PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Bảo trì bảo dưỡng máy công nghiệp (Dương Bình Nam Hoàng Trí).pdf

Giaùo trình Bảo tri bảo dưỡng máy công nghiệp Tröôøng ÑHSPKT – Khoa Cô khí Maùy Döông bình Nam – Hoaøng Trí - 1 - Phần 1: BẢO TRÌ -----------o0o------------ BÀI MỞ ĐẦU Trong yêu cầu xã hội hiện tại vấn đề tăng năng suất lao động luôn luôn được quan tâm để phát triển nền công nghiệp quốc dân. Từ quan điểm trên việc đầu tư năng suất cho từng thiết bị cũng như năng suất cụm dây chuyền hoặc cho cả nhà máy mỗi ngày một cải tiến, nhằm nâng cao năng suất, trong đó mục đích chính yếu là giảm giá thành sản phẩm. Điều mong muốn của các nhà sản suất sản phẩm là phải ổn định sản lượng và muốn ổn định sản lượng và tăng năng suất phải giải quyết các vấn đề tổn thất trong chu kỳ gia công và các dạng tổn thất ngoài chu kỳ, trong các dạng tổn thất đó có dạng tổn thất độ ổn định và tuổi thọ chi tiết máy. Độ ổn định và tuổi thọ chi tiết máy được đánh giá từ các khâu :  Thiết kế kỹ thuật  Chế tạo thử nghiệm  Đưa vào sản xuất thử nghiệm  Đánh giá kết quả  Chế tạo hoàn chỉnh Trong các khâu trên điều rất quan tâm là các chế độ làm việc cho từng chi tiết máy và muốn đánh giá chính xác bắt buộc người sử dụng thiết bị phải tuân thủ theo sự hướng dẫn kỹ thuật bảo trì bảo dưỡng của từng thiết bị và hệ thống dây chuyền sản xuất suốt quá trình sản xuất. Như vậy công tác bảo trì không những chỉ thực hiện cho từng cụm thiết bị hoặc hệ thống dây chuyền trong nhà máy, xí nghiệp mà phải được thực hiện thường xuyên từng ngày, giờ, thời kỳ, giai đoạn và suốt quá trình sản xuất. Việc này phải đưa vào kế hoạch bảo trì song song với kế hoạch sản xuất. Trong thời đại ngày nay, thời đại công nghiệp hoá hiện đại hoá công nghiệp, máy móc và thiết bị đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hầu hết mọi lĩnh vực: sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, ... Vì vậy, bảo trì các loại máy móc thiết bị đang ngày càng được quan tâm nhiều. Bảo trì là một thuật ngữ quen thuộc, tuy nhiên để hiểu rõ về vai trò, chức năng và các hoạt động liên quan đến bảo trì lại không dễ dàng vì tuỳ theo quan điểm của mỗi tổ chức, mỗi cơ quan mà thuật ngữ bảo trì được hiểu khác nhau. Nhưng về cơ bản lại có những điểm tương đồng. CÁC ĐỊNH NGHĨA VỀ BẢO TRÌ 1. Định nghĩa của Afnor (Pháp) Bảo trì là tập hợp các hoạt động nhằm duy trì hoặc phục hồi một tài sản ở tình trạng nhất định hoặc bảo đảm một dịch vụ xác định.  Ý nghĩa của định nghĩa trên là tập hợp các hoạt động, tập hợp các phương tiện, các biện pháp kỹ thuật để thực hiện công tác bảo trì.  Duy trì: phòng ngừa các hư hỏng có thể xảy ra để duy trì tình trạng hoạt động của tài sản (máy móc, thiết bị)  Phục hồi: sửa chữa hay phục hồi lại trạng thái ban đầu của tài sản (bao gồm tất cả các thiết bị, dụng cụ sản xuất, dịch vụ...) 2. Định nghĩa của BS 3811: 1984 (Anh) Bảo trì là tập hợp tất cả các hành động kỹ thuật và quản trị nhằm giữ cho thiết bị luôn ở một tình trạng nhất định hoặc phục hồi nó về một tình trạng trong đó nó có thể thực hiện chức năng yêu cầu. Chức năng yêu cầu này có thể định nghĩa như là một tình trạng xác định nào đó. http://SinhVienKyThuat.Com Download tài liệu kỹ thuật miễn phí tại http://SinhVienKyThuat.Com
Giaùo trình Bảo tri bảo dưỡng máy công nghiệp Tröôøng ÑHSPKT – Khoa Cô khí Maùy Döông bình Nam – Hoaøng Trí - 2 - 3. Định nghĩa của Total Productivity Development AB (Thuỵ Điển) Bảo trì bao gồm tất cả các hoạt động được thực hiện nhằm giữ cho thiết bị ở một tình trạng nhất định hoặc phục hồi thiết bị về tình trạng này. 4. Định nghĩa của Dimitri Kececioglu (Mỹ) Bảo trì là bất kì hành động nào nhằm duy trì các thiết bị không bị hư hỏng ở một tình trạng đạt yêu cầu về mặt độ tin cậy và an toàn và nếu chúng bị hư hỏng thì phục hồi chúng về tình trạng này. http://SinhVienKyThuat.Com Download tài liệu kỹ thuật miễn phí tại http://SinhVienKyThuat.Com
Giaùo trình Bảo tri bảo dưỡng máy công nghiệp Tröôøng ÑHSPKT – Khoa Cô khí Maùy Döông bình Nam – Hoaøng Trí - 3 - Chương 1 Bài 1 SỰ PHÁT TRIỂN CỦA BẢO TRÌ I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH Bảo trì có từ khi con người biết tạo ra các dụng cụ và biết cách sử dụng các dụng cụ đó, tuy nhiên trong suốt quản thời gian dài bảo trì hầu như bị bỏ ngỏ ít được quan tâm, sở dĩ bảo trì thiếu sự quan tâm như vậy là do nền sản xuất trên thế giới còn kém phát triển mối quan hệ giữa các nước với nhau trong hợp tác làm ăn còn rất hạn chế, các nước đều gói gọn đất nước mình trong một khuôn khổ vì vậy sức cạnh tranh trên thị trường hầu như không có. Mặt khác máy móc thiết bị trong giai đoạn này chưa được nhiều, vì vậy công việc bảo trì trong giai đoạn này chưa được quan tâm. Nền khoa học ngày một phát triển, sự vận dụng những thành tựu khoa học vào trong sản xuất đã tạo nên của cải vật chất ngày càng nhiều, nhưng ngược lại để tiêu thụ những sản phẩm làm ra ngày càng khó khăn nó tạo ra sự mất cân bằng trên thị trường, dẫn đến cuộc khủng hoảng lớn về kinh tế. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai, lượng hàng hoá tăng, của cải mà con người tạo ra là rất lớn so với những thập niên trước đó, tuy vậy công việc bảo trì trong thời gian này ít được quan tâm do việc chế tạo sản xuất trong thời gian này bằng các công cụ máy móc thiết bị còn khá đơn giản, thời gian ngừng máy ít ảnh hưởng đến sản xuất vì vậy công việc bảo trì nó cũng mang ý nghĩa không lớn trong sự tác động của nó đến chất lượng và năng suất cũng như trong quá trình sản xuất. Phương thức để ngăn ngừa các thiết bị hư hỏng chưa được quan tâm nhiều, cách thức bảo trì lúc bây giờ chủ yếu thực hiện theo kiểu hư đâu sửa đó. Khi cuộc chiến tranh thế giới lần thứ hai nổ ra , lúc này mọi hoạt động nghiên cứu vận dụng những thành tựu khoa học vào trong quá trình sản xuất đều nhằm mục đích phục vụ cho chiến tranh, hơn nữa lúc này nguồn lao động lại bị thiếu hụt lớn do vậy yêu cầu về duy trì sự ổn định của máy móc thiết bị để tạo ra của cải vật chất là rất cần thiết. Nhất là các thiết bị công cụ cần phải hoạt động tốt để phục vụ cho chiến tranh do đó ngành cơ khí trong thời gian này phát triển mạnh mẽ, các thiết bị máy móc ngày càng đa dạng hơn, ngành công nghiệp ngày một phụ thuộc nhiều hơn vào máy móc với tầm quan trọng của thiết bị máy móc đối với con người. Như vậy nên việc duy trì cho quá trình làm việc của thiết bị được quan tâm nhiều, ở giai đoạn này có nhiều đề xuất: những hư hỏng của máy móc thiết bị nên được phòng ngừa để tránh những sự cố hay các tình huống khẩn cấp xảy ra do hư hỏng của thiết bị, từ đó xuất hiện khái niệm bảo trì phòng ngừa, mục đích của khái niệm bảo trì phòng ngừa là giữ cho máy móc làm việc được ổn định, ít bị những hư hỏng hay các sự cố xảy ra trong quá trình làm việc . Từ những yêu cầu đó nên chi phí cho công tác bảo trì ngày một tăng lên đáng kể, mặt khác vốn đầu tư cho tài sản cố định là khá lớn, từ đó người ta luôn tìm cách kéo dài tuổi thọ của các thiết bị công cụ máy móc. Trong những năm gần đây ngành công nghiệp trên thế giới đã phát triển rất nhanh như vũ bão, nhất là từ khi ngành công nghệ thông tin được phát triển mạnh và được áp dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực, quá trình vận dụng những phát minh để đưa vào phục vụ cho sản xuất ngày càng nhanh hơn. Đặc biệt sự kết nối về cơ khí, điện tử, công nghệ tin học, và công nghệ nguyên vật liệu mới, nó đã tạo ra một nền sản xuất với các thiết bị công cụ đa dạng về chủng loại, đa chức năng, hiệu quả trong sử dụng, năng suất cao, hơn nữa vốn đầu tư cho tài sản cố định là rất lớn. Đây cũng là cơ sở quyết định cho sự tồn tại của các tập đoàn, các công ty trong thời buổi mà sức ép cạnh tranh là rất lớn vì vậy công tác bảo trì trong thời gian hiện nay được quan tâm nhiều, phương thức bảo trì được cải tiến nhiều, sự vận dụng công tác bảo trì luôn linh hoạt và sáng tạo trong sản xuất nhờ vậy mà: tăng khả năng sẵn sàng và độ tin cậy của thiết bị, đảm http://SinhVienKyThuat.Com Download tài liệu kỹ thuật miễn phí tại http://SinhVienKyThuat.Com
Giaùo trình Bảo tri bảo dưỡng máy công nghiệp Tröôøng ÑHSPKT – Khoa Cô khí Maùy Döông bình Nam – Hoaøng Trí - 4 - bảo độ an toàn, tạo ra chất lượng sản phẩm tốt hơn, không gây tác hại đến môi trường, tuổi thọ của thiết bị được kéo dài, hiệu quả kinh tế lớn. II. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA BẢO TRÌ  Bảo trì đã được con người biết đến và áp dụng từ lâu. Khi con người biết sử dụng các loại dụng cụ, đặc biệt là từ khi bánh xe được phát minh, con người đã có những phương pháp bảo dưỡng những dụng cụ đó nhưng phạm vi của bảo trì còn rất hạn hẹp. Trong vài thập niên gần đây, khoa học kỹ thuật phát triển mạnh, nền sản xuất đại công nghiệp được áp dụng rộng rãi nên số lượng và chủng loại tài sản cố định như máy móc, thiết bị, nhà xưởng,... có sự gia tăng khổng lồ. Do đó, bảo trì được coi trọng và quan tâm đúng mức, nhằm đáp ứng yêu cầu của sản xuất công nghiệp.  Bảo trì đã trải qua 03 thế hệ:  Thế hệ thứ nhất: Trước chiến tranh thế giới thứ II. trong giai đoạn này, công nghiệp chưa phát triển, việc chế tạo và sản xuất được thực hiện bằng các thiết bị máy móc còn đơn giản, thời gian dừng máy ít ảnh hưởng đến sản xuất do đó, công việc bảo trì cũng rất đơn giản. Bảo trì không ảnh hưởng lớn về chất lượng và năng suất.Vì vậy ý thức ngăn ngừa các thiết bị hư hỏng chưa được phổ biến trong đội ngũ quản lý. Do đó không cần thiết phải có các phương pháp bảo trì hợp lý cho máy móc. Bảo trì chủ yếu là sửa chữa các máy móc và thiết bị khi bị hư hỏng.  Thế hệ thứ hai: sau chiến tranh thế giới thứ II. Do ảnh hưởng của chiến tranh đã làm tăng nhu cầu về nhiều loại hàng hoá trong khi nguồn nhân lực cung cấp cho CN lại giảm sút đáng kể. Do đó, cơ khí hoá được phát triển mạnh mẽ. Lấy máy móc để thay thế cho nguồn nhân lực bị thiếu hụt. Trong giai đoạn này, máy móc đã phổ biến hơn và phức tạp hơn.Công nghiệp trở nên phụ thuộc nhiều hơn vào thiết bị, máy móc. Do sự phụ thuộc ngày càng tăng, thời gian ngừng máy ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Đôi khi có một câu hỏi được nêu ra là “con người kiểm soát máy móc hay máy móc điều khiển con người”. Nếu công tác bảo trì được thực hiện tốt trong nhà máy thì con người sẽ kiểm soát được máy móc, ngược lại máy móc hư hỏng sẽ gây khó khăn cho con người. Vì vậy đã có ý kiến cho rằng những hư hỏng của thiết bị có thể và nên được phòng ngừa để tránh làm mất thời gian khi có những sự cố hay tình huống khẩn cấp xảy ra. Từ đó đã bắt đầu xuất hiện khái niệm phòng ngừa mà mục tiêu chủ yếu là giữ cho thiết bị luôn hoạt động ở trạng thái ổn định chứ không phải sửa chữa khi có hư hỏng. Trong những năm 1960 giải pháp bảo trì chủ yếu là đại tu thiết bị vào những khoảng thời gian nhất định. Chi phí bảo trì cũng đã bắt đầu gia tăng đáng kể so với những chi phí vận hành khác. Cuối cùng vốn đầu tư cho tài sản cố định đã gia tăng đáng kể, do đó con người cần phải có những phương pháp để làm chủ máy móc, giảm thời gian ngừng máy, giảm bớt chi phí để sửa chữa máy móc thiết bị. Điều này dẫn đến việc phát triển những hệ thống kiểm soát và lập kế hoạch bảo trì.  Thế hệ thứ ba: Từ giữa những năm 1980, CN thế giới đã có những thay đổi. Những thay đổi này đòi hỏi công việc bảo trì phải đáp ứng các yêu cầu: khả năng sẵn sàng và độ tin cậy cao hơn, an toàn cao hơn, chất lượng sản phẩm tốt hơn, không gây tác hại môi trường, tuổi thọ thiết bị dài hơn, hiệu quả kinh tế lớn hơn. Từ những yêu cầu đó, con người ngày nay đã có rất nhiều những nghiên cứu mới về bảo trì như: nghiên cứu tình trạng của máy móc, nghiên cứu những rủi ro có thể xảy ra, nghiên cứu, phân tích các dạng hư hỏng, ... http://SinhVienKyThuat.Com Download tài liệu kỹ thuật miễn phí tại http://SinhVienKyThuat.Com

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.