PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text KNTT_K11_Bài 1_Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường (87 CÂU).doc

Trang 1/10 - Câu 1: Sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhằm giành những điều kiện thuận lợi để thu được nhiều lợi nhuận là nội dung của khái niệm A. lợi tức. B. tranh giành. C. cạnh tranh. D. đấu tranh. Câu 3: Một trong những đặc trưng cơ bản phản ánh sự cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế đó là giữa họ luôn luôn có sự A. ganh đua. B. thỏa hiệp. C. thỏa mãn. D. ký kết. Câu 4: Trong nền kinh tế hàng hóa, đối với người sản xuất một trong những mục đích của cạnh tranh là nhằm A. đầu cơ tích trữ nâng giá . B. hủy hoại môi trường. C. khai thác cạn kiệt tài nguyên. D. giành nguồn nguyên liệu thuận lợi. Câu 5: Trong nền kinh tế hàng hóa, đối với người sản xuất một trong những mục đích của cạnh tranh là nhằm A. Giành ưu thế về khoa học và công nghệ. B. Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công. C. Đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường. D. Triệt tiêu mọi lợi nhuận kinh doanh. Câu 6: Trong nền kinh tế hàng hóa, đối với người sản xuất một trong những mục đích của cạnh tranh là nhằm A. giành thị trường có lợi để bán hàng. B. tăng cường độc chiếm thị trường. C. Làm cho môi trường bị suy thoái. D. Tiếp cận bán hàng trực tuyến. Câu 7: Trong nền kinh tế hàng hóa, đối với người sản xuất một trong những mục đích của cạnh tranh là nhằm A. đầu cơ tích trữ để nâng giá cao. B. nền tảng của sản xuất hàng hoá. C. tìm kiếm cơ hội đầu tư thuận lợi D. đa dạng hóa các quan hệ kinh tế Câu 8: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, đối với người sản xuất một trong những mục đích của cạnh tranh là nhằm A. tìm kiếm các hợp đồng có lợi. B. triệt tiêu lợi nhuận đầu tư. C. kiểm soát tăng trưởng kinh tế. D. hạ giá thành sản phẩm. Câu 9: Trong nền kinh tế hàng hóa, đối với người sản xuất một trong những mục đích của cạnh tranh là nhằm A. thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. B. kích thích sức sản xuất. C. đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường. D. khai thác tối đa mọi nguồn lực. Câu 10: Nội dung nào dưới đây thể hiện mục đích của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hóa? A. Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công. B. Kiểm soát tăng trưởng kinh tế. C. Thu lợi nhuận cho người kinh doanh. D. Hạn chế sử dụng nhiên liệu. Câu 11: Mục đích cuối cùng của cạnh tranh trong sản xuất và lưu thông hàng hoá là nhằm giành lấy A. lao động. B. thị trường. C. lợi nhuận. D. nhiên liệu. Câu 12: Người sản xuất, kinh doanh giành lấy các điều kiện thuận lợi, tránh được những rủi ro, bất lợi trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, dịch vụ là một trong những nguyên nhân dẫn đến A. lạm phát. B. thất nghiệp. C. cạnh tranh. D. khủng hoảng.
Trang 2/10 - Câu 13: Một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế là do có sự khác nhau về A. điều kiện sản xuất. B. giá trị thặng dư. C. nguồn gốc nhân thân. D. quan hệ tài sản. Câu 14: Trong nền kinh tế thị trường, một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế là do có sự khác nhau về A. quan hệ gia đình. B. chính sách đối ngoại. C. chất lượng sản phẩm. D. chính sách hậu kiểm. Câu 15: Người sản xuất, kinh doanh cố giành lấy các điều kiện thuận lợi, tránh được những rủi ro, bất lợi trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, dịch vụ là một trong những nguyên nhân dẫn đến A. sản xuất. B. tăng vốn. C. đầu tư. D. cạnh tranh. Câu 16: Trong sản xuất và lưu thông hàng hoá cạnh tranh dùng để gọi tắt cho cụm từ nào sau đây? A. Cạnh tranh văn hoá. B. Cạnh tranh kinh tế. C. Cạnh tranh chính trị. D. Cạnh tranh sản xuất. Câu 17: Câu tục ngữ “Thương trường như chiến trường” phản ánh quy luật kinh tế nào dưới đây? A. Quy luật cung cầu B. Quy luật giá trị C. Quy luật lưu thông tiền tệ D. Quy luật cạnh tranh Câu 18: Trong nền kinh tế thị trường, nói đến tính chất của cạnh tranh là nói đến việc A. ganh đua, đấu tranh B. thu được nhiều lợi nhuận C. giành giật khách hàng D. giành quyền lợi về mình Câu 19: Do sự tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập, tự do sản xuất, kinh doanh là một trong những A. nguyên nhân của sự giàu nghèo. B. nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh. C. nguyên nhân của sự ra đời hàng hóa. D. tính chất của cạnh tranh. Câu 20: Trong nền kinh tế thị trường, nội dung nào dưới đây là nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh? A. Sự tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập. B. Sự tồn tại của một chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độc lập. C. Sự tồn tại nhiều chủ sở hữu với tư cách là những chủ thể cạnh tranh. D. Sự tồn tại một chủ sở hữu với tư cách là đơn vị kinh tế độc lập. Câu 21: Một trong những nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh là A. sự khác nhau xuất thân. B. chính sách của nhà nước. C. chi phí sản xuất bằng nhau. D. điều kiện sản xuất khác nhau. Câu 22: Người sản xuất, kinh doanh cố giành lấy các điều kiện thuận lợi, tránh được những rủi ro, bất lợi trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, dịch vụ là một trong những A. nguyên nhân của sự ra đời hàng hóa. B. tính chất của cạnh tranh. C. nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh. D. nguyên nhân của sự giàu nghèo. Câu 23: Trong nền kinh tế thị trường, một trong những nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh là do sự tồn tại của nhiều chủ sở hữu có điều kiện sản xuất và lợi ích A. bằng nhau. B. giống nhau. C. khác nhau. D. cào bằng. Câu 24: Trong nền kinh tế thị trường, một trong những nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh là do mỗi chủ sở hữu có điều kiện A. bằng nhau. B. giống nhau. C. khác nhau. D. cào bằng.
Trang 3/10 - Câu 26: Trong sản xuất và kinh doanh hàng hóa, vai trò tích cực của cạnh tranh thể hiện ở việc những người sản xuất vì giành nhiều lợi nhuận về mình đã không ngừng A. hủy hoại môi trường tự nhiên. B. đầu cơ tích trữ hàng hóa. C. làm giả thương hiệu. D. áp dụng kĩ thuật tiên tiến. Câu 27: Trong sản xuất và kinh doanh hàng hóa, vai trò tích cực của cạnh tranh thể hiện ở việc những người sản xuất vì giành nhiều lợi nhuận về mình đã không ngừng A. đổi mới quản lý sản xuất. B. kích thích đầu cơ găm hàng. C. khai thác cạn kiệt tài nguyên. D. hủy hoại môi trường. Câu 28: Trong sản xuất và kinh doanh hàng hóa, vai trò tích cực của cạnh tranh thể hiện ở việc những người sản xuất vì giành nhiều lợi nhuận về mình đã không ngừng A. đầu tư đổi mới công nghệ. B. bán hàng giả gây rối thị trường. C. xả trực tiếp chất thải ra môi trường. D. hủy hoại tài nguyên thiên nhiên. Câu 29: Trong sản xuất và kinh doanh hàng hóa, vai trò tích cực của cạnh tranh thể hiện ở việc những người sản xuất vì giành nhiều lợi nhuận về mình đã không ngừng A. hợp lý hóa sản xuất B. sử dụng những thủ đoạn phi pháp. C. tung tin bịa đặt về đối thủ. D. hủy hoại tài nguyên môi trường. Câu 30: Trong sản xuất và kinh doanh hàng hóa, vai trò tích cực của cạnh tranh thể hiện ở việc những người sản xuất vì giành nhiều lợi nhuận về mình đã không ngừng A. nâng cao năng suất lao động B. triệt tiêu động lực sản xuất kinh doanh. C. lạm dụng chất cấm. D. chạy theo lợi nhuận làm hàng giả Câu 31: Trong sản xuất và kinh doanh hàng hóa, vai trò tích cực của cạnh tranh thể hiện ở việc những người sản xuất vì giành nhiều lợi nhuận về mình đã không ngừng A. kích thích lực lượng sản xuất phát triển. B. làm cho môi trường bị suy thoái. C. thúc đẩy đầu cơ tích trữ. D. sử dụng những thủ đoạn phi pháp Câu 32: Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh có vai trò như thế nào đối với sự phát triển? A. Cơ sở. B. Triệt tiêu. C. Nền tảng. D. Động lực. Câu 33: Kích thích lực lượng sản xuất, khoa học kĩ thuật phát triển và năng suất lao động xã hội tăng lên là biểu hiện của nội dung nào dưới đây của cạnh tranh kinh tế? A. Mặt hạn chế của cạnh tranh. B. Nguyên nhân của cạnh tranh. C. Vai trò của cạnh tranh. D. Mục đích của cạnh tranh. Câu 34: Nội dung nào dưới đây thể hiện vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế? A. Hủy hoại tài nguyên môi trường. B. Triệt tiêu mọi lợi nhuận kinh doanh. C. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế D. Tăng cường đầu cơ tích trữ. Câu 35: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, cạnh tranh có vai trò như thế nào đối với sản xuất hàng hóa? A. Cơ sở. B. Đòn bẩy. C. Nền tảng. D. Động lực. Câu 36: Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh không lành mạnh không thể hiện ở việc các chủ thể kinh tế tìm các biện pháp để A. làm giả thương hiệu. B. hạ giá thành sản phẩm. C. đầu cơ tích trữ nâng giá . D. hủy hoại môi trường. Câu 37: Trong sản xuất và kinh doanh hàng hóa, nội dung nào dưới đây không phản ánh mặt tích cực của cạnh tranh? A. Sử dụng những thủ đoạn phi pháp. B. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. C.  Giành nguồn nguyên nhiên vật liệu. D. Hạ giá thành sản phẩm.
Trang 4/10 - Câu 38: Trong sản xuất và kinh doanh hàng hóa, nội dung nào dưới đây không thể hiện mặt tích cực của cạnh tranh? A. Áp dụng khoa học – kĩ thuật tiên tiến. B. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế C. Giảm thiểu chi phí sản xuất. D. Bán hàng giả gây rối thị trường. Câu 39: Trong sản xuất và kinh doanh hàng hóa, nội dung nào dưới đây không thể hiện mặt tích cực của cạnh tranh? A. Giành ưu thế về khoa học và công nghệ. B. Giành thị trường có lợi để bán hàng. C. Tìm kiếm cơ hội đầu tư thuận lợi D. Hủy hoại tài nguyên môi trường. Câu 40: Trong sản xuất và kinh doanh hàng hóa, nội dung nào dưới đây không thể hiện mặt tích cực của cạnh tranh? A. Khuyến mãi để thu hút khách hàng. B. Áp dụng khoa học tiên tiến. C. Khai thác tối đa mọi nguồn lực. D. Chạy theo lợi nhuận làm hàng giả. Câu 41: Trong sản xuất và kinh doanh hàng hóa, nội dung nào dưới đây không thể hiện mặt tích cực của cạnh tranh? A. Nâng cao chất lượng cuộc sống B. Tìm kiếm các hợp đồng có lợi C. Thu lợi nhuận cho người kinh doanh. D. Tung tin bịa đặt về đối thủ. Câu 42: Trong sản xuất và kinh doanh hàng hóa, nội dung nào dưới đây không thể hiện mặt tích cực của cạnh tranh? A. Làm giả thương hiệu hàng hóa. B.  Giành ưu thế về khoa học công nghệ. C. Giành nguồn nguyên liệu thuận lợi. D. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Câu 43: Nội dung nào sau đây được xem là biểu hiện của cạnh tranh không lành mạnh? A. Đầu cơ tích trữ gây rối loạn thị trường. B. Khai thác tối đa mọi nguồn lực. C. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. D. Kích thích sức sản xuất. Câu 44: Hành vi nào sau đây là biểu hiện của cạnh tranh không lành mạnh? A. Khuyến mãi giảm giá. B. Hạ giá thành sản phẩm. C. Đầu cơ tích trữ để nâng giá . D. Tư vấn công dụng sản phẩm. Câu 45: Hành vi nào sau đây là biểu hiện của cạnh tranh không lành mạnh? A. Áp dụng khoa học kĩ thuật tiên tiến. B. Khuyến mãi để thu hút khách hàng. C. Hạ giá thành sản phẩm. D. Đầu cơ tích trữ để nâng giá cao. Câu 46: Trong sản xuất và kinh doanh hàng hóa, nội dung nào dưới đây không thể hiện vai trò tích cực của cạnh tranh? A. Khai thác tối đa mọi nguồn lực của đất nước. B. Khai thác tài nguyên làm cho môi trường suy thoái. C. Kích thích lực lượng sản suất, khoa học kĩ thuật phát triển. D. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nâng cao năng lực cạnh tranh. Câu 47: Hành vi nào sau đây là biểu hiện của sự cạnh tranh không lành mạnh? A. Khai thác tối đa mọi nguồn lực. B. Làm cho môi trường bị suy thoái. C. Kích thích sức sản xuất. D. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Câu 48: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, cạnh tranh không lành mạnh không thể hiện ở việc các chủ thể kinh tế A. lạm dụng chất cấm. B. thu hẹp sản xuất. C. gây rối thị trường. D. đầu cơ tích trữ. Câu 49: Trong sản xuất và lưu thông hàng hóa, cạnh tranh không lành mạnh không thể hiện ở việc các chủ thể kinh tế A. tung tin bịa đặt về đối thủ. B. bỏ nhiều vốn để đầu tư sản xuất. C. xả trực tiếp chất thải ra môi trường. D. đầu cơ tích trữ để nâng giá cao.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.