PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Chuyên đề 2 - Chủ đề 7 Thực hành đo gia tốc trọng trường - HS.pdf

 Cô Nhung Cute 0972.46.48.52 VẬT LÍ 10 1 • Đo được gia tốc rơi tự do. g = 2S t 2 Ta cần đo thời gian và quãng đường chuyển động của vật đó - Bộ dụng cụ thí nghiệm đo gia tốc rơi tự do: + Máng đứng có gắn dây dọi (1) + Vật bằng thép hình trụ (2) + Nam châm điện N, dùng giữ và thả trụ thép (3) + Cổng quang điện E (4) + Giá đỡ có đế ba chân, có vít chỉnh cân bằng và trụ thép (5) + Đồng hồ đo thời gian hiện số (6) + Công tắc kép (7) Thiết kế phương án thí nghiệm như bộ dụng cụ thí nghiệm đo gia tốc rơi tự do Tiến hành thí nghiệm Thí nghiệm: Đo gia tốc rơi tự do Bước 1 Bố trí thí nghiệm như hình. Bước 2 Cắm nam châm điện vào ổ A và cổng quang điện vào ổ B ở mặt sau của đồng hồ đo thời gian hiện số. Bước 3 Đặt MODE đồng hồ đo thời gian hiện số ở chế độ thích hợp A  B Bước 4 Đặt trụ thép tại vị trí tiếp xúc với nam châm điện N và bị giữ lại ở đó Bước 5 Nhấn nút RESET của đồng hồ MC964 để chuyển các số hiển thị về giá trị ban đầu 0.000. Bước 6 Nhấn nút của hộp công tắc kép để ngắt điện vào nam châm điện. Trụ thép rơi xuống và chuyển động đi qua cổng quang điện Chuyên đề 2 ĐỘNG HỌC Chủ đề 7 THỰC HÀNH ĐO GIA TỐC TRỌNG TRƯỜNG I Tóm tắt lý thuyết 1 Mục đích thực hành 2 Cách đo gia tốc trọng trường trong phòng thí 3 Giới thiệu dụng cụ thí nghiệm: 4 Thiết kế phương án và tiến hành thí nghiệm
 Cô Nhung Cute 0972.46.48.52 VẬT LÍ 10 2 Bước 7 Ghi lại các giá trị thời gian hiển thị trên đồng hồ Bước 8 Dịch chuyển cổng quang điện ra xa dần nam châm điện, thực hiện lại các thao tác 3, 4, 5, 6 bốn lần nữa. Ghi lại thời gian t tương ứng với quãng đường s. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. (Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm) Câu 1: Chọn câu đúng, để đo gia tốc rơi tự do trong phòng thí nghiệm, ta cần: A. Đo thời gian và quãng đường chuyển động của vật. B. Máy bắn tốc độ. C. Đồng hồ đo thời gian D. thước đo quãng đường Câu 2: Chọn câu đúng. Những dụng cụ chính để đo gia tốc rơi tự do của khối trụ gồm: A. Đồng hồ đo thời gian hiện số, cổng quang điện, khối trụ, máng và thước thẳng. B. Đồng hồ đo thời gian hiện số, cổng quang điện, khối trụ, máng và thước kẹp. C. Đồng hồ đo thời gian hiện số, cần rung, khối trụ, máng và thước kẹp. D. Đồng hồ đo thời gian hiện số, cần rung, khối trụ, máng và thước thẳng. Câu 3: Điền khuyết các từ khóa thích hợp vào chỗ trống: Khi cắm cổng quang điện vào ổ cắm A, B cần chú ý xoay đúng ......................, cắm thẳng ........................, không rung, lắc chân cắm. A. máng, thước. B. khe định vị, thanh trụ. C. Băng giấy, cần rung. D. khe định vị, giắc cắm. Câu 4: Điền khuyết các từ khóa thích hợp vào chỗ trống: Để đo gia tốc rơi tự do trong phòng thí nghiệm, ta cần đo ................ và ............... chuyển động của vật đó. A. vận tốc đầu, vận tốc cuối. B. thời gian đi qua một cổng quan điện, quãng đường. C. thời gian đi qua một cổng quan điện, vận tốc cuối D. thời gian, quãng đường Câu 5: Điền khuyết các từ khóa thích hợp vào chỗ trống: Những dụng cụ chính để đo gia tốc rơi gồm: Đồng hồ đo thời gian hiện số và ..................., vật bằng thép hình trụ và ..................... A. máng, thước. B. cổng quang điện, thanh trụ. C. cổng quang điện, máng đứng có gắn thước. D. khe định vị, giắc cắm. Câu 6: Sắp xếp theo đúng thứ tự các bước làm thí nghiệm đo gia tốc rơi tự do: II Đề trên lớp 1 Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn (6 điểm)
 Cô Nhung Cute 0972.46.48.52 VẬT LÍ 10 3 a. Đặt trụ thép tại vị trí tiếp xúc với nam châm điện N và bị giữ lại ở đó. b. Dịch chuyển cổng quang điện ra xa dần nam châm điện, thực hiện lại các thao tác 3, 4, 5, 6 bốn lần nữa. Ghi lại thời gian t tương ứng với quãng đường s. c. Bố trí thí nghiệm như hình d. Nhấn nút RESET của đồng hồ MC964 để chuyển các số hiển thị về giá trị ban đầu 0.000. e. Nhấn nút của hộp công tắc kép để ngắt điện vào nam châm điện. Trụ thép rơi xuống và chuyển động đi qua cổng quang điện f. Cắm nam châm điện vào ổ A và cổng quang điện vào ổ B ở mặt sau của đồng hồ đo thời gian hiện số. g. Ghi lại các giá trị thời gian hiển thị trên đồng hồ. h. Đặt MODE đồng hồ đo thời gian hiện số ở chế độ thích hợp A  B A. c – d – e – g – b – f – h – a. B. c – f – h – a – d – e – g – b C. c – f – e – g – b – h – a – d. D. c – f – g – b – h – a – d – e. Câu 7: Sắp xếp theo đúng thứ tự các bước làm thí nghiệm đo gia tốc rơi tự do: a. Điều chỉnh giá đỡ thẳng đứng bằng các vít ở đế sao cho quả năng của dây dọi sẽ nằm ở tâm lỗ tròn. Thiết lập đồng hồ đo thời gian hiện số chế độ A  B để đo thời gian từ lúc thả đến lúc vật chắn cổng quang điện. b. Lặp lại phép đo ít nhất 3 lần. c. Bố trí thí nghiệm như hình d. Đặt vật rơi vào vị trí nam châm điện, dùng ê ke vuông ba chiều để xác định vị trí ban đầu của vật. Ấn nút RESET trên mặt đồng hồ để đưa chỉ thị số về 0.000. Nhấn công tắc điện để kích thích vật rơi và khởi động đồng hồ đo thời gian hiện số. e. Khi vật rơi và chắn các tia hồng ngoại của cổng quang điện, đồng hồ sẽ dừng. Đọc thời gian rơi trên đồng hồ và ghi số liệu vào bảng. A. c – a – d – e – b. B. c – e – b – a – d C. c – e – d – b – a. D. c – a – e – b – d. Câu 8: Trước khi đo thời gian của một hoạt động ta thường ước lượng khoảng thời gian của hoạt động đó để A. lựa chọn đồng hồ đo phù hợp. B. đặt mắt đúng cách. C. đọc kết quả đo chính xác. D. hiệu chỉnh đồng hồ đúng cách Câu 9: Cho các bước đo thời gian của một hoạt động gồm: (1) Đặt mắt nhìn đúng cách. (2) Ước lượng thời gian hoạt động cần đo để chọn đồng hồ thích hợp. (3) Hiệu chỉnh đồng hồ đo đúng cách. (4) Đọc, ghi kết quả đo đúng quy định. (5) Thực hiện phép đo thời gian. Thứ tự đúng các bước thực hiện để đo thời gian của một hoạt động là:
 Cô Nhung Cute 0972.46.48.52 VẬT LÍ 10 4 A. (1), (2), (3), (4), (5) B. (3), (2), (5), (4), (1) C. (2), (3), (1), (5), (4) D. (2), (1), (3), (5), (4). Câu 10: Trong một bài thực hành, gia tốc RTD được tính theo công thức g = 2h/t2. Sai số tỉ đối của phép đo trên tính theo công thức nào? A. Δg ḡ = Δh h̄ + 2 Δt t̄ . B. Δg ḡ = Δh h̄ + Δt t̄ C. Δg ḡ = Δh h̄ − 2 Δt t̄ . D. Δg g = Δh h + 2 Δt t . Câu 11: Một học sinh tiến hành đo gia tốc rợi tự do tại phòng thí nghiệm theo hướng dẫn của SGKVL 10. Phép đo gia tốc RTD học sinh này cho giá trị trung bình sau nhiều lần đo là ḡ= 9,7166667m/s2 với sai số tuyệt đối tương ứng là Δḡ= 0,0681212 m/s2. Kết quả của phép đo được biễu diễn bằng A. g = 9,72 ± 0,068 m/s2 B. g = 9,7 ± 0,1 m/s2 C. g = 9,72 ± 0,07 m/s2 D. g = 9,717 ± 0,068 m/s2 Câu 12: Để xác định gia tốc của một chuyển động thẳng biến đổi đều, một học sinh đã sử dụng đồng hồ bấm giờ và thước mét để xác định thời gian t và đo quãng đường L, sau đó xác định a bằng công thức L = a t 2 2 . Kết quả cho thấy L = (2 ± 0,005)m,t = (4,2 ± 0,2)s. Gia tốc a bằng: A. (0,23 ± 0,01) m/s2 B. (0,23 ± 0,02) m/s2 C. (0,23 ± 0,03) m/s2 D. (0,23 ± 0,04) m/s2 Câu 13: Thả rơi tự do một vật từ đỉnh tháp thì thời gian vật chạm đất được xác định bằng (2,0 ± 0,1)s. Nếu lấy gia tốc trọng trường tại nơi thả vật chính xác bằng 10m/s2 thì chiều cao của tháp là A. (20 ± 0,1)m B.(20 ± 0,5)m C. (20 ± 1)m D. (20 ± 2)m Câu 14: Dùng một thước có chia độ đến milimét đo 5 lần khoảng cách d giữa hai điểm A và B đều cho cùng một giá trị là 1,345 m. Lấy sai số dụng cụ là một độ chia nhỏ nhất. Kết quả đo được viết là A. d = (1345 ± 2) (mm). B. d = (1,345 ± 0,001) (m). C. d = (1345 ± 3) (mm). D. d = (1,345 ± 0,0005) (m). Câu 15: Dùng một thước chia độ đến milimét để đo khoảng cách l giữa hai điểm A, B và có kết quả đo là 600 mm. Lấy sai số dụng cụ là một độ chia nhỏ nhất. Cách ghi nào sau đây không đúng với số chữ số có nghĩa của phép đo? A. l = (6,00 ± 0,01) dm. B. l = (0,6 ± 0,001) m. C. l = (60,0 ± 0,1) cm. D. l = (600 ± 1) mm.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.