PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 19.Đề HSG 9.docx

GV: Nguyễn Thị Mỹ Tâm Gmail: [email protected] UBND HUYỆN PHÙ CÁT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN LỚP 9 THCS NĂM HỌC:.......... MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 150 phút Câu 1: (8,0 điểm) Nhà thơ Nguyễn Sĩ Đại từng trải lòng: Người và trời lấp bể Kẻ đắp lũy xây thành Ta chỉ là chiếc lá Việc của mình là xanh (Báo Nhân dân, Thứ tư, 02/6/2004) Còn em, một người trẻ, em muốn làm người vá trời lấp bể hay là chiếc lá xanh? Trả lời câu hỏi trên bằng một bài nghị luận ngắn khoảng 2 trang giấy thi. Câu 2: (12,0 điểm) Nhà thơ Tố Hữu nhận định: “Thơ là tiếng nói hồn nhiên nhất của tâm hồn”. Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy làm sáng tỏ “Tiếng nói hồn nhiên nhất của tâm hồn” nhà thơ Đỗ Trung Quân qua bài thơ sau: BÀI HỌC ĐẦU CHO CON (Đỗ Trung Quân) Quê hương là gì hở mẹ Mà cô giáo dạy phải yêu Quê hương là gì hở mẹ Ai đi xa cũng nhớ nhiều Quê hương là cầu tre nhỏ Mẹ về nón lá nghiêng tre Là hương hoa đồng cỏ nội Bay trong giấc ngủ đêm hè. Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày Quê hương là đường đi học Con về rợp bướm vàng bay Quê hương là vàng hoa bí Là hồng tím giậu mồng tơi Là đỏ đôi bờ dâm bụt Màu hoa sen trắng tinh khôi Quê hương là con diều biếc Tuổi thơ con thả lên đồng Quê hương là con đò nhỏ Êm đềm khua nước ven sông Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nổi thành người... (Đỗ Trung Quân, tập thơ Cỏ hoa cần gặp, NXB Thuận Hóa - Huế, 1991)
*Chú thích - Nhà thơ Trung Quân sinh năm 1955 là Hội viên hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1997. Ngoài sáng tác văn học, Đỗ Trung Quân còn trình bày bìa sách, minh hoạ sách báo, làm MC cho những chương trình ca nhạc, làm diễn viên cho một số phim truyền hình. - Nhiều bài thơ của ông được phổ nhạc và được nhiều người yêu thích như: Bài học đầu cho con (Quê hương), Phượng hồng, Hương tràm, Khúc mưa, Những bông hoa trên tuyến lửa,... - Bài thơ “Bài học đầu cho con” lúc đầu được làm đề tặng bé Quỳnh Anh (con của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, khi đó mới một tuổi), đăng lần đầu năm 1986 trên báo Khăn quàng đỏ. Khi đăng bài này thì người biên tập (Việt Nga, con của nhà thơ Lê Giang) có bỏ một vài đoạn và thêm một câu “Sẽ không lớn nổi thành người” ở cuối cùng. Bài thơ đã được nhạc sĩ Giáp Văn Thạch phổ nhạc và trở thành ca khúc nổi tiếng: “Quê hương” ----------------------- Hết ---------------------- (Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) Họ và tên thí sinh: ............................................ Số báo danh .................................... Chữ kí của cán bộ coi thi 1: ..................... Chữ kí của cán bộ coi thi 2: ....................
UBND HUYỆN PHÙ CÁT HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9 CẤP HUYỆN NĂM HỌC:..... (Hướng dẫn chấm có 06 trang) I. Hướng dẫn chung - Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh, tránh cách chấm đếm ý cho điểm. - Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn và tính chất của kỳ thi là để chọn học sinh giỏi nên giám khảo cần chủ động, linh hoạt trong việc vận dụng hướng dẫn và thang điểm; đặc biệt khuyến khích những bài viết có cảm xúc, có những ý tưởng mới mẻ, cách trình bày sáng tạo, liên hệ bản thân sâu săc.. - Việc chi tiết hoá hướng dẫn chấm (nếu có) phải đảm bảo không sai lệch tổng điểm của mỗi ý, được thống nhất trong tổ chấm thi và được trưởng ban chấm thi duyệt. - Điểm toàn bài lẻ đến 0,25. II. Hướng dẫn chấm từng câu Câu Nội dung Điể m 1 Nhà thơ Nguyễn Sĩ Đại từng trải lòng: Người và trời lấp bể Kẻ đắp lũy xây thành Ta chỉ là chiếc lá Việc của mình là xanh (Báo Nhân dân, Thứ tư, 02/6/2004) Còn em, một người trẻ, em muốn làm người vá trời lấp bể hay là chiếc lá xanh? Trả lời câu hỏi trên bằng một bài nghị luận ngắn khoảng 2 trang giấy thi. 8,0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Có đủ các phần (mở bài, thân bài, kết bài). Mở bài biết dẫn dắt hợp lý và nêu được vấn đề; thân bài triển khai thành nhiều đoạn văn, liên kết chặt chẽ với nhau, cùng làm sáng tỏ vấn đề; kết bài đánh giá được vấn đề. 0,5 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Trên cơ sở nắm vững cách làm bài, hiểu ý nghĩa của bài thơ, học sinh có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác 0,5
nhau nhưng đảm bảo được các yêu cầu cơ bản sau: c. Triển khai vấn đề cần nghị luận Chia vấn đề nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác giải thích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động. Có thể trình bày theo định hướng sau: 1/ Mở bài: Giới thiệu vấn đề 1,0 2/ Thân bài: a/ Giải thích: - Vá trời lấp bể, đắp lũy xây thành: Chỉ những việc làm, sự cống hiến lớn lao vĩ đại, không phải ai cũng có thể làm được. - Chiếc lá xanh: Chỉ bằng những đóng góp giản dị, khiêm nhường, phù hợp với khả năng của mọi cá nhân. Chỉ cần góp trong sức mình là đủ, không cần cố vươn quá cao, quá xa. (Hướng dẫn chấm chi tiết: + Giải thích như trên: 1,0 điểm + Giải thích chưa đầy đủ hoặc chỉ nêu được hàm ý của câu nói: 0,5 điểm) b/ Bàn luận: + Làm người vá trời lấp bể, đắp lũy xây thành nghĩa là gánh vác những trọng trách năng nề của nhân loại. Sống như thế là sống có lý tưởng, có ước mơ, hoài bão lớn lao, dám nghĩ dám làm. Khi ấy ta sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho cộng đồng xung quanh và được đời nhớ mặt, người biết tên. Nói cách khác, ta sống một cuộc đời huy hoàng, rực rỡ. Tên tuổi được lịch sử ghi dấu, được mọi người ngưỡng mộ. + Tuy nhiên, không phải ai cũng đủ tài năng để va trời lấp bề, đắp lũy xây thành. Nhưng ai cũng đủ khả năng để sống đẹp. Chỉ cần xanh hết mình như chiếc lá kia, ta cũng đã góp phần không nhỏ cho sự phát triển sự sống của cây đời. Vậy nên, mỗi cá nhân phải luôn có ý thức làm tốt công việc, phận sự của mình dù cho đó chỉ là một công việc bình thường hay sự nhỏ bé. Đây cũng là cách làm đẹp cho cuộc đời phù hợp với sức mình. + Khi ta là người vá trời lấp bể, đắp lũy xây thành, cũng không được coi khinh những chiếc lá xanh. Làm sao có một xã hội đẹp tươi vì cuộc sống vốn được tạo nên những điều rất nhỏ. Khi ta làm chiếc lá xanh, hãy biết mơ đến một ngày ta sẽ làm được nhiều hơn thế trở thành người vá trời lấp bể đắp lũy xây thành. + Phê phán những người sống thiếu trách nhiệm, không đóng góp gì cho đời, cũng như những  người không ý thức rõ giá trị bản thân xem mình phù hợp làm gì. 4,0

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.