Nội dung text A 226.5_PHAN TICH TIN MUNG THU TU - LE MINH THONG.pdf
Cha Giám Tỉnh Dòng Đa-Minh: Giu-se Ngô Sĩ Đình đã xét duyệt và chấp thuận ngày 30 tháng 07 năm 2008. Cùng tác giả: - [2008] Tin Mừng thứ tư song ngữ Hy-lạp – Việt 281 tr. - [2008] Tin Mừng Mác-cô song ngữ Hy-lạp – Việt 265 tr.
24 Giu-se Lê Minh Thông 2. Tiếp cận đồng đại Lãnh vực nghiên cứu của tiếp cận đồng đại là tìm ý nghĩa của bản văn, xem bản văn như một tổng thể có ý nghĩa. Tiếp cận đồng đại không chú trọng đến việc tìm lịch sử của bản văn hay khuôn mặt của cộng đoàn cưu mang nó. Nghiên cứu đồng đại xem bản văn tự nó có ý nghĩa cho người đọc. Theo G. S. Sloyan: ‚Chúng ta có thể thoáng thấy lịch sử của cộng đoàn Gio-an qua cửa sổ của Tin Mừng, nhưng mục đích của tác giả sách Tin Mừng trước tiên không phải là lịch sử mà là một câu chuyện tường thuật.‛ 27 P. Létourneau viết: ‚Một khi đã được viết ra, bản văn tự nó tồn tại và trở thành ‘nơi có ý nghĩa’ một cách độc lập.‛ 28 Tiếp cận đồng đại áp dụng vào Kinh Thánh khởi đầu vào cuối thập niên 1960, vì hai lý do. Trước là do sự phát triển của ngành nghiên cứu văn chương nói chung, khoa chú giải Kinh Thánh đã áp dụng sự phát 27 ‚It is possible to catch glimpses of the history of the Johannine community through the window of the John’s gospel, but the evangelist’s writing is not primarily history, it is a story‛ (G. S. SLOYAN, What are They Saying about John?, New York, Mahwah, Paulist Press, 1991, p. 5). 28 ‚Une fois écrit, le texte existe par lui-même et se pose comme ‘lieu de sens’ autonome‛ (P. LÉTOURNEAU, Jésus, Fils de l’homme et Fils de Dieu, Jean 2,23–3,36 et la double christologie johannique, (Rech.NS 27), Montréal–Paris, Bellarmin–Le Cerf, 1993, p. 14-15).
Phân tích thuật chuyện và cấu trúc áp dụng vào Tin Mừng thứ tư 25 triển này vào phân tích bản văn Kinh Thánh. Lý do thứ hai, như đã trình bày ở trên, tiếp cận lịch đại dẫn đầu bằng phương pháp phê bình lịch sử xem ra chỉ gợi lên những tranh luận hơn là đưa những giải thích thiết thực cho việc hiểu và sống Lời Chúa. Thực ra, những người dùng phương pháp phê bình lịch sử cũng đã phân tích văn chương, nhưng với mục đích tìm ra những ám chỉ lịch sử trong bản văn, họ ít chú trọng đến ý nghĩa của chính bản văn như trong tiếp cận đồng đại. Các lãnh vực nghiên cứu của tiếp cận lịch đại và của tiếp cận đồng đại không loại trừ lẫn nhau, mà là bổ túc cho nhau. Mỗi cách tiếp cận nghiên cứu một khía cạnh của bản văn, và để hiểu bản văn, người đọc không thể loại bỏ lịch sử tính của nó. Hiện nay có ba cách phân tích đồng đại được áp dụng vào việc đọc và nghiên cứu Kinh Thánh: Phân tích cấu trúc (analyse structurelle); Phân tích thuật chuyện (analyse narrative ou analyse rhétorique) và Phân tích ký hiệu học (analyse sémiotique). Trong ba cách tiếp cận này, phân tích ký hiệu học còn non trẻ, lại chủ trương để qua một bên lịch sử tính của bản văn nên chưa được nhiều người sử dụng. Hai cách tiếp cận còn lại là phân tích cấu trúc và phân tích thuật chuyện hiện đang được áp dụng rộng rãi trong việc học hỏi và nghiên cứu Kinh Thánh, vì hai cách tiếp cận đồng đại này có thể dung hoà với phương pháp phê bình lịch sử. Về lối phân tích tu từ học (analyse rhétorique), cách phân tích này được xếp riêng ra như một loại