Nội dung text BC Thẩm định nội bộ FreFS_ĐSTĐC (f).pdf
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI HỘI ĐỒNG THẨM ĐỊNH NỘI BỘ (Quyết định số 74/QĐ-BGTVT) CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Số: /BC-BGTVT Hà Nội, ngày 30 tháng 09 năm 2024 BÁO CÁO Kết quả thẩm định nội bộ Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam Kính gửi: Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) được Thủ tướng Chính phủ giao rà soát, hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam1 (sau đây gọi tắt là Báo cáo NCTKT Dự án) làm cơ sở để Chính phủ trình Quốc hội xem xét thông qua chủ trương đầu tư dự án. Ngày 14/02/2019, Bộ GTVT có Tờ trình số 1281/TTr-BGTVT, trình Thủ tướng Chính phủ Báo cáo NCTKT Dự án. Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập Hội đồng thẩm định nhà nước để thẩm định Báo cáo NCTKT Dự án. Hội đồng thẩm định nhà nước đã ban hành Thông báo kết luận số 2956/TB- BKHĐT ngày 18/04/2023 về Báo cáo NCTKT Dự án. Căn cứ Kết luận của Hội đồng thẩm định nhà nước, Bộ GTVT đã chỉ đạo Tư vấn rà soát, tiếp thu, giải trình để hoàn thiện BCNCTKT Dự án và đã ban hành Quyết định số 74/QĐ- BGTVT ngày 25/01/2024 kiện toàn thành viên Hội đồng thẩm định nội bộ để thẩm định Báo cáo NCTKT Dự án. Bộ Chính trị đã ban hành thông báo kết luận về chủ trương xây dựng đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam tại văn bản số 11376-CV/VPTW ngày 18/9/2024; Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 20/9/2024 trong đó đã kết luận về chủ trương đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Thực hiện kết luận của Ban Chấp hành trung ương Đảng, Bộ Chính trị nêu trên và yêu cầu của Hội đồng thẩm định Nhà nước, của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản số 7735/BKHĐT-GSTĐĐT ngày 23/9/2024, đến nay Ban QLDA đường sắt đã chỉ đạo tư vấn hoàn thiện hồ sơ BCNCTKT Dự án và trình Bộ GTVT tại Tờ trình số 2614/TTr-BQLDADĐS ngày 27/09/2024. Trên cơ sở Tờ trình số 2614/TTr-BQLDADĐS ngày 27/09/2024; số 2630/TTr-BQLDAĐS ngày 30/9/2024 của Ban QLDA đường sắt, ý kiến Thành viên hội đồng thẩm định nội bộ gửi theo đề nghị tại Văn bản số 1058/BGTVT- KHĐT ngày 29/01/2024 của Bộ GTVT và tại cuộc họp ngày 30/9/2024, Hội đồng báo cáo kết quả thẩm định nội bộ hồ sơ Báo cáo NCTKT Dự án như sau: 1 Văn bản số 1672/VPCP-KTN ngày 15/3/2016 của Văn phòng Chính phủ.
2 Phần thứ nhất TÀI LIỆU THẨM ĐỊNH VÀ TỔ CHỨC THẨM ĐỊNH I. HỒ SƠ TÀI LIỆU THẨM ĐỊNH 1. Tờ trình số 2614/TTr-BQLDAĐS ngày 27/09/2024, số 2630/TTr- BQLDAĐS ngày 30/9/2024 của Ban QLDA đường sắt; 2. Báo cáo NCTKT Dự án do Liên danh tư vấn TEDI - TRICC - TEDIS cập nhật bổ sung, hoàn thiện tháng 09/2024; 3. Các tài liệu liên quan: Nghị quyết của Trung ương Đảng; Nghị quyết, Kết luận của Bộ Chính trị; các quy định của pháp luật; các quy hoạch liên quan; kinh nghiệm phát triển đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) của các nước trên thế giới; các nghiên cứu trước đây về dự án; ý kiến của các chuyên gia, nhà khoa học, các cơ quan, tổ chức liên quan. II. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ ĐỂ THẨM ĐỊNH Danh mục các căn cứ pháp lý để thẩm định nội bộ Dự án theo Phụ lục 1 kèm theo Báo cáo này. III. TỔ CHỨC THẨM ĐỊNH 1. Đơn vị chủ trì thẩm định: Hội đồng thẩm định nội bộ của Bộ GTVT. 2. Đơn vị phối hợp thẩm định: Vụ Kế hoạch - Đầu tư, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Pháp chế, Vụ Vận tải, Vụ Tài chính, Vụ Quản lý doanh nghiệp, Vụ Khoa học - Công nghệ và Môi trường, Vụ Hợp tác quốc tế, Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông, Cục Quản lý đầu tư xây dựng, Cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đường cao tốc Việt Nam, Cục Đường sắt Việt Nam, Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Cục Hàng không Việt Nam, Viện Khoa học công nghệ GTVT, Viện Chiến lược và Phát triển GTVT, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam. 3. Hình thức thẩm định: lấy ý kiến bằng văn bản2 . Phần thứ hai Ý KIẾN THẨM ĐỊNH BÁO CÁO NGHIÊN CỨU TIỀN KHẢ THI I. MÔ TẢ THÔNG TIN CHUNG DỰ ÁN 1. Tên dự án: Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. 2. Nhóm dự án: dự án quan trọng quốc gia. 3. Cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án: Quốc hội. 4. Cấp quyết định đầu tư dự án: Thủ tướng Chính phủ. 5. Cơ quan được giao nhiệm vụ lập Báo cáo NCTKT: Ban QLDA đường sắt. 6. Địa điểm thực hiện dự án: Dự án đi qua 20 tỉnh, thành phố từ Bắc vào 2 Văn bản số 1058/BGTVT-KHĐT ngày 29/01/2024 của Bộ GTVT và số 10458/BGTVT-KHĐT ngày 27/9/2024.
3 Nam bao gồm: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai và TP. Hồ Chí Minh. 7. Sơ bộ tổng mức đầu tư: khoảng 1.713.594 tỷ đồng (khoảng 67,34 tỷ USD). 8. Nguồn vốn: Ngân sách Trung ương bố trí theo các kỳ trung hạn, vốn góp của các địa phương, vốn huy động có chi phí thấp và ít ràng buộc,.... 9. Ngành, lĩnh vực: lĩnh vực giao thông. 10. Tiến độ dự kiến: khởi công cuối năm 2017; phấn đấu hoàn thành xây dựng toàn tuyến năm 2035. 11. Hình thức đầu tư dự án: đầu tư công. 12. Tư vấn lập Báo cáo NCTKT Dự án: Liên danh Tổng Công ty Tư vấn thiết kế GTVT-CTCP (TEDI); Công ty Cổ phần Tư vấn Đầu tư và Xây dựng GTVT (TRICC); Công ty Cổ phần Tư vấn thiết kế GTVT phía Nam (TEDI SOUTH). 13. Các thông tin chính của dự án: a) Địa điểm đầu tư: Dự án đi qua 20 tỉnh, thành phố; điểm đầu là ga Ngọc Hồi (TP. Hà Nội), điểm cuối là ga Thủ Thiêm (TP. Hồ Chí Minh). b) Quy mô đầu tư: tuyến ĐSTĐC, tổng chiều dài 1.541 km, đường đôi, khổ đường tiêu chuẩn 1.435mm, điện khí hóa; vận chuyển hành khách, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh, có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết. Trên tuyến xây dựng 23 ga khách và 05 ga hàng hóa. c) Thông số kỹ thuật chủ yếu: tốc độ thiết kế 350km/h, tốc độ khai thác 320km/h; tải trọng trục thiết kế 22,5 tấn/ trục; bán kính đường cong nằm nhỏ nhất: 6.500m, bán kính đường cong đứng nhỏ nhất: 25.000m; siêu cao lớn nhất 180mm, siêu cao thiếu lớn nhất 110mm; cự ly giữa hai tim đường trên chính tuyến 5m; sử dụng công nghệ tín hiệu điều khiển qua sóng vô tuyến, đóng đường sử dụng phân khu di động; cấp điện sức kéo AC25kV; phương tiện, sử dụng động lực phân tán cho đoàn tàu khách; động lực tập trung cho tàu hàng. II. TỔNG HỢP Ý KIẾN THẨM ĐỊNH CỦA CÁC ĐƠN VỊ PHỐI HỢP Trên cơ sở Tờ trình số 104/TTr-BQLDADĐS ngày 15/01/2024 của Ban Quản lý dự án đường sắt và hồ sơ Báo cáo NCTKT Dự án kèm theo, ngày 29/01/2024, Bộ GTVT gửi văn bản3 lấy ý kiến các Thành viên Hội đồng thẩm định nội và tổng hợp ý kiến gửi Ban Quản lý dự án đường sắt tại văn bản số 6343/BGTVT-KHĐT ngày 14/6/2024. Tiếp thu ý kiến Hội đồng thẩm định nội bộ, cập nhật định hướng của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban QLDA đường sắt đã có Tờ trình số 2614/TTr-BQLDADĐS ngày 27/09/2024 kèm theo hồ sơ Báo cáo NCTKT Dự án, Bộ GTVT có số 10458/BGTVT-KHĐT ngày 27/9/2024 tiếp tục lấy ý kiến 3 Văn bản số 1058/BGTVT-KHĐT ngày 29/01/2024 của Bộ GTVT.
4 các thành viên Hội đồng thẩm định nội bộ. Sau khi Ban QLDA đường sắt có Tờ trình bổ sung số 2630/TTr-BQLDAĐS ngày 30/9/2024, Hội đồng thẩm định đã tổ chức họp để lấy ý kiến các thành viên Hội đồng thẩm định nội bộ về hồ sơ Báo cáo NCTKT Dự án; các thành viên Hội đồng thẩm định nội bộ đã tham gia ý kiến và biểu quyết. Tổng hợp các nhóm ý kiến của Hội đồng thẩm định nội bộ tại cuộc họp chủ yếu như sau: các thành viên Hội đồng thẩm định đều thống nhất về sự cần thiết, quan điểm, mục tiêu đầu tư; tốc độ thiết kế là 350km/h, bảo đảm tính hiện đại; phương án đầu tư; công nghệ chạy trên ray do tính hiệu quả, thuận tiện kết nối; hình thức đầu tư công và các nhóm cơ chế chính sách đặc thù để thực hiện dự án,... Bên cạnh đó, một số thành viên lưu ý cần sớm triển khai công tác đào tạo nguồn nhân lực, rà soát dự phòng trong TMĐT bảo đảm tính đủ, tránh đội vốn trong quá trình thực hiện, công tác quản lý dự án; trong bước tiếp theo cần tiếp tục cập nhật rà soát nhu cầu vận tải; tính toán chi phí vận hành để có giải pháp hỗ trợ bù doanh thu khai thác (nếu có); đánh giá an toàn hệ thống; tổ chức tiếp nhận chuyển giao công nghệ. III. NỘI DUNG THẨM ĐỊNH 1. Đánh giá về hồ sơ dự án: a) Các căn cứ pháp lý Hồ sơ Báo cáo NCTKT Dự án đã được Ban QLDA Đường sắt, tư vấn rà soát, cập nhật các cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý theo Kết luận của HĐTĐNN, trong đó: - Về cơ sở chính trị, đã cập nhật các chủ trương, định hướng của Đảng liên quan đến đầu tư, phát triển ĐSTĐC trên trục Bắc - Nam; phát triển công nghiệp, bảo đảm kết hợp giữa quốc phòng, an ninh với kinh tế và giữa kinh tế với quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội các vùng gắn với đầu tư ĐSTĐC Bắc - Nam4 . - Về cơ sở pháp lý, đã cập nhật hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, các Nghị quyết của Quốc hội, các quy hoạch liên quan đến Dự án đang có hiệu lực, gồm: (i) các Luật: Đất đai, Bảo vệ môi trường, Tài nguyên nước, Đầu tư, Đầu tư công, Đầu tư theo phương thức đối tác công tư, Xây dựng, Giáo dục, Đấu thầu, Kiến trúc và các văn bản hướng dẫn các Luật có liên quan; (ii) Nghị quyết số 103/2023/QH15 ngày 09/11/2023 của Quốc hội về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 20245 ; (iii) Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; 05 quy hoạch ngành GTVT thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; các quy hoạch ngành quốc gia trong lĩnh vực du lịch, điện lực, đô thị và 4 Gồm: (i) Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng cộng sản Việt Nam; (ii) Nghị quyết số 29- NQ/TW ngày 17/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 20/9/2024 của Ban Chấp hành trung ương Đảng khóa XIII; (iii) các Nghị quyết của Bộ Chính trị: số 26-NQ/TW ngày 03/11/20224 , số 24-NQ/TW ngày 03/11/20224 , số 30-NQ/TW ngày 23/11/20224 ; (iv) các Kết luận của Bộ Chính trị: số 49-KL/TW ngày 28/02/2023, số 72-KL/TW ngày 23/02/2024, số 57-KL/TW ngày 16/9/20194 , văn bản số 11376-CV/VPTW ngày 18/9/2024 của Văn phòng Trung ương; Nghị quyết số 37/NQ-CP ngày 15/8/2024 của Chính phủ về Đề án chủ trương đầu tư ĐSTĐC trên trục Bắc - Nam. 5 Phấn đấu phê duyệt chủ trương đầu tư dự án sớm nhất có thể trong năm 2024.