Nội dung text 3420.BPGD - Thiết kế phiếu học tập hướng dẫn học sinh tự học bài 31 Hệ Vận động ở người môn Khoa học tự nhiên 8.pdf
SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ........ ---------- BÁO CÁO BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC Tên biện pháp: Thiết kế phiếu học tập hướng dẫn học sinh tự học “Bài 31: Hệ Vận động ở người” môn Khoa học tự nhiên lớp 8 Họ và tên : Môn giảng dạy : Trình độ chuyên môn: Chức vụ : Đơn vị công tác : , tháng ..... năm .......
MỤC LỤC MỤC LỤC...........................................................................................................................1 A. ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................3 1. Lí do lựa chọn biện pháp ..............................................................................................3 2. Mục đích/mục tiêu của biện pháp.................................................................................4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................5 4. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................................5 B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ................................................................................................6 1. Lí thuyết về sử dụng phiếu học tập trong giảng dạy ....................................................6 2. Quy trình dạy học với phiếu học tập ............................................................................8 3. Thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy học ................................................................11 C. KẾT QUẢ CỦA BIỆN PHÁP....................................................................................28 1. Tạo hứng thú trong quá trình học tập .........................................................................28 2. Hình thành năng lực Khoa học tự nhiên.....................................................................28 3. Phát triển năng lực tự học...........................................................................................29 4. Phát triển kỹ năng làm việc nhóm..............................................................................29 5. Một số hình ảnh minh họa ..........................................................................................30 D. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................30 CAM KẾT.........................................................................................................................32 ĐÁNH GIÁ, NHẬN XÉT CỦA NHÀ TRƯỜNG..........................................................33 PHỤ LỤC..........................................................................................................................34
2
3 A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do lựa chọn biện pháp Trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay, việc chuyển đổi từ cách dạy học truyền thống sang các phương pháp dạy học tích cực là điều tất yếu. Theo định hướng này, học sinh được đặt ở vị trí trung tâm của quá trình dạy học, với vai trò chủ động trong việc tiếp nhận và khám phá tri thức. Giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn, hỗ trợ học sinh trong việc tìm tòi, giải quyết vấn đề, phát triển kỹ năng tư duy độc lập. Việc áp dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực giúp học sinh không chỉ nắm vững kiến thức mà còn phát triển toàn diện các năng lực và phẩm chất cá nhân, từ đó chuẩn bị tốt hơn cho cuộc sống và công việc tương lai. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VIII đã đề ra định hướng quan trọng cho việc đổi mới căn bản phương pháp giáo dục và đào tạo. Nội dung Nghị quyết nhấn mạnh: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào trong quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh...". Điều này không chỉ đặt ra yêu cầu thay đổi cách dạy của giáo viên, từ việc truyền đạt thông tin một chiều sang việc tổ chức các hoạt động học tập tích cực, mà còn yêu cầu học sinh phải phát triển tư duy độc lập, khả năng sáng tạo và kỹ năng tự học. Thực tế, không có một phương pháp dạy học nào là tối ưu cho tất cả học sinh, tất cả mọi bài học vì dạy học vừa là khoa học vừa là nghệ thuật. Nhưng sử dụng phương tiện dạy học phù hợp trong quá trình giảng dạy sẽ mang lại hiệu quả tốt. Tác giả Nguyễn Cảnh Toàn đã chỉ ra rằng: “Để hướng dẫn tự học phải viết tài liệu, in ra và hướng dẫn người học tự học. Tài liệu hướng dẫn phải vạch được kế hoạch học tập, phương pháp học tập, nội dung tài liệu tự học có hướng dẫn phải chỉ ra mối quan hệ logic giữa các chương, vẽ ra một sơ đồ về mối liên hệ đó. Việc hướng dẫn nên thể hiện ra bằng những câu hỏi hoặc bài tập nhỏ”. Theo Từ điển Tiếng Việt: “Tài liệu là văn bản giúp cho việc tìm hiểu một vấn đề gì đó”. Dựa trên quan điểm của các tác giả trên, tôi cho rằng tài liệu tự học được hiểu là văn bản được giáo viên xây dựng thiết kế trong đó nội dung phải vạch được kế hoạch học tập, phương pháp học, nội dung phải có mối quan hệ logic, vẽ ra một sơ đồ về mối liên hệ đó. Việc hướng dẫn tìm hiểu kiến thức được thể hiện ra bằng những câu hỏi hoặc bài tập nhỏ.