad/s. Câu 20: Dao động tắt dần có biên độ A. giảm dần theo thời gian. B. giảm dần theo thời gian với quy luật hàm bậc nhất. C. giảm dần theo thời gian với quy luật hàm bậc hai. D. không đổi. Câu 21: Tại nơi có gia tốc trong trường g, con lắc đơn dài l, vật nặng m, dao động điều hòa trong mặt phẳng thẳng đứng đi qua điểm treo. Biểu thức lực kéo về của có dạng F = −ks, với s là li độ cong của vật và k là một hằng số. Hằng số k A. chỉ phụ thuộc l. B. chỉ phụ thuộc m. C. không phụ thuộc g. D. phụ thuộc cả l, m và g. Câu 22: Một sóng cơ đang lan truyền dọc theo chiều dương của một sợi dây dài Ox. Tại thời điểm t, hình ảnh một phần của sợi dây được cho như hình vẽ. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. điểm A đang chuyển động theo chiều dương của trục Ou. B. điểm B đang chuyển động theo chiều âm của trục Ou. C. Điểm C trễ pha hơn so với điểm D. D. Điểm D đang chuyển động theo chiều âm của trục Ou.
Câu 23: Ở mặt chất lỏng, tại hai điểm S1 và S2 có hai nguồn dao động cùng pha theo phương thẳng đứng phát ra hai sóng kết hợp có bước sóng λ. Phương trình dao động của hai nguồn u = Acos(ωt), A và ω là các hằng số dương. Điểm M trên mặt chất lỏng cách hai nguồn các khoảng d1 và d2, khi hiện tượng giao thoa xảy ra ổn định sẽ dao động với phương trình A. uM = 2Acos(ωt). B. uM = 2Acos (ωt − π d1+d2 λ ). C. uM = 2Acos (π d1−d2 λ ) cos (ωt − π d1+d2 λ ) D. uM = 2Acos (π d1+d2 λ ) cos (ωt − π d1−d2 λ ). Câu 24: Xét hiện tượng giao thoa sóng cơ với hai nguồn đồng bộ, biên độ của nguồn sóng là 10 mm. Khi xảy ra giao thoa ổn định, trung điểm của đoạn thẳng nối hai nguồn sẽ dao động với biên độ A. 10 mm. B. 5 mm. C. 20 mm. D. 15 mm. Câu 25: Con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng 200 g và lò xo nhẹ có độ cứng 80 N/m. Con lắc dao động điều hòa theo phương ngang với biên độ là 2 cm. Độ lớn gia tốc của vật ở vị trí biên là A. 100 cm/s 2 . B. 400 cm/s 2 . C. 800 cm/s 2 . D. 1600 cm/s 2 . Câu 26: Cho hai nguồn sóng kết hợp có cùng phương trình u = acos(ωt). Xét điểm M trong không gian giao thoa là điểm có biên độ cực tiểu. Nếu tăng tần số của hai nguồn lên gấp đôi thì điểm M dao động với biên độ: A. a. B. 2a. C. a√3. D. 0. Câu 27: Tác dụng vào hệ dao động một ngoại lực cưỡng bức tuần hoàn có biên độ không đổi nhưng tần số góc ω thay đổi được. Ứng với mỗi giá trị của ω thì hệ sẽ dao động cưỡng bức với biên độ A. Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của A vào ω. Chu kì dao động riêng của hệ gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 0,18 s. B. 0,15 s. C. 0,45 s. D. 0,21 s. Câu 28: Một sóng cơ lan truyền trên một sợi dây đàn hồi theo chiều dương của trục Ox với biên độ A (xem như không đổi trong quá trình truyền đi). Tại thời điểm quan sát sợi dây có dạng như hình vẽ. Độ lệch pha dao động của hai phần tử sóng M và N trên dây là A. π 2 rad. B. π 3 rad. C. 2π 3 rad. D. π 6 rad. Câu 29: Một con lắc dài 44 cm được treo vào trần của một toa xe lửa. Con lắc bị kích động mỗi khi bánh của toa xe gặp chỗ nối nhau của đường ray. Khi tàu chạy thẳng đều với tốc độ bằng 60 km/h thì biên độ góc của con lắc sẽ lớn nhất. Khi tàu chạy với tốc độ 30 km/h, muốn biên độ góc của con lắc lớn nhất thì chiều dài con lắc đơn phải là A. 176 cm. B. 88 cm. C. 11 cm. D. 240 cm. Câu 30: Dao động của một chất điểm là tổng hợp của hai dao động điều hòa cùng phương cùng tần số. Hình vẽ bên là một phần đồ thị li độ - thời gian của hai dao động thành phần. Biên độ dao động của vật có giá trị gần nhất: A. 2,2 cm. B. 2,3 cm. C. 4,5 cm. D. 1,0 cm.
Câu 31: Một sóng hình sin đang lan truyền trên một sợi dây theo chiều dương của trục Ox. Đường (1) mô tả hình dạng của sợi dây tại thời điểm t1 và đường (2) mô tả hình dạng của sợi dây tại thời điểm t2 = t1 + 1 12 s. Vận tốc của phần tử tại Q trên dây ở thời điểm t3 = t1 + 0,1 s có thể là A. −1,278 cm/s. B. −1,047 cm/s. C. 1,278 cm/s. D. −18,14 cm/s. Câu 32: Trong thí nghiệm giao thoa sóng mặt nước với hai nguồn kết hợp cùng pha A và B cách nhau 8 cm. Bước sóng λ = 1,5cm. Gọi I là trung điểm của AB, (C) là đường tròn nhận IB làm đường kính. Điểm P nằm trong (C) dao động với biên độ cực đại, cùng pha với nguồn. Độ dài cực đại của đoạn IP có giá trị gần nhất: A. 3,8 cm. B. 3,6 cm. C. 3,4 cm. D. 3,2 cm. Câu 33: Trong hiện tượng giao thoa sóng nước với hai nguồn kết hợp cùng biên độ, cùng pha S1, S2. Biết sóng được truyền đi với bước sóng λ = 15 cm, S1S2 = 8 cm. Trên mặt chất lỏng, S1S2I là tam giác vuông tại S1, với S1I = 6 cm, gọi J là chân đường cao kẻ từ S1. Tỉ số tốc độ dao động cực đại giữa phần tử sóng tại I và phần tử sóng tại J bằng A. 1. B. 0,68. C. 0,71. D. 0,13. Câu 34: Cho cơ hệ như hình vẽ. Biết M = 0,1 kg có khả năng chuyển động không ma sát dọc theo một thanh ngang, lò xo có độ cứng k = 0,11 N/m. Một viên đạn có khối lượng m = 10 g chuyển động theo hướng hợp với thanh một góc α = 60∘ va chạm với M và dính chặt vào nó. Sau va chạm hệ dao động điều hòa với biên độ 5 cm. Tốc độ ban đầu của viên đạn bằng A. 200 cm/s. B. 55 cm/s. C. 150 cm/s. D. 110 cm/s. Câu 35: Cho 2 nguồn sóng kết hợp cùng pha trên mặt nước với khoảng cách 2 nguồn là O1O2 = 100(cm), trên mặt nước xảy ra hiện tượng giao thoa với bước sóng là 3 cm. Gọi O là 1 điểm nằm trong đoạn thẳng nối 2 nguồn, trong khoảng 2 nguồn và cách nguồn O1 là 40 cm. Vẽ đường tròn tâm O bán kính 100 cm, gọi M là một cực tiểu trên đường tròn. Khoảng cách lớn nhất từ M đến đường trung trực của 2 nguồn là? A. 88,57 cm B. 104,63 cm C. 107,58 cm D. 109,12 cm Câu 36: Hai chất điểm dao động điều hòa cùng tần số góc 10 rad/s dọc theo hai đường thẳng song song sát gần nhau xem như trùng với trục Ox, vị trí cân bằng đều ở gốc tọa độ. Biên độ dao động lần lượt là A và (A + 8 cm). Biết rằng, lúc gặp nhau chúng chuyển động ngược chiều và khoảng cách giữa các vị trí gặp nhau là 30 cm. Tốc độ của vật thứ nhất đối với vật thứ 2 khi chúng gặp nhau là 2,8 m/s. Giá trị A gần giá trị nào nhất sau đây? A. 16,6 cm. B. 20,8 cm. C. 17,0 cm. D. 21,3 cm. Câu 37: Một con lắc đơn với vật nặng có khối lượng m = 0,1 kg, mang điện q = 10−5C đang ở trạng thái cân bằng như hình vẽ. Khi bật một điện trường có cường độ E theo phương ngang hướng sang phải thì con lắc bắt đầu chuyển động. Tại thời điểm nó lệch sang phải lớn nhất thì điện trường được đổi chiều người lại. Tại thời điểm con lắc lệch sang trái lớn nhất thì ta lại đổi chiều điện trường một lần nữa. Sau đó con lắc dao động với biên độ là 100 . Lấy g = 10m/s 2 . Giá trị của E bằng A. 4366 V m . B. 3942 V m . C. 3492 V m . D. 5824 V m .

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.