PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 126. Mỏ Trạng - Bắc Giang.pdf


Câu 16: Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo từ A. các notron. B. các nuclôn. C. các prôtôn. D. các electron. Câu 17: Cho phản ứng hạt nhân: 19 4 16 9 2 8 X + → + F He O . Hạt X là hạt A. anpha. B. notron. C. đotêri. D. prôtôn. Câu 18: Tia X không có công dụng A. làm tác nhân gây ion hóa. B. chữa bệnh ung thư. C. sưởi ấm. D. chiếu điện, chụp điện. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Nồi áp suất điện là loại nồi sử dụng nhiệt từ điện năng để đun nóng và tạo áp suất làm chín thức ăn. Nhờ đó thức ăn được làm chính nhanh và đều, giữ trọn vẹn chất dinh dưỡng bên trong. Nguyên lí hoạt động của nồi là chuyển hóa điện năng thành nhiệt năng, mâm của nồi tạo ra lượng nhiệt lớn làm nồi nóng lên, đồng thời hơi nóng trong nồi cũng tăng cao nhưng không thể thoát ra ngoài giúp áp suất tăng lên làm thức ăn nhanh chín. Mặc dù áp suất trong nồi khá cao nhưng vẫn đảm bảo ăn toàn cho người dùng, vì nồi có thể tự điều chỉnh nhiệt và thời gian, nồi sẽ vẫn khóa khi chưa xả hết hơi nóng ra ngoài. a) Nồi áp suất có nắp vung được đậy rất kín, giúp hạn chế thất thoát nhiệt lượng ra môi trường bên ngoài nên thức ăn nhanh chín hơn. b) Áp suất trong nồi cao hơn bên ngoài nên nhiệt độ sôi của nước trong nồi cao hơn nhiệt độ sôi của nước khi đun bằng nồi thông thường. c) Áp suất trong nồi tăng lên là vì số lượng phân tử hơi nước tăng lên do có sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi và các phân tử này chuyển động nhiệt nhanh va chạm vào thành và nắp nồi. d) Trong quá trình nhận nhiệt từ mâm điện, hệ gồm nồi - nước - hơi nước liên tục sinh công làm chín thức ăn. Câu 2: Ở một số sự kiện ngoài trời, người ta thường dùng khí Helium ( He ) để bơm vào các quả bóng bay làm cho chúng có thể bay lên không trung. Trong buổi lễ tổng kết năm học 2023-2024, khối 12 trường THPT Mỏ Trạng có 187 học sinh và cần có tối thiểu mỗi học sinh một quả để thả, coi các quả bóng được bơm với cùng thể tích 2,0 lít và áp suất 5 1, 25 10 Pa  . Nhà cung cấp đã mang đến một số bình khí Helium dung tích 6 lít và áp suất 5 5,00.10 Pa . Coi nhiệt độ khí không đổi trong quá trình bơm. a) Sở dĩ các quả bóng bay lên được là do khối lượng riêng của khí Helium nhỏ hơn khối lượng riêng của không khí. b) Khí Helium là một loại khí trơ, không có phản ứng hóa học với các loại khí khác nên rất an toàn khi sử dụng. c) Mỗi bình khí Helium nói trên có thể bơm được tối đa 24 quả bóng. d) Để bơm đủ 187 quả bóng cho học sinh thì cần tối thiểu 8 bình Helium nói trên. Câu 3: Một nhóm học sinh bố trí thí nghiệm xác định lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện như hình bên với các dụng cụ sau: khu ng dây dẫn (1), nam châm (2), hai lò xo giống nhau (3), giá treo (4), dây dẫn nối với nguồn điện (5). Biết trọng lượng của khung dây là 0,2 N ; đoạn dây dẫn nằm ngang và vuông góc với các đường sức dài 10 cm ; dòng điện chạy trong dây dẫn có cường độ 5,0 A. Để xác định độ lớn lực từ tác dụng lên đoạn dây, nhóm học sinh tiến hành đo độ biến dạng của lò xo và ghi lại kết quả như sau Khi chưa có dòng điện Khi có dòng điện Độ biến dạng của lò xo (mm) 8 15 a) Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn nằm ngang trong thí nghiệm này có phương thẳng đứng, hướng xuống dưới. b) Nhóm học sinh khẳng định: nếu không biết chiều dòng điện thì không thể xác định được chiều của lực từ trong thí nghiệm này. c) Khi đồng thời đổi chiều dòng điện và chiều từ trường thì lực từ tác dụng lên đoạn dây hướng thẳng đứng lên trên. d) Mỗi lò xo có độ cứng 25 N / m và độ lớn cảm ứng từ giữa hai cực của namchâm là 0,35 T.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.