PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Chủ đề 5. NHIỆT NÓNG CHẢY RIÊNG - GV.Image.Marked.pdf

Chủ đề 5 : NHIỆT NÓNG CHẢY RIÊNG I – TÓM TẮT LÍ THUYẾT 1. Công thức tính nhiệt lượng trong quá trình truyền nhiệt khi vật đang nóng chảy Công thức tính nhiệt lượng trong quá trình truyền nhiệt để làm vật nóng chảy hoàn toàn ở nhiệt độ nóng chảy mà không thay đổi nhiệt độ: Q   m Trong đó: Q là nhiệt lượng cần truyền cho vật ( J ) ; m là khối lượng của vật (kg); : gọi là nhiệt nóng chảy riêng của chất làm vật đơn vị là J/kg. 2. Nhiệt nóng chảy riêng Nhiệt nóng chảy riêng của một chất là nhiệt lượng cần để làm cho một đơn vị khối lượng chất đó nóng chảy hoàn toàn ở nhiệt độ nóng chảy mà không làm thay đổi nhiệt độ. Q m   Đơn vị của nhiệt nóng chảy riêng là: J / kg . Bảng 5.1. Giá trị gần đúng của nhiệt nóng chảy riêng ở nhiệt độ nóng chảy dưới áp suất tiêu chuẩn của một số chất. Chất Nhiệt độ nóng chảy (oC) Nhiệt nóng chảy riêng (J/kg) Nước đá 0 3,34.105 Sắt 1535 2,27.105 Đồng 1084 1,80.105 Chì 327 0,25.105 3. Thực hành đo nhiệt nóng chảy riêng a. Mục đích thí nghiệm Xác định nhiệt nóng chảy riêng của nước đá. b. Dụng cụ thí nghiệm
- Biến thế nguồn (1). - Bộ đo công suất nguồn điện (oát kế) có tích hợp chức năng đo thời gian (2). - Nhiệt kế điện từ hoặc cảm biến điện từ hoặc cảm biến nhiệt độ có thang đo từ 20 C   đến 1 1 0 C  và độ phân giải 0,1C   (3). - Nhiệt lượng kế bằng nhựa có vỏ xốp, kèm điện trở nhiệt (gắn ở trong bình) (4). - Cân điện tử (5) (hoặc bình đong). - Các dây nối. Hình 4.1. Bộ thí nghiệm thực hành đo nhiệt dung riêng của nước c. Tiến hành thí nghiệm THÍ NGHIỆM ĐO NHIỆT NÓNG CHẢY CỦA NƯỚC Bước 1. - Cho các viên nước đá hoặc một ít nước lạnh vào bình nhiệt lượng kế, sao cho toàn bộ dây điên trở chìm trong nước đá Xác định khối lượng hỗn hợp nước đá trong bình. Bước 2. - Cắm đầu đo cûa nhiệt kế vào bình nhiệt lượng kế. Bước 3. - Nối oát kế với nhiệt lượng kế và nguồn điện. Bước 4. - Bật nguồn điện. Bước 5. - Khuấy liên tục nước đá, cứ sau mỗi khoảng thời gian 2 phút lại đọc số đo thời gian trên oát kế và nhiệt độ trên nhiệt kế rồi ghi kết quả vào vở theo mẫu tương tự Bảng 5.2. Bước 6. - Tắt nguồn điện. d. Kết quả thí nghiệm Thời gian τ (s) Nhiệt độ (t0C) Công suất P (W) 0 120 240 360 480 600 720 840 960 - Vẽ đồ thị nhiệt độ của nước theo thời gian.
- Tính công suất trung bình P của dòng điện qua điện trở nhiệt trong nhiệt lượng kế. - Tính nhiệt nóng chảy riêng của nước đá theo công thức: 2 M H O m   P Trong đó M P  là nhiệt lượng do dòng điện qua điện trở nhiệt toả ra trong thời gian N và m là khối lượng nước đá. - Xác định sai số của phép đo nhiệt nóng chảy riêng của nước đá. - So sánh giá trị nhiệt nóng chảy riêng của nước đá đo được với giá trị ở Bảng 5.1 và giải thích nguyên nhân gây ra sự sai khác (nếu có). II – BÀI TẬP LUYỆN TẬP 1. Câu trắc nhiệm nhiều phương án lựa chọn ( 4,5 điểm ) Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. (Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm) Câu 1: Vật (chất) nào dưới đây không có nhiệt độ nóng chảy xác định? A. Miếng nhựa thông B. Hạt đường C. Viên kim cưong D. Đá thạch anh Câu 2: Đơn vị của nhiệt nóng chảy riêng là A. J/s B. J/ kg.độ C. J/ kg D. kg/J Câu 3: Gọi Q là nhiệt lượng cần truyền cho vật có khối lượng m để làm vật nóng chảy hoàn toàn vật ở nhiệt độ nóng chảy mà không thay đổi nhiệt độ của vật. Thì nhiệt nóng chảy riêng  của chất đó được tính theo công thức A.  = Q.m B.  = Q + m C.  = Q – m D.  = Q/m Câu 4: Không thể kết luận gì về nhiệt nóng chảy riêng của chất nào dưới đây?
A. Miếng nhựa đường (hắc ín) B. Muối ăn C. Viên kim cương D. Khối thạch anh Câu 5: Nhiệt độ nóng chảy riêng của vật rắn phụ thuộc vào những yếu tố nào? A. Phụ thuộc vào nhiệt độ của vật rắn và áp suất ngoài. B. Phụ thuộc bản chất của vật rắn C. Phụ thuộc bản chất và nhiệt độ của vật rắn D. Phụ thuộc bản chất và nhiệt độ của vật rắn, đồng thời phụ thuộc áp suất ngoài Câu 6: Nhiệt nóng chảy riêng của một chất là A. nhiệt độ nóng chảy riêng của chất rắn B. nhiệt lượng cần cung cấp cho vật để làm vật nóng chảy C. là nhiệt lượng cần để làm cho một đơn vị khối lượng chất đó nóng chảy hoàn toàn. D. là nhiệt lượng cần để làm cho một đơn vị khối lượng chất đó nóng chảy hoàn toàn ở nhiệt độ nóng chảy mà không làm thay đổi nhiệt độ. Câu 7: Tính nhiệt lượng Q cần cung cấp để làm nóng chảy 500g nước đá ở 0°C. Biết nhiệt nóng chảy riêng của nước đá bằng 3,34.105 J/kg A. Q = 7.107 J B. Q = 167k J C. Q = 167J D. Q = 167.106 J Câu 8: Để giải thích hiện tượng tách kim loại bằng nóng chảy người ta dùng khái niệm về đại lượng nào ? A. Nhiệt dung riêng B. Nhiệt lượng C. Nhiệt nóng chảy riêng D. Nhiệt hoá hơi riêng Câu 9: Cho bảng số liệu sau : Nước Sắt Đồng Chì Chất Nhiệt độ nóng chảy (oC) 0 1535 1084 327 Nhiệt nóng chảy riêng (J/kg) 3,34.105 2,77.105 1,80.105 0,25.105 Phát biểu nào sau đây là đúng A. Cần nhiệt lượng 3,34.105 J để làm nóng chảy nước đá. B. Sắt có nhiệt độ nóng chảy lớn nhất nên nhiệt nóng chảy riêng của nó lớn nhất. C. Cần nhiệt lượng 1,8.105 J để làm nóng chảy 1kg đồng D. Cần nhiệt lượng 0,25.105 J để làm nóng chảy hoàn toàn 1kg chì ở 327oC Câu 10: Trong thí nghiệm xác định nhiệt nóng chảy riêng của nước đá không cần thiết phải có dụng cụ nào sau đây ? A. Oát kế B. Nhiệt lượng kế C. Đồng hồ bấm giây D. Thước mét

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.