Nội dung text BÀI 1 - KHTN - KNTT.docx
BÀI 1: PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ NĂNG HỌC TẬP MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN I. TRẮC NGHIỆM Câu 1 (NB): “Trên cơ sở các sổ liệu và phân tích số liệu, con người có thể đưa ra các dự báo hay dự đoán tính chất của sự vật, hiện tượng, nguyên nhân của hiện tượng!” Đó là kĩ năng nào? A. Kĩ năng quan sát, phân loại. B. Kĩ năng liên kết tri thức. C. Kĩ năng dự báo. D. Kĩ năng đo. Câu 2 (NB): Khẳng định nào dưới đâỵ là không đúng? A. Dự báo là kĩ năng cần thiết trong nghiên cứu khoa học tự nhiên. B. Dự báo là kĩ năng không cấn thiết của người làm nghiên cứu. C. Dự báo là kĩ năng dự đoán điều gì sẽ xảy ra dựa vào quan sát, kiến thức,suy luận của con người,... về các sự vật, hiện tượng. D. Kĩ năng dự báo thường được sử dụng trong bước dự đoán của phươngpháp tìm hiểu tự nhiên. Câu 3 (NB): Cho các bước sau: (1) Hình thành giả thuyết (2) Quan sát và đặt câu hỏi (3) Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết (4) Thực hiện kế hoạch (5) Kết luận Thứ tự sắp xếp đúng các bước trong phương pháp tìm hiểu tự nhiên là? A. (1) - (2) - (3) - (4) - (5). B. (2) - (1) - (3) - (4) - (5). C. (1) - (2) - (3) - (5) - (4). D. (2) - (1) - (3) - (5) - (4). Câu 4 (NB): Con người có thể định lượng được các sự vật và hiện tượng tự nhiên dựa trên kĩ năng nào? A. Kĩ năng quan sát, phân loại. B. Kĩ năng liên kết tri thức. C. Kĩ năng dự báo. D. Kĩ năng đo.
Câu 5 (NB): Đâu không phải là kĩ năng cần vận dụng vào phương pháp tìm hiểu tự nhiên? A. Kĩ năng chiến đấu đặc biệt; B. Kĩ năng quan sát; C. Kĩ năng dự báo; D. Kĩ năng đo đạc. Câu 6 (TH): Cho các bước sau: (1) Thực hiện phép đo, ghi kết quả đo và xử lí số liệu đo. (2) Ước lượng để lựa chọn dụng cụ/thiết bị đo phù hợp. (3) Phân tích kết quả và thảo luận về kết quả nghiên cứu thu được. (4) Đánh giá độ chính xác của kết quả đo căn cứ vào loại dụng cụ đo và cách đo. Trình tự các bước hình thành kĩ năng đo là: A. (1) (2) (3) (4). B. (1) (3) (2) (4). C. (3) (2) (4) (1). D. (2) (1) (4) (3). Câu 7 (TH): Hãy kết nối các thông tin ở cột A với cột B tạo thành sự liên kết giữa sự vật với hiện tượng hoặc hiện tượng với hiện tượng. Cột A Nối Cột B 1. Nước mưa 1- a. do ánh sáng từ Mặt Trời 2. Một sổ loài thực vật 2- b. ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của thực vật 3. Trời nắng 3- c. có khi trời mưa 4. Phân bón 4- d. rụng lá vào mùa đông Đáp án: 1- c; 2 - d; 3 - a; 4 - b. Câu 8 (TH): Trong Hình 1.1, ban đầu bình a chứa nước, bình b chứa một vật rắn không thấm nước. Khi đổ hết nước từ bình a sang bình b thì mức nước trong bình b được vẽ trong hình. Thể tích của vật rắn là: A. 33 mL. B. 73 mL. C. 32,5 mL.
D. 35,2 mL Câu 9 (TH): Cổng quang điện có vai trò: A. Điều khiển mở đồng hồ đo thời gian hiện số. B. Điều khiển đóng đồng hồ đo thời gian hiện số. C. Điều khiển mở/đóng đồng hồ đo thời gian hiện số. D. Gửi tín hiệu điện tự tới đồng hồ. Câu 10 (TH): Một bản báo cáo thực hành cần có những nội dung nào, sắp xếp lại theo thứ tự nội dung bản báo cáo. (1). Kết luận. (2). Mục đích thí nghiệm. (3). Kết quả. (4). Các bước tiến hành (5). Chuẩn bị (6). Thảo luận A. (1) - (2) - (3) - (4) - (5) - (6). B. (2) - (5) - (4) - (3) - (6) - (1). C. (1) - (2) – (6) - (3) - (5) - (4). D. (2) - (1) - (3) - (5) - (6)- (4). II. TỰ LUẬN Câu 1 (NB): Trình bày phương pháp tìm hiểu tự nhiên? Trả lời: Phương pháp tìm hiểu tự nhiên gồm 5 bước: - Đề xuất vấn đề cùng tìm hiểu - Đưa ra dự đoán khoa học để giải quyết vấn đề - Lập kế hoạch kiểm tra dự án - Thực hiện kế hoạch kiểm tra dự án - Viết báo cáo, thảo luận và trình bày báo cáo khi được yêu cầu. Câu 2 (NB): Làm cách nào để đo độ dày của một tờ giấy trong sách KHTN 7 bằng một thước có độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) là 1 mm? Trả lời: - Dựa vào sổ trang tính số tờ giấy trong sách. - Ép chặt các tờ giấy bên trong sách (không chứa hai tờ bìa ngoài) và dùngthước có ĐCNN 1 mm để đo độ dày. - Tính độ dày của 1 tờ giấy bằng cách lấy độ dày của sách chia cho tổng số tờ.