PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 10. Quy định về pham vi chịu TNHS của pháp nhân... – TS.Trần Thanh Thảo, Ths Trần Trung Hiếu, Ths.Nguyễn Hoàng Dũng.pdf

1 QUY ĐỊNH VỀ PHẠM VI CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA PHÁP NHÂN TRONG PHÁP LUẬT HÌNH SỰ MỘT SỐ QUỐC GIA VÀ NHỮNG GỢI MỞ CHO VIỆT NAM Trần Thanh Thảo * Trần Trung Hiếu ** Nguyễn Hoàng Dũng*** Tóm tắt Bài viết nghiên cứu các quy định về phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong pháp luật hình sự một số quốc gia. Đồng thời, bài viết phân tích quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) (sau đây gọi tắt là BLHS năm 2015) về phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại cũng như những hạn chế, bất cập còn tồn tại trong quy định pháp luật. Trên cơ sở so sánh với quy định pháp luật một số quốc gia về phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân, nhóm tác giả đưa ra các gợi mở nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về vấn đề này. Từ khóa: Pháp nhân, phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân, pháp luật hình sự Pháp, pháp luật hình sự Trung Quốc, pháp luật hình sự Singapore, Bộ luật Hình sự Việt Nam. 1. Đặt vấn đề Trách nhiệm hình sự (TNHS) của pháp nhân thương mại (PNTM) là một nội dung mới, được ghi nhận lần đầu tiên trong BLHS năm 2015. Việc bổ sung quy định về TNHS của PNTM xuất phát từ thực tiễn tình hình vi phạm pháp luật do PNTM thực hiện ở Việt Nam ngày càng phổ biến với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội ngày càng tăng cao. Đồng thời, việc quy định TNHS của PNTM nhằm đảm bảo quy định pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật hình sự Việt Nam nói riêng phù hợp với các chuẩn mực pháp lý quốc tế hiện nay. Tuy nhiên, căn cứ theo quy định tại Điều 2 BLHS năm 2015 thì PNTM không chịu TNHS về mọi tội phạm. Theo đó, PNTM chỉ chịu TNHS về một trong những tội phạm được liệt kê tại Điều 76 BLHS năm 2015. Những tội phạm này * Tiến sĩ, Giảng viên Khoa Luật Hình sự, Trường Đại học Luật Tp.HCM. ** Thạc sĩ, Phó Viện trưởng, Viện kiểm sát quân sự Quân khu 7. *** Thạc sĩ, Phó Viện trưởng, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Tây Ninh.
2 thuộc Chương các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, tội phạm về môi trường và tội phạm xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng trong BLHS năm 2015. Quy định của BLHS năm 2015 tuy giúp các chủ thể tiến hành tố tụng có thể xác định cụ thể phạm vi các tội phạm mà PNTM có thể chịu TNHS nhưng lại giới hạn trong phạm vi hẹp nên chưa bao quát được những tội phạm mà PNTM có thể thực hiện trong tình hình thực tiễn hiện nay cũng như chưa phù hợp với quy định về TNHS của pháp nhân trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Vì vậy, cần thiết phải hoàn thiện quy định pháp luật hình sự Việt Nam về vấn đề phạm vi chịu TNHS của PNTM, phù hợp với thực tiễn và các chuẩn mực pháp lý quốc tế. Từ đó, đặt ra yêu cầu phải nghiên cứu quy định về phạm vi chịu TNHS của pháp nhân trong pháp luật hình sự một số quốc gia có kinh nghiệp lập pháp về vấn đề này như Pháp, Trung Quốc, Singapore, để đưa ra một số gợi mở phù hợp cho Việt Nam trong việc hoàn thiện quy định pháp luật về phạm vi chịu TNHS của PNTM nói riêng và TNHS của PMTM nói chung. 2. Quy định về phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong pháp luật hình sự một số quốc gia Hiện nay, đã có 120 quốc gia quy định về TNHS của pháp nhân, bao gồm cả Việt Nam.1 Tuy nhiên, tùy thuộc vào hệ thống pháp luật và quan điểm lập pháp mà các quốc gia có những quy định khác biệt trong vấn đề xác định phạm vi chịu TNHS của pháp nhân. Theo đó, một số quốc gia quy định theo hướng giới hạn phạm vi chịu TNHS của pháp nhân, tức liệt kê cụ thể những tội phạm mà pháp nhân có thể chịu TNHS. Trong khi đó, một số quốc gia quy định theo hướng không giới hạn phạm vi các tội phạm mà pháp nhân có thể chịu TNHS, tức pháp nhân có thể chịu TNHS về mọi tội phạm. Để có thể đưa ra được một số gợi mở nhằm hoàn thiện quy định pháp luật hình sự Việt Nam về phạm vi chịu TNHS của PNTM, việc nghiên cứu quy định pháp luật hình sự của những quốc gia có kinh nghiệm lập pháp về TNHS của pháp nhân là cần thiết. Trong khuôn khổ bài viết, chúng tôi nghiên cứu quy định pháp luật hình sự của một số quốc gia thuộc các hệ thống pháp luật khác nhau, bao gồm: Trung Quốc, Pháp và Singapore để có được một góc nhìn khách quan và toàn diện về vấn đề phạm vi chịu TNHS của pháp nhân hiện nay. 2.1. Quy định về phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong pháp luật hình sự Trung Quốc 1 Do Thi Phuong (2023), “Criminal Prosecution Against the Crime of Legal Entities in Vietnam”, VNU Journal of Science: Legal Studies, Vol. 39, No. 1 (2023), tr. 45.
3 Theo quy định tại Điều 30 BLHS Trung Quốc năm 1997 (sửa đổi, bổ sung năm 2020) (sau đây gọi tắt là BLHS Trung Quốc) thì pháp nhân (bao gồm các công ty, doanh nghiệp, tổ chức tư nhân hoặc cơ quan, tổ chức nhà nước) phải chịu TNHS khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà pháp luật quy định là tội phạm được thực hiện bởi pháp nhân.2 Như vậy, pháp nhân chỉ chịu TNHS về một số tội phạm tại Phần các tội phạm mà điều luật có quy định về việc pháp nhân có thể thực hiện tội phạm này. Theo thống kê thì tại Phần các tội phạm BLHS Trung Quốc, có tổng cộng 165 điều luật quy định về tội phạm được thực hiện bởi pháp nhân3 , chiếm hơn 35% các tội danh được quy định trong Bộ luật này. Phạm vi các tội phạm cụ thể mà pháp nhân có thể chịu TNHS trong BLHS Trung Quốc khá rộng, bao gồm các tội xâm phạm an toàn công cộng, các tội xâm phạm trật tự kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa, các tội xâm phạm trật tự quản lý doanh nghiệp, các tội xâm phạm trật tự quản lý tiền tệ, các tội gian lận tài chính, các tội xâm phạm chế độ quản lý thuế và thu thuế, các tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, các tội xâm phạm trật tự công cộng, các tội xâm hại di tích lịch sử văn hóa, các tội gây hại cho sức khỏe cộng đồng, các tội phạm môi trường, các tội phạm ma túy, các tội phạm sản xuất, mua bán, truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, các tội gây nguy hại cho lợi ích quốc phòng, các tội phạm tham ô, hối lộ,... Có thể nhận thấy, tuy pháp luật hình sự Trung Quốc giới hạn phạm vi chịu TNHS của pháp nhân nhưng số lượng các tội phạm mà pháp nhân có thể chịu TNHS là khá nhiều, được quy định tại nhiều Chương, Mục khác nhau trong BLHS Trung Quốc. Bên cạnh đó, pháp luật hình sự Trung Quốc chia các tội phạm mà pháp nhân có thể phải chịu TNHS ra làm hai loại: Một là, các tội phạm mà chủ thể của tội phạm là pháp nhân. Đây là các tội phạm mà theo quy định trong BLHS Trung Quốc, chỉ có pháp nhân mới có thể thực hiện được nên pháp nhân sẽ là chủ thể của các tội phạm này.4 Chẳng hạn, tội phạm tại Điều 327 BLHS Trung Quốc thuộc Mục Các tội xâm hại di tích lịch sử văn hóa có quy định: “Bảo tàng, thư viện hoặc đơn vị khác của Nhà nước vi phạm pháp luật hoặc quy định hành chính về bảo vệ di sản văn hóa, tự ý bán hoặc tự ý tặng, cho những di sản được Nhà 2 Điều 30 BLHS Trung Quốc [https://www.lawinfochina.com/display.aspx?id=34470&lib=law] (truy cập ngày 08/10/2024). 3 Đỗ Nhật Ánh (2020), Trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại theo quy định của Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 trong sự so sánh với quy định tương ứng của pháp luật hình sự một số nước, Luận văn thạc sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, tr.57. 4 Yingjun Zhang (2012), Corporate Criminal Responsibility in China: Legislations and Its Deficiency, “Beijing Law Review, (3) 2012”, p.105.
4 nước bảo hộ thì bị phạt tiền...”5 . Căn cứ theo quy định này thì chủ thể thực hiện tội phạm có thể là bảo tàng, thư viện hoặc các đơn vị khác của Nhà nước, tức pháp nhân Nhà nước. Hai là, các tội phạm mà chủ thể của tội phạm không chỉ là pháp nhân. Đây là các tội phạm mà theo quy định trong BLHS Trung Quốc, cả pháp nhân và cá nhân đều có thể thực hiện được nên cả pháp nhân và cá nhân sẽ là chủ thể của các tội phạm này.6 Chẳng hạn tội phạm tại Điều 187 BLHS Trung Quốc: “Nhân viên công tác tại một ngân hàng hoặc tổ chức tài chính khác, vì động cơ vụ lợi, đã thu tiền của khách hàng mà không đưa vào sổ sách kế toán, sử dụng số tiền này để cho vay hoặc cấp tín dụng, gây tổn thất lớn, thì bị phạt... Nếu pháp nhân nào phạm tội như trên thì bị phạt tiền...”7 Hiện nay, phần lớn các tội phạm mà pháp nhân có thể chịu TNHS theo BLHS Trung Quốc thuộc trường hợp này. 2.2. Quy định về phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong pháp luật hình sự Cộng hòa Pháp Theo quy định tại Điều 121-2 BLHS Pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung lần gần nhất vào ngày 30/9/2024) 8 (sau đây gọi tắt là BLHS Pháp) thì những pháp nhân không thuộc Nhà nước phải chịu TNHS đối với hành vi phạm tội do cơ quan hoặc người đại diện thực hiện vì lợi ích của pháp nhân.9 Như vậy, BLHS Pháp hiện nay không giới hạn phạm vi chịu TNHS của pháp nhân không thuộc Nhà nước, tức những pháp nhân này phải chịu TNHS nếu thỏa mãn được các điều kiện: (1) hành vi phạm tội do cơ quan hoặc người đại diện của pháp nhân thực hiện; (2) hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân. Chẳng hạn, căn cứ quy định tại Điều 221-5-2 BLHS Pháp (đã sửa đổi, bổ sung năm 2004) thì pháp nhân có thể chịu TNHS về các tội phạm xâm phạm tính mạng con người từ Điều 221-1 đến 221-5-3 nếu pháp nhân thỏa mãn điều kiện được quy định tại Điều 121-2. Bên cạnh đó, những pháp nhân Nhà nước phải chịu TNHS đối với những hành vi phạm tội được thực hiện trong quá trình hoạt động công vụ. 10 Do BLHS không phải là nguồn duy nhất của pháp luật hình sự Cộng hòa Pháp nên các tội phạm mà pháp nhân phải chịu TNHS có thể được quy định trong BLHS Pháp hoặc trong các 5 Điều 327 BLHS Trung Quốc. 6 Yingjun Zhang, tlđd, p.105. 7 Điều 187 BLHS Trung Quốc. 8 BLHS Pháp [https://www.legifrance.gouv.fr/codes/section_lc/LEGITEXT000006070719/LEGISCTA000006149817/?anchor =LEGIARTI000006417204#LEGIARTI000006417204] (truy cập ngày 08/10/2024). 9 Điều 121-2 BLHS Pháp. 10 Điều 121-2 BLHS Pháp.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.