Nội dung text Chuyên Đề 10 - Năng lượng hóa học và năng lượng của phản ứng.docx
Tên Chuyên Đề: PHẢN ỨNG HÓA HỌC VÀ NĂNG LƯỢNG CỦA PHẢN ỨNG (NHIỆT). Phần A: Lí Thuyết I. Biến đổi vật lí và biến đổi hóa học Biến đổi vật lí Biến đổi hóa học - Biến đổi vật lí không có sự tạo thành chất mới. Ví dụ: Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi. - Biến dổi hóa học có sự tạo thành chất mới. Ví dụ: Cồn cháy trong không khí tạo thành nước và khí carbon dioxide. II. Phản ứng hoá học 1. Khái niệm và cách biễu diễn phương trình hóa học dạng chữ: − Quá trình biến đổi chất này thành chất khác được gọi là phản ứng hoá học. Chất tham gia phản ứng gọi là chất đầu, chất mới tạo thành gọi là sản phẩm. − Ví dụ: Phản ứng giữa sắt (iron) và lưu huỳnh (sulfur). Trong thí nghiệm này, hỗn hợp đã phản ứng với nhau khi đun nóng để tạo thành hợp chất iron(II) sulfide (FeS). (a) Hỗn hợp bột sắt với lưu huỳnh trước khi đun b) Chất rắn sau khi đun ☼ Phương trình hoá học dạng chữ: Tên chất chất phản ứng Tên các chất sản phẩm Ví dụ: Iron + Sulfur ot Iron(II) sulfide Chất tham gia Chất sản phẩm Đọc là: iron tác dụng với sulfur tạo thành iron(II) sulfide. - Trong quá trình phản ứng, lượng chất phản ứng giảm dần, lượng chất sản phẩm tăng dần. - Phản ừn xảy ra hoàn toàn khi có ít nhất một chất phản ứng đã phản ứng hết. 2. Các dấu hiệu chứng tỏ có phản ứng hoá học xảy ra
− Một số dấu hiệu có thể nhận biết phản ứng hoá học xảy ra: xuất hiện chất khí, chất kết tủa; thay đổi màu sắc, mùi; phát sáng, giải phóng hoặc hấp thụ nhiệt năng; … − Ví dụ: Gas cháy sẽ toả nhiệt Phản ứng phân huỷ đường tạo thành than và hơi nước Kẽm tác dụng với dung dịch hydrochloric acid tạo bọt khí Chất kết tủa (*) tạo thành sau phản ứng 3. Diễn tiến của phản ứng hoá học − Trong phản ứng hoá học, có sự phá vỡ liên kết cũ và hình thành liên kết mới. Kết quả là chất này biến đổi thành chất khác. − Ví dụ: Phản ứng hoá học giữa hydrogen và nitrogen tạo thành ammonia (NH 3 ). Trước phản ứng Sau phản ứng Hình. Sơ đồ minh hoạ phản ứng giữa hydrogen và nitrogen tạo thành ammonia III. Năng lượng trong phản ứng hoá học 1. Tìm hiểu phản ứng toả nhiệt, thu nhiệt − Phản ứng toả nhiệt là phản ứng hoá học có sự giải phóng nhiệt năng ra môi trường.
Tổng quát như sau: chất phản ứng sản phẩm + năng lượng Phản ứng đốt cháy cồn Vôi sống phản ứng với nước Hình. Một số phản ứng toả nhiệt − Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hoá học có sự hấp thụ nhiệt năng từ môi trường. Tổng quát như sau: chất phản ứng + năng lượng sản phẩm Hoà tan viên vitamin C sủi vào nước Nhiệt phân potassium chlorate Hình. Một số phản ứng thu nhiệt 2. Tìm hiểu các ứng dụng phổ biến của phản ứng toả nhiệt − Khi đốt cháy than, xăng, dầu, … sẽ toả ra một lượng nhiệt lớn, đây chính là phản ứng toả nhiệt. Lượng nhiệt này sẽ phục vụ cho các hoạt động trong đời sống và sản xuất của con người. − Quá trình hô hấp trong cơ thể cung cấp năng lượng để cơ thể hoạt động, đồng thời tạo nên thân nhiệt ổn định và hỗ trợ quá trình vận động. Phần B: Bài Tập Được Phân Dạng (mỗi dạng tối thiểu 10 câu) Dạng 1: Phân biệt biến đổi vật lí và biến đổi hóa học – Dấu hiệu nhận biết phản ứng hoá học xảy ra - Phương pháp: + Phân biệt 2 loại hiện tượng bằng dấu hiệu chủ yếu sau: Biến đổi vật lí Biến đổi hóa học
- Biến đổi vật lí không có sự tạo thành chất mới. Ví dụ: Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi. (bieesb đổi trạng thái, không tạo chất mới). - Biến dổi hóa học có sự tạo thành chất mới. - Dựa vào một số dấu hiệu: xuất hiện chất khí, chất kết tủa; thay đổi màu sắc, mùi; phát sáng, giải phóng hoặc hấp thụ nhiệt năng; … để kết luận là biến đổi hóa học và có phản ứng hóa học xảy ra. - Ví dụ: Cồn cháy trong không khí tạo thành nước và khí carbon dioxide ( Dấu hiệu: phát sáng, tỏa nhiệt,…) + Phản ứng phân huỷ đường tạo thành than và hơi nước là biến đổi hóa học. Dấu hiệu: thay đổi màu sắc. - Bài tập giải chi tiết Câu 1. a) Trong đời sống có nhiều hiện tượng về biến đổi hoá học, hãy kể thêm vài ví dụ cho biến đổi này. Dấu hiệu chính để phân biệt biến đổi hoá học với biến đổi vật lí là gì? b) Hãy tìm một số ví dụ để thấy được những lợi ích của biến đổi vật lí và biến đổi hoá học phục vụ cho đời sống của con người. Hướng dẫn giải a) − Một số ví dụ có sự biến đổi hoá học: + Củi cháy thành than. + Con dao bằng sắt bị gỉ. + Cơm bị thiu. − Dấu hiệu chính để phân biệt biến đổi hoá học với biến đổi vật lí: có sự tạo thành chất mới. b) Một số ví dụ cho thấy lợi ích của biến đổi vật lí và biến đổi hoá học phục vụ cho cuộc sống của con người: − Đốt cháy khí gas dùng trong đun nấu. − Đốt cháy nhiên liệu trong các nhà máy nhiệt điện, luyện gang, thép… − Phơi khô thóc, ngô … để bảo quản được lâu hơn. Câu 2. − Mô tả hiện tượng khi hoà tan muối ăn trong cốc và hiện tượng khi cô cạn.