Nội dung text Đề 23 - Luyện thi ĐGNL ĐHQG TPHCM 2024 - Môn Hóa Học (Có giải).Image.Marked.pdf
Trang 1 / 5 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KỲ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC ĐỀ THI MẪU SỐ 23 – TLCMHTC0009 PHẦN 3. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Câu 71. Tốc độ của một phản ứng có dạng: . . x y A B v k C C (A, B là 2 chất khác nhau, x, y lần lượt là hệ số của A, B trong phản ứng) Cho hệ cân bằng 2COk O2 k 2CO2 k trong bình kín, nhiệt độ không đổi. Nếu áp suất của hệ tăng 2 lần, tốc độ phản ứng thuận sẽ tăng lên A. 2 lần. B. 4 lần. C. 6 lần. D. 8 lần. Câu 72. Một hỗn hợp X gồm CH3OH 2 2 3 2 3 5 3 ;CH CH CH OH;CH CH OH;C H (OH) . Cho 25,4 gam hỗn hợp X tác dụng với Na dư thu được 5,6 lít H2 (đktc). Mặt khác, đem đốt cháy hoàn toàn 25,4 gam hỗn hợp X thu được a mol CO2 và 27 gam H2O. Giá trị của a là A. 1,25. B. 1,00. C. 1,40. D. 1,20. Câu 73. Chất nào dưới đây tạo phức màu tím với Cu(OH)2? A. Metylamin. B. Anilin. C. Ala-Gly-Val. D. Gly-Val. Câu 74. Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Cho dung dịch Ba(HCO3)2 vào dung dịch KHSO4. (b) Cho K vào dung dịch CuSO4 dư. (c) Cho dung dịch NH4NO3 vào dung dịch Ba(OH)2. (d) Cho dung dịch HCl tới dư vào dung dich C6H5ONa. (e) Cho dung dịch CO2 tới dư vào dung dịch gồm NaOH và Ca(OH)2.
Trang 2 / 5 Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được cả chất rắn và khí là A. 2. B. 4. C. 3. D. 5. Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 91 đến 93 Nước trong tự nhiên là nước chứa nhiều muối của các kim loại như canxi, magie, sắt... Nước cứng là nước chứa nhiều ion Ca2+ và Mg2+ (có khối lượng mol tương ứng là 40 g/mol và 24 g/mol). Nước mềm là nước chứa ít hoặc không chứa các ion trên. Ngoài ra, người ta phân biệt nước cứng có tính tạm thời, vĩnh cửu và toàn phần. - Tính cứng tạm thời là tính cứng gây nên bởi các muối Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2. - Tính cứng vĩnh cửu là tính cứng gây nên bởi các muối sunfat, clorua của canxi và magie. - Tính cứng toàn phần gồm cả tính cứng tạm thời và vĩnh cửu. Độ cứng của nước được xác định bằng tổng hàm lượng ion Ca2+ và Mg2+ quy đổi về khối lượng CaCO3 có trong 1 lít nước theo công thức sau: Tổng độ cứng của nước (mg CaCO3/l) = 2 3 2 3 . . CaCO CaCO Ca Mg M M Ca Mg M M Người ta có thể phân nước thành 4 loại sau: Câu 91. Để làm mềm nước cứng tạm thời có thể áp dụng phương pháp nào sau đây? A. Thêm vào nước cứng muối ăn. B. Thêm vào nước cứng dung dịch HCl. C. Thêm vào nước cứng dung dịch NaBr. D. Đun sôi nước cứng. Câu 92. Kết quả phân tích một mẫu nước ngầm cho thấy tổng độ cứng của nước là 160 (mg CaCO3/l), trong đó nồng độ ion Mg2+ đo được là 18 mg/l. Nồng độ ion Ca2+ trong mẫu nước cứng đó đo được là bao nhiêu? A. 24 mg/l. B. 34 mg/l. C. 26 mg/l. D. 28 mg/l.
Trang 3 / 5 Câu 93. Kết quả phân tích một mẫu nước ngầm cho thấy trong mẫu nước có chứa ion Mg2+ và Ca2+ với nồng độ tương ứng là 12 mg/l và 20 mg/l. Hãy chọn nhận định đúng trong các nhận định sau. A. Độ cứng của mẫu nước là 100 mg/l. Mẫu nước thuộc loại nước hơi cứng. B. Độ cứng của mẫu nước là 113 mg/l. Mẫu nước thuộc loại nước hơi cứng. C. Độ cứng của mẫu nước là 250 mg/l. Mẫu nước thuộc loại nước rất cứng. D. Độ cứng của mẫu nước là 50 mg/l. Mẫu nước thuộc loại nước mềm. Dựa vào các thông tin được cung cấp dưới đây để trả lời các câu từ 94 đến 96 Điện phân là một phương pháp điện hóa dùng để tách các kim loại ra khỏi dung dịch, đồng thời cũng là phương pháp xác định nồng độ của kim loại đó trong dung dịch, vì sau khi tách hết người ta cân để biết lượng kim loại bám trên điện cực. Khi có dòng điện một chiều chạy qua, các ion trong dung dịch chất điện phân chuyển về các điện cực trái dấu và xảy ra các quá trình điện hóa. Cụ thể, ở anot (cực dương) xảy ra quá trình oxi hóa, ở catot (cực âm) xảy ra quá trình khử. Thí nghiệm 1: Một sinh viên thực hiện quá trình điện phân dung dịch CuCl2 bằng hệ điện phân sử dụng các điện cực than chì. Câu 94. Bán phản ứng nào xảy ra ở anot? A. Cu2+ + 2e → Cu. B. 2H+ + 2e → H2. C. 2H2O + 2e → H2 + 2OH− . D. 2Cl− → Cl2 + 2e. Câu 95. Nếu thay dung dịch CuCl2 ở thí nghiệm 1 bằng dung dịch chứa hỗn hợp chất Cu(NO3)2 x mol và NaCl x mol, sau đó điện phân cho đến khi khối lượng của điện cực ở catot không đổi. Cho mẩu quỳ tím vào dung dịch sau điện phân thấy A. quỳ tím chuyển sang màu xanh. B. quỳ tím chuyển sang màu đỏ. C. quỳ tím không chuyển màu. D. quỳ tím bị mất màu. Câu 96. Một sinh viên thực hiện quá trình điện phân điện phân hoàn toàn 2,34 gam muối clorua kim loại ở
Trang 4 / 5 trạng thái nóng chảy thu được 448 ml khí (ở đktc) ở anot. Kim loại trong muối clorua bị điện phân là A. Na. B. Ca. C. K. D. Mg.