Nội dung text Thiệt chẩn hoàn chỉnh.pdf
1 2 Thiệt chẩn: Tổng quan Giải phẫu học của lưỡi1 Lưỡi cấu tạo bởi cơ vân được bao phủ bởi lớp màng nhầy. Một số cơ có xuất phát từ xương sọ đến bám vào lưỡi. Những điểm nhô cao trên bề mặt lưỡi gọi là nhú , các nhú này tạo thành nếp do các tế bào niêm mạc lưỡi xếp chồng lên nhau (ILLUSTRATION 2-1). Có năm loại nhú : • Dạng lá • Dạng chỉ • Dạng nấm • Dạng đài • Dạng vòng Đầu lưỡi và thân lưỡi được che phủ bới lớp nhú dạng chỉ xen kẽ với nhú dạng nấm. Ở phía sau, phần gốc lưỡi đó là nơi các nhú lớn dạng vòng xếp thành hình chữ V với chức năng bảo vệ, tránh nuốt phải những chất độc có vị đắng. Các nhú lớn này chỉ có thể nhìn thấy rõ nếu người bệnh đưa lưỡi ra tối đa , nó là một đặc điểm của giải phẩu lưỡi bình thường và không nên nhầm lẫn với các “ chấm đỏ” . Chúng ta sẽ gặp lại ở các phần sau, cách Thiệt chẩn của Đông y đa phần xem trọng hai dạng nhú : nhú dạng chỉ tạo thành rêu lưỡi và nhú dạng nấm hiện diện trên bề mặt của lưỡi và tạo thành “ các chấm đỏ và đốm đỏ” trong quá trình bệnh lý. Từ 16 đến 96 tuổi các biểu mô lát tầng trên bề mặt lưỡi sẽ trải qua quá trình thay đổi làm giảm đi 30% bề dày , trong khí đó lớp tế bào đáy không thay đổi . Rất thú vị là nó xảy ra cùng lúc với sự biến đổi rêu lưỡi có liên quan đến tuổi già. Điều này đa phần là biểu hiện của âm hư đã được nhận thấy trong Đông y
Tongue Examination: An Overview / 2 Xem xét quá trình phát triển phôi thai học của lưỡi, trong giai đoạn rất sớm của phôi phần đầu của phôi gấp lại bao lấy cơ quan tiêu hoá nguyên thủy giữa màng ối và màng ngoài tim nguyên thủy. Sự phát triển của lưỡi nằm trong qua trình hình thành xương hàm dưới giữa miệng nguyên thủy và ngực. Quá trình phát triển của lưỡi phân chia miệng nguyên thủy từ màng ngoài tim và tim nguyên thủy . Điều này rất thú vị vì nó gần như giống với sự tương quan giữa lưỡi và tâm / tâm bào trong Đông y. Lưỡi tăng trưởng gấp đôi về chiều dài, bề rộng và độ dày trong khoảng thời gian từ lúc sinh đến độ tuổi vị thành niên và kích thước này tỷ lệ với kích thước đầu trong điều kiện bình thường. THIỆT CHẨN: ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM Thiệt chẩn có một vài điểm khác biệt tạo nên sự quan trọng của nó trong chẩn đoán của Đông y. Trong một vài trường hợp, Thiệt chẩn chính xác hơn Mạch chẩn. NẮP THANH MÔN NẾP LƯỠI NẮP THANH MÔN GIỮA LỖ TỊT SULCUS TERMINALS CUNG KHÂU CÁI HẦU HẠNH NHÂN KHẨU CÁI CUNG KHẨU CÁI LƯỠI NHÚ DẠNG LÁ NHÚ DẠNG VÒNG NHÚ DẠNG NẤM NHÚ DẠNG CHỈ Illustration 2-1
Tongue Examination: An Overview / 3 Illustration 2-2 Do đó , có thể căn cứ vào những điểm này để xem xét cả điểm mạnh và điểm yếu của Thiệt chẩn. Thứ nhất, màu sắc chất lưỡi luôn đa phần phản ánh chính xác tình trạng người bệnh, đặc biệt trong chẩn đoán bát cương. Sự biểu hiện triệu chứng và các dấu hiệu biển hiện trên bệnh nhân có thể mâu thuẫn với nhau. Ví dụ, một bệnh nhân có thể biểu hiện triệu chứng của Nội hàn như chất lưỡi nhạt, phân lỏng và cảm giác ớn lạnh nhưng lại có mạch sác, là dấu hiệu của nhiệt. Trong những tình huống như vậy thì màu sắc chất lưỡi phản ánh chính xác hơn và sẽ chỉ đúng tình trạng bệnh nhân. Một trong những giải thích cho tình huống này là chất lưỡi và sắc rêu không bị ảnh hưởng bới các sự kiện ngắn hoặc mới thay đổi. Ví dụ, một bệnh nhân vừa có tình trạng lo lắng, lo âu trước khi khám, sẽ làm mạch nhanh hơn và hơi khẩn nhưng nó không thể làm thay đổi chất lưỡi và màu sắc rêu lưỡi. (Dĩ nhiên, những vấn đề tình chí dai dẳng sẽ ảnh hưởng đến sự biểu hiện của lưỡi, đặc biệt là màu sắc chất lưỡi ) . Tương tự, một bệnh nhân vừa mới tập luyện mạnh thì mạch sẽ nhanh, nhưng màu sắc lưỡi sẽ không có biểu hiện tương ứng. Thứ hai, biểu hiện của lưỡi là một thước đo hữu ích nhất để theo dõi sự cải thiện hoặc tiến triển nặng của người bệnh. Với mục đích này, màu sắc chất lưỡi sẽ hữu dụng hơn trong trong những bệnh lý mạn tính, trong khi rêu lưỡi nhìn chung hữu ích hơn trong những bệnh lý cấp tính. Thứ ba, những phân vùng lưỡi khác nhau tương ứng với những cơ quan khác nhau, là một cách nhìn nhận được chấp nhận phổ biến. Thứ tư, Thiệt chẩn tương đối khách quan so với các phương pháp khác. Trong khi có thể bất đồng về việc xác định chính xác là mạch “ khẩn” hay “ huyền”, thì việc tranh cãi lưỡi có màu đỏ sậm hay không là ít xảy ra. Tuy nhiên, điều quan trọng cần nhớ là một số lưỡi có màu sắc không dễ phát hiện. Ví dụ, khi nhận biết màu sắc lưỡi xanh nhạt cần có một ít kinh nghiệm.
Tongue Examination: An Overview / 4 Cuối cùng, Thiệt chẩn dễ học, ít nhất là so với học Mạch chẩn. Phương pháp này có thế học trực tiếp bằng cách quan sát lưỡi trên lâm sàng , cũng như bằng cách gián tiếp như xem các hình ảnh và video ngắn. Hạn chế chủ yếu của phương pháp Thiệt chẩn khi so sánh với Mạch chẩn là nó tương đối thiếu rõ ràng. Một thầy thuốc Đông y nhiều kinh nghiệm trong Mạch chẩn có thể biết được nhiều thông tin chi tiết về tình trạng của bệnh nhân, thường phát hiện ra nguyên nhân của bệnh. Tuy nhiên, rêu lưỡi vàng dày mà dính với những chấm đỏ ở gốc lưỡi, nó chỉ phản ánh tình trạng thấp nhiệt uất trệ ở Hạ tiêu, mà không chỉ ra vấn đề nằm ở Bàng Quang, Đại tiểu trường, Thận hay bào cung. Sự khác biệt này chỉ được thể hiện nếu mạch, các triệu chứng và dấu hiệu khác cùng được xét đến. Ý nghĩa của Thiệt chẩn sẽ được giải thích chi tiết hơn và cách thực hành trong lâm sàng sẽ được nêu ở chương 8, chương này sẽ trình bày chi tiết Thiệt chẩn trong các tình huống lâm sàng riêng biệt và phức tạp. KHÁM LƯỠI Có một số điểm quan trọng cần phải nhớ khi khám lưỡi đễ tránh nhầm lẫn hoặc tạo