Nội dung text Bài 1. DNA và nhân đôi DNA (Bài tập) - Đáp án.pdf
3 Câu 16. Một phân tử DNA có tổng số 20000 nucleotide và có 20% số nucleotide loại A. Phân tử DNA này nhân đôi 4 lần. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. DNA có 6000 nucleotide loại G. II. Có 14 phân tử DNA hoàn toàn mới. III. DNA có 26000 liên kết hydrogen. IV. Môi trường cung cấp 60000 A. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 16. Cả 4 phát biểu đúng. → Đáp án D. - Số nucleotide loại G của phân tử DNA: G = X = 30% × 20000 = 6000. → I đúng. - Tổng liên kết hydrogene của DNA = N+G = 20000 + 6000 = 26000. → III đúng. - Số phân tử DNA được cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu môi trường = 2k - 2 = 24 - 2 = 14 (phân tử). → II đúng. - Số nucleotide loại A mà môi trường cung cấp cho quá trình tự nhân đôi. Amt = Tmt = ADNA×(2k - 1) = 20000 ×20%× (24 - 1) = 4000 × (24 - 1) = 60000. → IV đúng. Câu 17. Một gene có chiều dài 6120A0 và có hiệu số nucleotide loại A với một loại nucleotide khác bằng 10% tổng số nucleotide của cả gen. Gene nhân đôi 5 lần liên tiếp. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Gene 180 chu kì xoắn. II. Gene có 720 nucleotide loại G. III. Trong tổng số các gene con được tạo ra, có 30 gene được cấu trúc hoàn toàn từ nguyên liệu môi trường. IV. Quá trình nhân đôi đã cần môi trường cung cấp 33480 nucleotide loại A. A. 1. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 17. Cả 4 phát biểu đúng. → Đáp án B. - Gene có chiều dài 6120A0 nên số chu kì xoắn của gen: 6120 : 34 = 180 chu kì xoắn. → I đúng. - Gene có tổng số nucleotide: 180 x 20 = 3600 nucleotide. - Số nucleotide từng loại của gen: 50% 10% A G A G + = − = => 30% 20% A G = = => A = T = 30% = 1080; G = X = 20% = 720. → II đúng. - Gene nhân đôi 5 lần thì số gene hoàn toàn mới: 25 – 2 = 30. → III đúng. - Số nucleotide loại T môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi: A = T = 1080(25 - 1) = 33480. → IV đúng. Câu 18. Ở tế bào nhân thực, sự nhân đôi DNA của ti thể và lục lạp diễn ra A. độc lập với sự nhân đôi DNA trong nhân. B. phụ thuộc với sự nhân đôi DNA trong nhân. C. phụ thuộc với sự nhân đôi NST. D. sau khi nhân đôi DNA trong nhân. Câu 18. Đáp án A. Vì ti thể, lục lạp là những bào quan nằm ở trong tế bào chất. Các bài quan này tự phân đôi để hình thành các bào quan mới. Do đó, qua mỗi lần phân bào thì DNA ở trong nhân tế bào chỉ nhân đôi 1 lần, nhưng DNA ở trong ti thể, trong lục lạp thì nhân đôi nhiều lần. Ngay cả khi tế bào không phân bào (DNA ở trong nhân không nhân đôi) nhưng ti thể vẫn phân đôi và DNA ở ti thể vẫn nhân đôi. Lục lạp vẫn phân đôi và DNA ở lục lạp vẫn nhân đôi. Câu 19. Khi nói về quá trình nhân đôi DNA ở tế bào nhân thực, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Nhờ các Enzyme tháo xoắn, hai mạch đơn của DNA tách nhau tạo nên chạc chữ Y. II. Enzyme DNApolymerase tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 3’-5’. III. Trong mỗi chạc hình chữ Y, trên mạch khuôn 5’-3’ thì mạch mới được tổng hợp gián đoạn. IV. Quá trình nhân đôi DNA trong nhân tế bào là cơ sở cho quá trình nhân đôi của NST. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
4 Câu 19. Có 3 phát biểu đúng là I, III và IV. → Đáp án C. II sai. Vì enzyme DNA polymerase tổng hợp và kéo dài mạch mới theo chiều 5’-3’. Câu 20. Phân tử DNA vùng nhãn ở vi khuẩn E coli được đánh dấu bằng N15 ở cả hai mạch đơn. Nếu chuyển E. coli này sang nuôi cấy trong môi trường chỉ có N14 thì sau 6 lần nhân đôi, trong tổng số pôlinucleotide của các vi khuẩn E. coli, tỉ lệ mạch polynucleotide chứa N15 là A. 1/64 B. 63/64 C. 1/32 D. 31/32 Câu 20. Đáp án A. Sau 5 lần nhân đôi từ 1 phân tử ban đầu tạo ra: 26 = 64 phân tử DNA Số mạch polynucleotide tạo ra là: 64×2 = 128 mạch. Sau 5 lần nhân đôi thì có 2 mạch polipeptid chứa N15 → Tỉ lệ mạch polynucleotide chứa N15 là: 2 128 = 1 64 . Câu 21. Trên mạch 2 của gene có tỉ lệ A:T:G:C = 1:2:2:3. Tỉ lệ (A+T)/(G+C) của gene là A. 4 1 . B. 5 3 . C. 8 3 . D. 3 5 . Câu 21. Đáp án B. Tỉ lệ (A+T)/(G+C) = A G = (A2+T2)/(G2+C2) = 1 2 2 3 + + = 3 5 . Câu 22. Trên mạch 2 của gene có 400A, 500T, 600G, 700C. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Ở mạch 1 của gen, có 500 nucleotide loại A. II. Gene có tổng số 2200 cặp nucleotide. III. Gene dài 748nm. IV. Gene có 5700 liên kết hydrogen. A. 1. B. 2. C. 4. D. 3. Câu 22. Cả 4 phát biểu đúng. → Đáp án C. I đúng. Vì A1 = T2 = 500. II đúng. Vì mạch 2 có tổng số nu = 400 + 500 + 600 + 700 = 2200 → Vì gene có 2 mạch cho nên sẽ có 2200 cặp nu. III đúng. Vì gene có 2200 cặp nu nên có chiều dài = 2200 × 3,4 = 7480 A0 = 748nm. IV đúng. Vì tổng liên kết hydrogene = N + G = 2200 × 2 + 1300 = 5700 liên kết hydrogen. Câu 23. Một gene nhân đôi 3 lần cần môi trường nội bào cung cấp 4200 nucleotide loại A và 5600 nucleotide loại G. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Tỉ lệ A 3 G 4 = . II. Tổng số liên kết hydrogene của gene là 3600. III. Trong số các gene con được tạo thành có 16900 nucleotide được cung cấp hoàn toàn mới từ nguyên liệu môi trường. IV. Trong các gene con được cấu tạo hoàn toàn từ nguyên liệu của môi trường có 26100 liên kết hydrogen. A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 23. Có 2 phát biểu đúng là I và II. → Đáp án B. I đúng. Tỷ lệ A/G của gene là A 4200 G 5600 = = 3 4 - Xác định số nucleotide mỗi loại của gen: Agene = 3 4200 2 1− ; Ggene = 3 5600 2 1− = 800. => Tổng số liên kết hydrogene của gene là: 2A + 3G = 3600. → (II) đúng.