Nội dung text Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Ngữ Văn - Đề 10 - File word có lời giải.doc
ĐỀ THI THỬ CHUẨN CẤU TRÚC ĐỀ 10 (Đề thi có 04 trang) KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút; không kể thời gian phát đề Họ và tên thí sinh:…………………………………. Số báo danh: ………………………………………. I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc văn bản: Khi tôi lớn lên, chèo sân đình đã vắng bóng. Các đoàn chèo từ Trung ương đến hàng xã đều diễn chèo trên sân khấu ba mặt (vốn là sản phẩm của kịch phương Tây) và những kịch bản chèo cổ đã được chỉnh lí, biên soạn lại khá công phu dưới ngòi bút của những nhà viết chèo tầm cỡ như Trần Huyền Trân, Lưu Quang Thuận, Bùi Đức Hạnh,... nhưng vẫn còn lưu dấu trong những buổi đội chèo làng luyện tập,... Cơm tối xong, tiếng trống vừa nổi lên cùng với điệu “vỡ nước” náo nức, là chúng tôi ùa ra sân hợp tác. Già trẻ, gái trai đã vây kín thành vòng tròn quanh các diễn viên (toàn là người làng cả). Hồi ấy chưa có điện, ánh sáng của những buổi tập ấy chủ yếu là ánh trăng hay đèn “hoa kì” (đèn “măng sông” chỉ hôm diễn chính mới được thắp). Ông chủ nhiệm hợp tác xã chĩnh chện trên chiếc ghế đẩu, chân kẹp trống, tay lăm lăm dùi. Ông ngồi cầm chầu, trực tiếp chấm... cộng điểm cho các diễn viên – xã viên của mình. Diễn viên lúc ấy có người mới tất tả chạy ra, mặt còn đỏ lựng vì đun mải cho xong nồi cám lợn. Diễn viên tập, còn “đạo diễn”? Ngoài ông đội trường vốn là một trùm hát ngày trước, còn là... toàn thể người xem. [...] Người hát chèo hay nhất ở quê tôi hồi ấy là chị Thuyên (bây giờ, dẫu đã teo tóp ở tuổi 55 do gánh gia đình quá nặng, chị hát vẫn rất nền . Chị chuyên đóng vai nữ lệch . Hôm nào đi tập chị cũng đi muộn nhất. Có lần ra đến sân kho, quần còn vo quá gối. [...] Chị Thuyên nghèo lắm. Năm ngoài hai mươi, chị đã ba con. Vợ chồng tất bật, lam lũ. Những lúc vất vả quá, chị hay thở dài, bảo tôi: – Em này, ước gì mà cuộc đời nó cũng như là... chiếu chèo ấy nhỉ? Tôi chỉ biết ngẩn ngơ. Vâng! Ước gì... Bao nhiêu là nhân tình thế thái. Bao nhiêu là số phận đã diễn ra trên những chiếu chèo quê tôi... Ở đó, người nghèo khổ được gặp Tiên, gặp Phật. Cô gái mò cua trở thành hoàng hậu, còn chàng trai nghèo dắt mẹ đi ăn mày thì đỗ trạng nguyên. Ở đó ân oán phân minh, nghĩa tình trọn vẹn... [...] Vùng tôi là quê hương của những “chiếng” chèo Nam. Thời trước, mỗi tỉnh có một hay nhiều “chiếng” chèo riêng: “Chiếng” chèo Đông của Hải Dương, “chiếng” chèo Đoài của Sơn Tây, “chiếng” chèo Bắc của Bắc Ninh. Mỗi “chiếng” có sở trường riêng, có những “ngón nghề” riêng, người sành chèo chỉ cần nhìn qua lối diễn là có thể gọi ngay ra được tên “chiếng”. Diễn viên bình thường chỉ diễn được trong “chiếng” của mình. Những người nhập vào “chiếng” nào cũng diễn được, lại diễn hay, được gọi là “nghệ nhân Tứ “Chiếng””. Số nghệ nhân đó thật hiếm hoi. Ở những “chiếng” chèo Nam, cho đến giờ, người ta vẫn kể chuyện về cô đào Đào Sương Nguyệt. Cô nhập vào “chiếng” nào là “chiếng” đó khởi sắc
hẳn lên. Đào Nguyệt nổi danh với những vai “nữ chính” Thị Kính, Thị Phương,... và còn nổi danh với cả vai... Trương Phi trong tuồng Bắc. [...] Nhưng rồi về sau, chẳng ai biết kết cục của cô đào tài danh ấy ra sao? Vốn là người mê chèo, từ ngày trở thành một nhà báo chuyên nghiệp, tôi đã cố công đi tìm tung tích cô, nhưng tôi đã hoài công... Tên của cô chỉ còn lưu lại trong kí ức của những nghệ nhân dân gian lớp trước... Chèo, đó chính là đặc trưng cho tính cách tâm hồn của người quê tôi. Những làn điệu, những vai chèo bất chấp mọi biển thiên, thăng trầm của xã hội, vẫn cứ màu mỡ, cứ xanh tươi như đồng đất Thái Bình. (Vũ Hữu Sự, Một thoáng chèo quê tôi, in trong tập phóng sự Muôn mặt đời thường (Nhiều tác giả), NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2001, tr. 109 – 116) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Văn bản trên viết về đề tài gì? Câu 2. Văn bản có sự kết hợp của những phương thức biểu đạt chủ yếu nào? Cầu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của những câu văn miêu tả trong văn bản. Câu 4. Phân tích tác dụng của yếu tố phi hư cấu trong văn bản trên. Câu 5. Chi tiết (sự kiện, nhân vật, hình ảnh, câu văn) nào của văn bản để lại ấn tượng đặc biệt đối với anh / chị? Vì sao? II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 600 chữ) về vấn đề: Tuổi trẻ với việc giữ gìn và phát triển văn hóa truyền thống. Câu 2. (4,0 điểm) Anh / Chị hãy viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) phân tích về một đặc điểm của thể loại phóng sự được thể hiện trong văn bản đọc hiểu Một thoáng chèo quê tôi của Vũ Hữu Sự. ---------- HẾT ---------- - Thí sinh không được sử dụng tài liệu; - Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
GỢI Ý ĐÁP ÁN Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 4,0 1 Văn bản viết về đề tài nghệ thuật sân khấu truyền thống (chèo) của dân tộc. 0,5 2 Văn bản có sự kết hợp của các phương thức biểu đạt chủ yếu: tự sự, miêu tả, biểu cảm. 0,5 3 – Có thể dẫn ra một số câu văn miêu tả trong văn bản như: + Cơm tối xong, tiếng trống vừa nổi lên cùng với điệu “vỡ nước” nao nức, là chúng tôi ùa ra sân hợp tác. Già trẻ, gái trai đã vây kin thành vòng tròn quanh các diễn viên (toàn là người làng cá). + Ông chủ nhiệm hợp tác xã chĩnh chện trên chiếc ghế đẩu, chân kẹp trống, tay lăm lăm dùi. + Diễn viên lúc ấy có người mới tất tả chạy ra, mặt còn đỏ lựng vì đun mải cho xong nồi cám lợn. – Những câu văn trên nhằm khắc họa và tái hiện một cách sống động, hình ảnh về những đêm hát chèo của làng quê trước đây. 1,0 4 – Những yếu tố phi hư cấu của văn bản là sự việc, con người, địa danh, thời gian, không gian, số liệu,... Ví dụ: những buổi tối tập hát chèo ở làng quê của tỉnh Thái Bình; tên các nhà viết chèo nổi tiếng Trần Huyền Trân, Lưu Quang Thuận, Bùi Đức Hạnh; diễn viên là ông chủ nhiệm hợp tác xã và các xã viên; những chiếng chèo riêng của mỗi vùng quê,... – Tác dụng của những yêu tô phi hư câu nhằm cung cấp những cứ liệu xác thực cụ thể để có sức thuyết phục và giúp người đọc hình dung đầy đủ về nghệ thuật chèo truyền thống từng phát triển rực rỡ, gắn bó máu thịt với mỗi người dân ở làng quê, nhưng giờ đây chỉ còn “vang bóng một thời”. 1,0 5 HS tự do bày tỏ về chi tiết mà bản thân thấy ấn tượng nhưng cần lí giải thuyết phục. 1,0 II VIẾT 6,0 1 Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) về vấn đề: Tuổi trẻ với việc giữ gìn và phát triển văn hóa truyền thống. 2,0 a. Xác định được yêu cầu về hình thức, dung lượng của đoạn văn Từ nội dung văn bản ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) về vấn đề: Tuổi trẻ với việc giữ gìn và phát triển văn hóa truyền thống. 0,25
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Tuổi trẻ với việc giữ gìn và phát triển văn hóa truyền thống. 0,25 c. Đề xuất được hệ thống ý phù hợp để làm rõ vấn đề nghị luận * Mở đoạn: Giới thiệu khái quát về sự cần thiết giữ gìn và phát triển văn hóá truyền thống. * Thân đoạn: - Văn hóa truyền thống là những gì? (Văn hóa là những giá trị vật chất và tinh thần còn lại sau thời gian, được cộng đồng xã hội tự nguyện lưu truyền từ đời này sang đời khác. Đó là di sản được hình thành từ cội nguồn lịch sử, tích luỹ và góp phần làm nên bản sắc riêng của dân tộc như văn học, phong tục, tập quán, ngôn ngữ, nghệ thuật,..., văn hóa truyền thống là nền tảng và động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội hiện đại). - Vai trò quan trọng của văn hóa truyền thống đối với tuổi trẻ + Chú ý đến văn hóa truyền thống là chú ý giáo dục con người nhớ về nguồn cội, không quên cha ông, “uống nước nhớ nguồn”,... là những điều cần giáo dục cho thế hệ trẻ. + Trước những tiến bộ của khoa học, công nghệ và yêu cầu hội nhập quốc tế, giới trẻ rất dễ lãng quên văn hóa truyền thống, cũng có nghĩa là quên đi vẻ độc đáo, bản sắc riêng của dân tộc, quốc gia,... Vì thế, cần giáo dục giới trẻ để giữ gìn và phát triển văn hóa truyền thống. + Văn hóa truyền thống giúp thế hệ trẻ các dân tộc đoàn kết và thấu hiểu lẫn nhau, thấy được vẻ đẹp độc đáo và bản sắc văn hóa riêng của mình. Gắn kết con người với quê hương, nguồn cội,... - Đánh giá, bàn bạc mở rộng vấn đề + Tuổi trẻ cần ý thức được vai trò, trách nhiệm của bản thân đối với việc giữ gìn và phát triển văn hóa truyền thống,... Phê phán những lối sống đi ngược lại với văn hóa truyền thống. + Mỗi người trẻ cần rèn luyện lối sống, nghiên cứu, tìm hiểu về văn hóa truyền thống, có những hành động thiết thực nhằm bảo lưu, quảng bá, đẩy mạnh sự phát triển những giá trị văn hóa truyền thống,... * Kết đoạn: Khẳng định lại giá trị của văn hoá truyền thống và vai trò, trách nhiệm của tuổi trẻ,... 0,5