PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Chương 19 Thông liên nhĩ 626-647.pdf

Biên dịch: Bs Nguyễn Chí Phồn Fb: Nguyễn Chí Phồn Zalo: 0982855594 626 Tim bất thường CHƯƠNG 19 • Khuyết tật vách liên nhĩ CHƯƠNG 20 • Khuyết tật vách liên thất CHƯƠNG 21 • Khuyết tật vách liên nhĩ CHƯƠNG 22 • Thất hai đường vào CHƯƠNG 23 • Teo ba lá CHƯƠNG 24 • Dị tật Ebstein và loạn sản van ba lá CHƯƠNG 25 • Hở van ba lá CHƯƠNG 26 • Hẹp van động mạch phổi CHƯƠNG 27 • Không có van động mạch phổi với vách ngăn thất nguyên vẹn CHƯƠNG 28 • Bệnh Fallot bốn tứ chứng CHƯƠNG 29 • Không có van động mạch phổi với thông liên thất CHƯƠNG 30 • Hội chứng không có van động mạch phổi CHƯƠNG 31 • Hẹp van động mạch chủ và van động mạch chủ hai lá CHƯƠNG 32 • Hội chứng tim trái giảm sản và hẹp van động mạch chủ nghiêm trọng CHƯƠNG 33 • Hẹp eo động mạch chủ CHƯƠNG 34 • Đứt cung động mạch chủ CHƯƠNG 35 • Thân chung động mạch P H ẦN 3
Biên dịch: Bs Nguyễn Chí Phồn Fb: Nguyễn Chí Phồn Zalo: 0982855594 627 CHƯƠNG 36 • Tim hai đường ra tâm thất phải CHƯƠNG 37 • Hoán vị đại động mạch CHƯƠNG 38 • Hoán vị sửa chữa của các đại động mạch CHƯƠNG 39 • Cung động mạch chủ phải, cung động mạch chủ đôi và động mạch dưới đòn bất thường CHƯƠNG 40 • Vị trí tim thai bất thường CHƯƠNG 41 • Hội chứng loạn sản tim thai CHƯƠNG 42 • Dị tật kết nối tĩnh mạch hệ thống CHƯƠNG 43 • Dị tật kết nối tĩnh mạch phổi CHƯƠNG 44 • Bệnh cơ tim thai nhi CHƯƠNG 45 • Khối u tim thai nhi CHƯƠNG 46 • Rối loạn nhịp tim thai nhi CHƯƠNG 47 • Dị tật tim hiếm gặp
Biên dịch: Bs Nguyễn Chí Phồn Fb: Nguyễn Chí Phồn Zalo: 0982855594 628 Thông liên nhĩ TH‘NG LI N NHĨ Định nghĩa, Phổ bệnh v‡ Tỷ lệ mắc Sự phát triển của vách ngăn nhĩ xảy ra từ tuần thứ tư đến tuần thứ tám của quá trình phát triển phôi thai và liên quan đến sự hình thành vách ngăn nguyên phát và thứ phát (xem Chương 3 và Hình 3.5). Lỗ thông trên vách ngăn nguyên phát và thứ phát dẫn đến sự hình thành lỗ bầu dục, do đó tạo ra một shunt nhĩ phải- trái ở thai nhi. Shunt này cho phép máu tĩnh mạch rốn giàu oxy đến nuôi dưỡng mạch vành và tuần hoàn não. Thông liên nhĩ (ASD) là một khiếm khuyết bệnh lý ở vách ngăn nhĩ, dẫn đến sự thông thương giữa tâm nhĩ phải và tâm nhĩ trái như một thông liên nhĩ (1). Tỷ lệ mắc ASD ở trẻ sơ sinh sau sinh là rất cao, chiếm 7% tổng số trẻ sơ sinh bị dị tật tim bẩm sinh và xảy ra ở 1/1500 trẻ sinh sống, với tỷ lệ nữ:nam là 2:1 (2,3). Theo nguồn gốc phôi thai và vị trí giải phẫu, ASD được phân loại thành bốn phân nhóm (1) (Hình 19.1) như sau: C HƯƠNG 1 9
Biên dịch: Bs Nguyễn Chí Phồn Fb: Nguyễn Chí Phồn Zalo: 0982855594 629 Hình 19.1: Hình vẽ sơ đồ cho thấy các loại và vị trí giải phẫu của thông liên nhĩ (ASD) nhìn từ tâm nhĩ phải được mở. ASD bao gồm thông liên nhĩ lỗ thứ nhất, thông liên nhĩ lỗ thứ hai, thông liên nhĩ xoang tĩnh mạch chủ trên (SVC) và loại tĩnh mạch chủ dưới (IVC) và thông liên nhĩ xoang vành. Xem chi tiết trong phần nội dung. Thông liên nhĩ lỗ thứ hai: Thông liên nhĩ lỗ thứ hai (ASD II) là một khiếm khuyết nằm ở vùng hố bầu dục và lỗ bầu dục và chủ yếu là do sự hiện diện của một hoặc nhiều khuyết tật ở vách ngăn nguyên phát (Hình 19.1). ASD II là loại ASD phổ biến nhất, chiếm khoảng 80% tổng số trường hợp ASD (4). Do lỗ bầu dục ở thai nhi còn thông, nên việc chẩn đoán trước sinh ASD II là rất hiếm và mang tính chất phỏng đoán (5) trừ khi lỗ thông lớn hoặc có kèm theo các dị tật tim khác. Thông liên nhĩ lỗ thứ nhất: Thông liên nhĩ lỗ thứ nhất (ASD I) là loại ASD phổ biến thứ hai và biểu hiện là một khoảng trống ở vùng vách ngăn nguyên phát, tiếp giáp với cả hai van nhĩ thất (Hình 19.1).

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.