368 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA VỀ LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG VIỆT NAM LẦN THỨ 4 (CLSCM-2024) CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG LOGISTICS TẠI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á FACTORS AFFECTING THE EFFICIENCY OF LOGISTICS OPERATIONS IN SOUTHEAST ASIAN COUNTRIES NGUYỄN THỊ NGỌC DIỆP * , HOÀNG TRỌNG ANH, DƯƠNG HOÀNG NGỌC CHÂU, NGUYỄN MINH ĐĂNG KHOA, PHAN NGỌC NHÃ LINH, ĐỖ TƯỜNG VY Khoа Kinh tế đối ngoại, Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Tp.HCM *Email liên hệ:
[email protected] Tóm tắt Bài viết nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động Logistics (LPI) tại 10 quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) gồm Singapore, Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Philippines, Lào, Campuchia, Myanmar và Brunei, trong giai đoạn từ 2007 đến 2023. Bằng phần mềm xử lý dữ liệu Stata 17 và sử dụng mô hình hồi quy GMM, kết quả nghiên cứu cho thấy có ba yếu tố có ảnh hưởng và có ý nghĩa thống kê đến LPI là: chỉ số tự do kinh tế (EFI), Chỉ số Phát triển con người (HDI), cơ sở hạ tầng (INFRA), ba yếu tố còn lại là Tỉ trọng ngành công nghiệp trong GDP (Mfshare), chất lượng giáo dục (EDU); biến quốc gia giáp biển (LANDLOCK) có tác động âm nhưng không có ý nghĩa thống kê. Từ kết quả nghiên cứu, bài viết củng đưa ra một số kiến nghị đối với chính phủ các nước ASEAN cần thúc đẩy hợp quốc tế và khu vực; Nâng cao, cải thiện chất lượng cơ sở hạ tầng; Nâng cao chất lượng nhân lực nhằm góp phần giúp cải thiện hiệu quả hoạt động logistics, nhằm góp phần vào sự phát triển kinh tế và tăng cường hợp tác khu vực cho các nước ASEAN. Từ khóa: ASEAN, LPI; Chỉ số tự do kinh tế (EFI); Chỉ số Phát triển con người (HDI): Cơ sở hạ tầng (INFRA). Abstract The article examines the factors influencing the effectiveness of Logistics Performance Index (LPI) in 10 Southeast Asian countries (ASEAN), including Singapore, Thailand, Vietnam, Malaysia, Indonesia, the Philippines, Laos, Cambodia, Myanmar, and Brunei, during the period from 2007 to 2023. Using Stata 17 software for data processing and the GMM regression model, the research results indicate that three factors significantly and statistically affect the LPI: Economic Freedom Index (EFI), Human Development Index (HDI), and infrastructure (INFRA). The remaining three factors—industrial sector's share in GDP (Mfshare), quality of education (EDU), and the landlocked country variable (LANDLOCK)- have a negative impact but are not statistically significant. Based on the research findings, the article also proposes several recommendations for ASEAN governments to promote international and regional cooperation, enhance and improve infrastructure quality, and elevate the quality of human resources to contribute to improving logistics performance, thereby contributing to economic development and strengthening regional cooperation for Southeast Asian countries in general and Vietnam in particular. Keywords: ASEAN, LPI; Economic Freedom Index (EFI), Human Development Index (HDI); Infrastructure (INFRA). 1. Giới thiệu Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc cách mạng công nghệ 4.0, Logistics ngày càng trở thành một trong những yếu tố then chốt trong thương mại quốc tế, có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả, lợi nhuận và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp và các nước trên trường quốc tế. Việc tối ưu hóa hoạt động Logistics đã trở thành một ưu tiên quan trọng trong chính sách phát triển và có tác động đến hoạt động kinh tế ở tầm khu vực và nền kinh tế của các nước trên toàn thế giới [1, 2]. Theo Grant và cộng sự [3] thì vai trò của Logistics trong nền kinh tế quốc gia và khu vực là không thể phủ nhận, với hai điểm nổi bật: (i) chi phí Logistics chiếm một phần đáng kể trong tổng chi phí hoạt động của doanh nghiệp, liên kết chặt chẽ với các hoạt động kinh tế khác; (ii) Logistics là yếu tố cốt lõi giúp thúc đẩy sự
369 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA VỀ LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG VIỆT NAM LẦN THỨ 4 (CLSCM-2024) di chuyển và phân phối hàng hóa và dịch vụ, qua đó làm tăng hiệu quả giao thương. Chính vì vậy, ngành Logistics mang lại giá trị gia tăng cao, đóng góp vào sự thịnh vượng và phát triển kinh tế. Đặc biệt, trong khuôn khổ ASEAN, ngành Logistics cũng được nhấn mạnh với tuyên bố năm 2003 về mục tiêu hình thành một Khu vực Kinh tế ASEAN ổn định, thịnh vượng với sự tự do lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và vốn, hướng tới sự phát triển kinh tế bền vững, công bằng, giảm nghèo và khoảng cách kinh tế xã hội [4]. Vì vậy, việc tự do hóa Logistics trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu của cộng đồng ASEAN, với cam kết mạnh mẽ từ các quốc gia thành viên. Điều này không chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về giao thương mà còn nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế của khu vực. Bên cạnh đó, theo Erkan [5] thì hoạt động xuất khẩu còn đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế của một quốc gia. Thực tế cho thấy trong khoảng thời gian từ năm 2020 đến năm 2022 cho thấy, khi các quốc gia ASEAN tập trung vào cải thiện hoạt động Logistics, tỷ lệ tăng trưởng của thương mại quốc tế trong khu vực đã đạt mức cao1 , cụ thể, tỷ lệ xuất khẩu và nhập khẩu của ASEAN đã ghi nhận mức tăng từ 87.125,30 triệu USD lên 124.238,91 triệu USD, một biểu hiện rõ nét cho thấy tác động tích cực của việc cải thiện hiệu suất trong lĩnh vực Logistics từ sau đại dịch toàn cầu. Hiện các nước ASEAN đã và đang hưởng lợi từ quá trình tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu, nhờ vào vị trí đắc địa là điểm giao thoa của hai hiệp định thương mại tự do lớn nhất thế giới, đó là Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) và Hiệp định Toàn diện và Tiến bộ cho Đối tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Năm 2023, kinh tế các quốc gia ASEAN đã chiếm 8% giá trị xuất khẩu toàn cầu2 . Dự kiến vào năm 2024, sáu quốc gia hàng đầu về kinh tế ở ASEAN gồm Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Singapore và Việt Nam sẽ có sự tăng trưởng ấn tượng khoảng 4,8%. Đáng chú ý rằng theo kết quả của một cuộc khảo sát gần đây do HSBC thực hiện, các công ty ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang lên kế hoạch chuyển 24,4% chuỗi cung ứng của họ sang ASEAN trong vòng một đến hai năm tới. Con số này cho thấy sự tăng trưởng so với mức 21,4% được ghi nhận từ năm 2020. Với thực tiễn về dữ liệu LPI tại các nước ASEAN (Hình 1), có thể thấy năng lực phát triển hệ thống Logistics của từng quốc gia trong khu vực hiện đang ở các giai đoạn khác nhau. Theo Bảng xếp hạng Chỉ số hiệu quả Logistics (LPI) 1 https://data.aseanstats.org/ năm 2023 được công bố bởi Ngân hàng Thế giới (WB) vào tháng 4/2023, bên cạnh các quốc gia có sự thăng hạng trong chỉ số LPI như Singapore, Malaysia và Philippines thì có một số quốc gia khác tại ASEAN có xu hướng giảm về chỉ số hiệu quả Logistics. Cụ thể, Campuchia giảm từ vị trí 98 xuống 115 (giảm 17 vị trí), Indonesia ở vị trí 46 năm 2018 và xuống vị trí 61 vào năm 2023 (giảm 15 vị trí), Lào giảm mạnh 33 vị trí từ hạng 82 xuống hạng 115 và Thái Lan giảm 2 vị trí từ hạng 32 xuống hạng 34. Có thể thấy, việc phát triển của Logistics có tác động lớn đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, từ đó nâng cao giá trị sản xuất hàng hoá tại các quốc gia. Mối liên hệ giữa vận tải, Logistics và phát triển quốc gia là cơ sở cho thương mại quốc tế, trong những hoàn cảnh thích hợp, mang lại một số kết quả kinh tế và xã hội có lợi khác [6, 7]. Xuất phát từ bối cảnh này, nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định và định lượng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả hoạt động Logistics tại ASEAN (cụ thể thông qua chỉ số LPI), từ kết quả thu được nghiên cứu đề xuất một số hàm ý quản trị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Logistics tại ASEAN. Bài viết được chia làm năm phần, phần đầu tiên là giới thiệu, phần hai là cơ sở lý thuyết, phần ba là mô hình và phương pháp nghiên cứu, phần bốn là kết quả nghiên cứu cuối cùng là phần kết luận và khuyến nghị. 2. Cơ sở lý thuyết 2.1. Cơ sở hạ tầng (INFRA) và LPI Cơ sở hạ tầng vật chất liên quan đến thương mại và cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin liên quan đến thương mại là hai thành phần thiết yếu trong các hoạt 2 https://www.mof.gov.vn/webcenter/portal/ttpltc/pages_r/l/chi- tiet-tin-ttpltc?dDocName=MOFUCM296547 Hình 1. Chỉ số hiệu quả hoạt động Logistics của từng nước Đông Nam Á [World Bank, 2023
370 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA VỀ LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG VIỆT NAM LẦN THỨ 4 (CLSCM-2024) động thương mại hiện đại của một quốc gia [8]. Trong khi hạ tầng Logistics nắm vai trò chủ đạo để phát triển toàn ngành, việc thực hiện chưa tốt trong đầu tư hạ tầng Logistics và hệ thống thông tin nâng cao chi phí một cách đáng kể của một quốc gia so với các quốc gia khác trong khu vực. Việc giao hàng được thông tin đúng, đủ, kịp thời và mượt mà, đồng thời tạo ra được sự thân thiện với môi trường trong Logistics phải dựa trên cơ sở hạ tầng tốt [9]. Tuy nhiên, Nghiên cứu của Arvis và cộng sự [10] lại chỉ ra rằng chất lượng cơ sở hạ tầng vật chất ở nhiều nước đang phát triển chưa thể đem lại hiệu quả về Logistics, mặc dù có sự tiến bộ trong công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) đã được áp dụng hiệu quả Theo World Bank [11] thì ASEAN, đã có sự phát triển cơ sở hạ tầng tương đối tốt, với các khoản đầu tư từ nguồn tư nhân (PPI) tăng lên mức trước đại dịch. Việt Nam, Indonesia và Philippines là ba trong số 10 điểm đến hàng đầu cho PPI vào năm 2022. Lào đã hoàn thành một dự án chéo biên đáng chú ý. Dự án Năng lượng Gió Mùa Mưa bao gồm việc phát triển, xây dựng và vận hành một cơ sở sản xuất điện gió có công suất khoảng 600 megawatt (MW), một trạm biến áp 500 kilovolt kèm theo và một đường dây truyền điện 500 kilovolt tại các tỉnh Sekong và Attapeu của Lào. Các quốc gia có tự do kinh tế cao hơn có khả năng tham gia thương mại quốc tế và thu hút đầu tư nước ngoài, dẫn đến việc cải thiện cơ sở hạ tầng và quy trình logistics được điều chỉnh tương thích với sự phát triển kinh tế [12]. Điều này nhấn mạnh sự kết nối giữa các chính sách kinh tế, hỗ trợ thương mại và hiệu suất logistics. Có thể thấy, cơ sở hạ tầng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để thúc đẩy phát triển hoạt động Logistics cũng như hoạt động của thương mại của các nước [8]. Giả thuyết H1: Cơ sở hạ tầng (Infrastructure) có tác cùng chiều với LPI 2.2. Tự do kinh tế (EFI) và LPI Tự do kinh tế (EFI) đề cập đến mức độ tự chủ của các cá nhân và doanh nghiệp phải tham gia vào các hoạt động kinh tế với sự can thiệp tối thiểu của chính phủ [13]. Đây là thước đo đánh giá mức độ mà các chính sách và thể chế của một quốc gia hỗ trợ hay cản trở tự do kinh tế. Để đo lường tự do kinh tế, các nhà khoa học về kinh tế thường sử dụng Chỉ số Tự do Kinh tế (EFI) để đánh giá một cách tổng quát tự do kinh tế thông qua chất lượng thể chế, độ ổn định chính trị. Wong và Tang [14] đã khẳng định rằng chất lượng thể chế cũng có các thành phần liên quan có tác động cùng chiều với LPI. Chỉ số này thể hiện mức độ ổn định với tỉ lệ tội phạm, khủng bố ở mức thấp và chắc chắn của các chính sách của chính phủ như luật pháp, tài sản hoặc nhân quyền [15]. Một môi trường chính trị ổn định không cho phép bất kỳ sự thay đổi mạnh mẽ nào trong đường lối của chính phủ có thể gây ra và tạo ra các kết quả những điều đáng để tâm. Chi phí giao dịch, một trong những nhân tố quan trong hoạt động Logistics, có thể được tối ưu hóa thông quan nền pháp quyền chặt chẽ được mang lại từ sự ổn định chính trị và chất lượng thể chế cao sẽ mang lại sự tự do kinh tế cao [16]. Như vậy, độ ổn định chính trị quốc gia là yếu tố góp phần tác động vào hoạt động thương mại và thương mại quốc tế, tự do kinh tế đặc biệt là Logistics. Tuy nhiên, bất ổn chính trị sẽ ảnh hưởng tới doanh nghiệp với mức độ thiệt hại khác nhau đối với nền kinh tế [17]. Việc quyết định phân bổ nguồn lực và sức phát triển của các chủ thể trong một nền kinh tế bị ảnh hưởng bởi mức độ ổn định chính trị [18]. Giả thuyết H2: Chỉ số tự do kinh tế có tác động cùng chiều với LPI Chất lượng giáo dục của quốc gia (EDU), chỉ số phát triển con người (HDI) và LPI. Chất lượng giáo dục đóng vai trò rất quan trọng trong việc thức đẩy phát triển kinh tế, đặc biệt là nền kinh tế tri thức [19]. Các kỹ năng và kiến thức về Logistics và quản lý Logistics đối với các chuyên gia Logistics là không thể thiếu và chúng nên được chú ý tại các cơ sở giáo dục và đào tạo để góp phần cho sự thành công trong kinh doanh quốc tế [20]. Theo World Economic Forum [21] thì chỉ số chất lượng giáo dục của một số quốc gia tại ASEAN từ năm 2007 đến năm 2023 cho thấy các nước ASEAN đều có sự dao động theo xu hướng tăng trong cải thiện chất lượng giáo dục. Singapore dẫn đầu với mức điểm cao nhất và xu hướng tăng dần qua các năm, từ 5.59 vào năm 2007 lên 6.27 vào năm 2023. Việt Nam đã ghi nhận một sự tăng trưởng ấn tượng trong chất lượng giáo dục, từ 3.39 năm 2007 lên 4.07 vào năm 2023. Myanmar ghi nhận một sự tăng trưởng đáng kể từ 2.49 năm 2018 lên 4.2 vào năm 2023, cho thấy một sự cải thiện đáng kể trong hệ thống giáo dục của họ sau một thời kỳ khó khăn. Ngoài ra, Philippines và Indonesia cũng đã ghi nhận một sự tăng trưởng nhẹ trong chất lượng giáo dục. Malaysia là nước duy trì được sự ổn định trong việc phát triển giáo dục, duy trì mức độ ổn định từ 4.49 năm 2012 lên 4.87 vào năm 2023. Tuy nhiên, có một số quốc gia như Campuchia và Lào gặp phải các thách thức đáng kể trong việc cải thiện chất lượng giáo dục, với sự giảm điểm đáng chú ý trong chỉ số. Điều này có thể phản ánh một số yếu
371 HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA VỀ LOGISTICS VÀ QUẢN LÝ CHUỖI CUNG ỨNG VIỆT NAM LẦN THỨ 4 (CLSCM-2024) tố như sự kém hiệu quả trong việc quản lý giáo dục, thiếu đầu tư, hoặc khó khăn trong việc tiếp cận giáo dục chất lượng cao. Điều này cho thấy rằng, mặc dù các quốc gia Đông Nam Á đã tiến bộ trong việc cải thiện chất lượng giáo dục, nhưng vẫn còn những thách thức cần phải vượt qua để đảm bảo một hệ thống giáo dục chất lượng và bền vững trong tương lai. Sự phát triển trong chất lượng giáo dục có thể tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao, sự đổi mới và sáng tạo trong hoạt động Logistics, cũng như sự hiểu biết và sử dụng hiệu quả công nghệ, tất cả đều góp phần vào việc cải thiện hiệu quả hoạt động Logistics và nâng cao cạnh tranh của khu vực trên thị trường quốc tế. Do đó, chất lượng giáo dục có ý nghĩa nhất định đối với hiệu quả hoạt động Logistics. Bên cạnh đó, Theo UNDP thì chỉ số Phát triển Con người (HDI) có thể đại diện cho chất lượng giáo dục, đồng thời thể hiện được yếu tố về điều kiện sống con người [22]. Tuy nhiên, theo Kılıç, A., Akdamar và ctg [30] thì các quốc gia nếu không đạt kết quả tốt về giáo dục, y tế nhưng có vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế, thì hiệu quả hoạt động trong lĩnh vực hậu cần lại cho tốt hơn. Mặt khác, các quốc gia đạt kết quả tốt về giáo dục, y tế và mức sống, nhưng không đủ các tiêu chí phát triển về hậu cần, không thể hội nhập đầy đủ vào thương mại thế giới thì hiệu quả hoạt động Logistics cũng không được tốt. Mặt khác, Logistics là một phần của chuỗi giá trị lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát dòng hàng hóa, dịch vụ và thông tin hiệu quả từ nguồn lực đến người tiêu dùng [12], từ đó tạo ra mối quan hệ chặt chẽ giữa Logistics và sự phát triển, đặc biệt về mặt con người [23]. Điều này cho thấy HDI cũng đóng một vai trò cực kì quan trọng trong việc cải thiện hiệu quả Logistics. Giả thuyết H3: Chất lượng giáo dục của quốc gia (EDU) có tác động cùng chiều với LPI; Giả thuyết H4: Chỉ số phát triển con người (HDI) có tác động cùng chiều với LPI. Tỷ trọng ngành công nghiệp (Mfshare), quốc gia giáp biển (Landlock) và LPI. Theo Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của Adam Smith thì mọi quốc gia có thể hưởng lợi nếu tham gia thương mại tự do và tập trung vào chuyên môn hóa dựa trên lợi thế tuyệt đối của mình. Với lập luận này thì đối với các ngành công nghiệp góp phần tạo ra sản phẩm và xây dựng các điểm đầu tiên của chuỗi cung ứng (giai đoạn sản xuất) và thậm chí cả những điểm hỗ trợ cần thiết ở các mọi hoạt động Logistics (trang thiết bị, phương tiện vận tải) chính là các lợi thế trong sản xuất, góp phần đem lại lợi thế thương mại. Chính điều đó thúc đẩy và tạo điều kiện cho hoạt động Logistics ngày càng phát triển [24]. Theo nghiên cứu của Trần Nguyễn Hợp Châu và Trịnh Thùy Trang [24] thì yếu tố quốc gia giáp biển này cũng được tìm thấy là có tác động cùng chiều với LPI. Do đó, trong nghiên cứu này giả thuyết H5,6 được đặt ra như sau: Giả thuyết H5: Tỷ trọng ngành công nghiệp trong GDP (Mfshare) có tác động cùng chiều với LPI; Hình 2. Chỉ số chất lượng giáo dục của các nước ASEAN từ năm 2007 tới 2022. [21]