PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text HOÁ 11 - TỔNG ÔN GK1 - ĐỀ.pdf

TỔNG ÔN GIỮA HỌC KÌ I Biên soạn: Thầy Tony Long – Chuyên luyện thi Hoá Học (Zalo: 0905.587.079) Trang 1 CHUYÊN BỒI DƯỠNG & LUYỆN THI THPT QUỐC GIA HÓA HỌC 11 Họ, tên thí sinh: ......................................................... Số báo danh: .............................................................. CHƯƠNG 1: CÂN BẰNG HOÁ HỌC Bài 1: Khái niệm về cân bằng hoá học 1. Phản ứng một chiều và phản ứng thuận nghịch Phản ứng một chiều Phản ứng thuận nghịch - Phản ứng chỉ xảy ra ....... chiều từ chất đầu tạo thành sản phẩm. - Là phản ứng xảy ra theo ........ chiều ngược nhau trong cùng điều kiện. - Biễu diễn: mũi tên một chiều " ⎯⎯→" - Ví dụ: NaOH + HCl ⎯⎯→ NaCl + H2O - Biễu diễn: mũi tên hai chiều " ⎯⎯⎯⎯→" - Ví dụ: N2 (g) + 3H2 (g) ⎯⎯⎯⎯→ 2NH3 Câu 1. Phản ứng thuận nghịch là phản ứng A. xảy ra theo hai chiều ngược nhau trong cùng điều kiện. B. có phương trình hoá học được biểu diễn bằng mũi tên một chiều. C. chỉ xảy ra theo một chiều nhất định. D. xảy ra giữa các chất trong dung dịch nước. Câu 2. Chiều từ trái sang phải trong phản ứng thuận nghịch gọi là A. chiều nghịch. B. chiều đảo. C. chiều thuận. D. chiều chuẩn. Câu 3. Phản ứng nào sau đây là phản ứng thuận nghịch? A. 2HCl + CaCO3 → CaCl2 + CO2 + H2O. B. NH3 + HCl → NH4Cl. C. 2NO2 ⇌ N2O4. D. HCl + NaOH → NaCl + H2O. Câu 4. Phản ứng nào sau đây là phản ứng thuận nghịch? A. Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2. B. 2SO2 + O2 ⎯⎯⎯⎯→ 2SO3 C. C3H8 + 5O2 ⎯⎯→ o t 3CO2 + 4H2O. D. 3 2 2KClO 2KCl 3O ⎯⎯→ + o t 2. Cân bằng hoá học - hằng số cân bằng Cân bằng hoá học Hằng số cân bằng - Trạng thái cân bằng của phản ứng thuận nghịch là trạng thái tại đó tốc độ phản ứng thuận ........ tốc độ phản ứng nghịch. - Cân bằng hoá học là một cân bằng ........, ở trạng thái cân bằng, nồng độ các chất ........................ - Xét phản ứng: aA + bB ⎯⎯⎯⎯→ cC + dD - Biễu thức tính hằng số cân bằng: c d C a b [C] .[D] K [A] .[B] = ; Trong đó: [A], [B], [C], [D] là nồng độ các chất A, B, C, D ở trạng thái cân bằng. - Hằng số KC chỉ phụ thuộc vào ............. và .................... phản ứng. - Lưu ý: Không biểu diễn nồng độ của ................... trong biểu thức hằng số cân bằng. Ví dụ: C (s) + CO2 (g) ⎯⎯⎯⎯→ 2CO (g) 2 C 2 [CO] K [CO ] → =
TỔNG ÔN GIỮA HỌC KÌ I Biên soạn: Thầy Tony Long – Chuyên luyện thi Hoá Học (Zalo: 0905.587.079) Trang 2 Câu 5. Trạng thái cân bằng của phản ứng thuận nghịch là trạng thái tại đó A. nhiệt độ phản ứng không đổi. B. tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch. C. nồng độ chất tham gia bằng nồng độ sản phẩm. D. phản ứng dừng lại. Câu 6. Đặc điểm nào sau đây không đúng với trạng thái cân bằng hóa học? A. Tại thời điểm cân bằng phản ứng vẫn tiếp tục xảy ra. B. Tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch. C. Phản ứng dừng lại, chất phản ứng chuyển hoàn toàn thành sản phẩm. D. Trong hệ luôn có mặt các chất phản ứng và các chất sản phẩm. Câu 7. Khi một hệ ở trạng thái cân bằng thì trạng thái đó là A. cân bằng tĩnh. B. cân bằng động. C. cân bằng bền. D. cân bằng không bền. Câu 8. Sự phá vỡ cân bằng cũ để chuyển sang một cân bằng mới do các yếu tố bên ngoài tác động được gọi là A. sự biến đổi chất. B. sự dịch chuyển cân bằng. C. sự chuyển đổi vận tốc phản ứng. D. sự biến đổi hằng số cân bằng. Câu 9. Điền vào khoảng trống bằng cụm từ thích hợp: “Cân bằng hóa học là cân bằng ...(1)... vì tại cân bằng phản ứng ...(2)...” A. (1) tĩnh, (2) dừng lại. B. (1) động, (2) dừng lại. C. (1) tĩnh, (2) tiếp tục xảy ra. D. (1) động, (2) tiếp tục xảy ra. Câu 10. Mối quan hệ giữa tốc độ phản ứng thuận (vt) và tốc độ phản ứng nghịch (vn) ở trạng thái cân bằng là A. vt = 2vn. B. vt = vn. C. vt = 0,5vn. D. vt = vn = 0. Câu 11. Ở trạng thái cân bằng, A. các chất không phản ứng với nhau. B. phản ứng dừng lại. C. nồng độ sản phẩm luôn lớn hơn nồng độ chất ban đầu. D. nồng độ các chất không thay đổi. Câu 12. Biểu thức tính hằng số cân bằng của phản ứng N2(g) + 3H2(g) ⇌ 2NH3(g) là A. Kc = [NH3] [N2 ].[H2] B. Kc = [NH3] 2 [N2 ].[H2] 3 C. Kc = [N2 ].[H2] [NH3] D. Kc = [N2 ].[H2] 3 [NH3] 2 Câu 13. Biểu thức biểu diễn hằng số cân bằng KC của phản ứng H2(g) + I2(g) ⇌ 2HI(g) là A. 2 2 C 2 [H ].[I ] K = [HI] . B. 2 2 C [H ].[I ] K = [HI] . C. 2 C 2 2 [HI] K [H ].[I ] = . D. C 2 2 [HI] K [H ].[I ] = . Câu 14. Biểu thức tính hằng số cân bằng của phản ứng CaO(s) + CO2(g) ⇌ CaCO3(s) là A. = C 2 1 K [CO ] B. K [CO ] C 2 = C. = 3 C 2 [CaCO ] K [CaO].[CO ] D. = 2 C 3 [CaO].[CO ] K [CaCO ] Câu 15. Biểu thức tính hằng số cân bằng của phản ứng: 3Fe(s) + 4H2O(g) Fe3O4(s) + 4H2(g) là A.       4 2 3 4 C 4 3 2 H Fe O K H O [Fe] = . B.     4 2 C 4 2 H K H O = . C.     2 C 2 4 H K 4 H O = . D.      2 3 4 C 2 4 H Fe O K 4 H O 3[Fe] = . Câu 16. Hằng số cân bằng KC của một phản ứng thuận nghịch phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây? A. Nồng độ. B. Nhiệt độ. C. Áp suất. D. Chất xúc tác. Câu 17. Xét cân bằng sau: 2SO2(g) + O2(g) ⇌ 2SO3(g) có hằng số KC. Nếu chỉ thay đổi 1 yếu tố thì giá trị KC sẽ thay đổi khi A. tăng nhiệt độ. B. tăng nồng độ SO2.
TỔNG ÔN GIỮA HỌC KÌ I Biên soạn: Thầy Tony Long – Chuyên luyện thi Hoá Học (Zalo: 0905.587.079) Trang 3 C. tăng nồng độ O2. D. thêm chất xúc tác V2O5. Câu 18. Yếu tố nào sau đây không ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cân bằng? A. Nồng độ. B. Áp suất. C. Nhiệt độ. D. Chất xúc tác. Câu 19. Phát biểu nào sau đây về một trạng thái cân bằng hóa học là không đúng? A. Tốc độ của phản ứng thuận bằng tốc độ của phản ứng nghịch. B. Nồng độ của các chất trong hỗn hợp phản ứng là không đổi. C. Nồng độ mol của chất phản ứng luôn bằng nồng độ mol của chất sản phẩm phản ứng. D. Phản ứng thuận và phản ứng nghịch vẫn diễn ra. 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cân bằng hoá học: Nhiệt độ, nồng độ và áp suất (Lưu ý: Chất xúc tác và diện tích tiếp xúc không ảnh hưởng đến chuyển dịch cân bằng) Ảnh hưởng của Nhiệt độ Ảnh hưởng của Nồng độ Ảnh hưởng của Áp suất - Khi tăng nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm nhiệt độ, cụ thể như sau: + Khi hệ có ΔrH298 o > 0 (phản ứng thu nhiệt): cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi ....... nhiệt độ, theo chiều nghịch khi ........ nhiệt độ. + Khi hệ có ΔrH298 o < 0 (phản ứng toả nhiệt): cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi ......... nhiệt độ, theo chiều nghịch khi ........... nhiệt độ. - Khi tăng nồng độ một chất trong phản ứng thì cân bằng hoá học bị phá vỡ và chuyển dịch theo chiều làm ........... nồng độ của chất đó và ngược lại - Khi tăng áp suất chung của hệ, thì cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm áp suất, tức là chiều làm ......... số mol khí và ngược lại. - Đối với phản ứng thuận nghịch có "tổng hệ số tỉ lượng của các khí ở hai vế phương trình ...............thì cân bằng không bị dịch chuyển khi ta thay đổi áp suất chung của hệ" Câu 20. Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến cân bằng hóa học là A. nồng độ, nhiệt độ và chất xúc tác. B. nồng độ, áp suất và diện tích bề mặt. C. áp suất, nhiệt độ và chất xúc tác. D. nồng độ, nhiệt độ và áp suất. Câu 21. Yếu tố nào không làm ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cân bằng hóa học của phản ứng? A. Nhiệt độ. B. Nồng độ. C. Áp suất. D. Chất xúc tác. Câu 22. Cho cân bằng hóa học: N2 (g) + 3H2 (g) ⇌ 2NH3 (g) ΔrH298 0 < 0. Sự thay đổi yếu tố nào sau đây không làm chuyển dịch cân bằng? A. Áp suất của hệ. B. Nồng độ N2. C. Nhiệt độ. D. Chất xúc tác Fe. Câu 23. Hệ cân bằng sau được thực hiện trong bình kín: CO (g) + H2O (g) ⇌ CO2 (g) + H2 (g) o r 298 H < 0. Cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận khi A. tăng áp suất chung của hệ. B. cho chất xúc tác vào hệ. C. thêm khí H2 vào hệ. D. giảm nhiệt độ của hệ. Câu 24. Cho cân bằng: C2H2(g) + H2O(g) ⇌ CH3CHO(g) ΔrH298 0 = -151kJ. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi A. giảm nồng độ của khí C2H2. B. tăng nhiệt độ của hệ phản ứng. C. không sử dụng chất xúc tác. D. tăng áp suất của hệ phản ứng. Câu 25. Cân bằng hoá học nào sau đây không bị chuyển dịch khi thay đổi áp suất? A. 2SO2(g) + O2(g) ⇌ 2SO3(g) B. C(s) + H2O(g) ⇌ CO(g) + H2(g) C. PCl3(g) + Cl2(g) ⇌ PCl5(g) D. 3Fe(s) + 4H2O(g) ⇌ Fe3O4(s) + 4H2(g) Câu 26. Cho cân bằng hoá học: 2SO2(g) + O2(g) ⇌ 2SO3(g) ΔrH298 o < 0. Phát biểu nào dưới đây đúng? A. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ. B. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ O2.
TỔNG ÔN GIỮA HỌC KÌ I Biên soạn: Thầy Tony Long – Chuyên luyện thi Hoá Học (Zalo: 0905.587.079) Trang 4 C. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi giảm áp suất hệ phản ứng. D. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ SO3. Câu 27. Cho cân bằng hóa học: N2(g) + 3H2(g) ⇌ 2NH3(g) ΔrH298 o = –92 kJ. Hai biện pháp đều làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận là A. giảm nhiệt độ và giảm áp suất. B. tăng nhiệt độ và tăng áp suất. C. giảm nhiệt độ và tăng áp suất. D. tăng nhiệt độ và giảm áp suất. Câu 28. Phản ứng sản xuất vôi: CaCO3 (s) ⇌ CaO (s) + CO2 (g) ΔrH298 0 > 0. Biện pháp kĩ thuật tác động vào quá trình sản xuất để tăng hiệu suất là A. giảm nhiệt độ. B. thêm khí CO2. C. tăng áp suất. D. tăng nhiệt độ và giảm áp suất. Câu 29. Cho cân bằng: 2NO2 (nâu) ⇌ N2O4 (không màu) ΔrH298 0 < 0. Nhúng ống nghiệm chứa NO2 vào nước đá thì A. màu nâu vẫn giữ nguyên như ban đầu. B. màu nâu đậm dần. C. màu nâu nhạt dần. D. ống nghiệm mất màu hoàn toàn. Câu 30. Cho cân bằng sau trong bình kín: 2NO2 (g) ⇌ N2O4 (g) (màu nâu đỏ) (không màu) Khi hạ nhiệt độ của bình thì màu nâu đỏ nhạt dần. Phát biểu đúng về cân bằng này là A. Phản ứng thuận thu nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ. B. Phản ứng nghịch tỏa nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ. C. Phản ứng nghịch thu nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ. D. Phản ứng thuận tỏa nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ. Câu 31. Cho các cân bằng hóa học sau: (a) 3H2(g) + N2(g) ⇌ 2NH3(g) (b) 2NO2(g) ⇌ N2O4(g) (c) H2(g) + I2(g) ⇌ 2HI(g)(d) 2SO2(g) + O2(g) ⇌ 2SO3(g) Ở nhiệt độ không đổi, khi thay đổi áp suất chung của mỗi hệ cân bằng thì cân bằng hóa học không bị chuyển dịch là A. (a). B. (b). C. (c). D. (d).

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.