PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text CHƯƠNG 6. TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG - (Bản Giáo Viên).docx

1 ĐÁP ÁN CHI TIẾT TÀI LIỆU GIẢNG DẠY HÓA HỌC 10 CHƯƠNG 6: TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG Học sinh: …………………………………………………………….……………. Lớp: ………………. Trường .……………………………………………………. Sách Kết Nối Sách Cánh Diều Sách Chân Trời ST Tốc độ phản ứng được đo bằng sự thay đổi lượng chất đầu hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian. Lượng chất có thể biểu diễn bằng số mol, nồng độ mol, khối lượng, thể tích. Tốc độ phản ứng của phản ứng hóa học là đại lượng đặc trưng cho sự biến thiên nồng độ của chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian. MỚI MỘT SỐ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN LƯU Ý
2 CĐ1: Tốc độ phản ứng CĐ2: Ôn tập chương 6 CĐ1 TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG CÁC CHUYÊN ĐỀ BÀI GIẢNG KIẾN THỨC CẦN NHỚ I. Khái niệm tốc độ phản ứng và tốc độ trung bình của phản ứng ♦ Khái niệm tốc độ phản ứng: Tốc độ phản ứng (kí hiệu ) của phản ứng hóa học là đại lượng đặc trưng cho sự biến thiên nồng độ của chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian. - Đơn vị tốc độ phản ứng: (đơn vị nồng độ)/(đơn vị thời gian) ví dụ: mol/(L.s) hay mol.L -1 .s -1 - Ngoài nồng độ, ta có thể đo sự biến thiên số mol, khối lượng hoặc thể tích để xác định tốc độ pư. ♦ Tốc độ trung bình của phản ứng () là tốc độ được tính trong khoảng thời gian phản ứng. - Xét phản ứng: aA + bB → cC + dD ⇒ Trong đó: ΔC = C 2 – C 1 , Δt = t 2 – t 1 lần lượt là biến thiên nồng độ và biến thiên thời gian tương ứng. C 1 , C 2 là nồng độ của một chất tại thời điểm tương ứng t 1 , t 2 . II. Định luật tác dụng khối lượng - Định luật: Tốc độ của một phản ứng tỉ lệ thuận với tích nồng độ các chất tham gia phản ứng với số mũ thích hợp. - Xét phản ứng đơn giản (phản ứng 1 chiều, 1 giai đoạn): aA + bB → cC + dD ⇒ Tốc độ tức thời của phản ứng tính theo biểu thức: Trong đó: • k là hằng số tốc độ phản ứng. • là nồng độ mol của chất A, B tại thời điểm đang xét. - Khi nồng độ các chất phản ứng đều bằng 1M thì k = ⇒ hằng số tốc độ k là tốc độ của phản ứng khi nồng độ các chất đều bằng đơn vị (1M). Hằng số k chỉ phụ thuộc nhiệt độ và bản chất của chất phản ứng. III. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng Các yếu tố Tốc độ phản ứng Giải thích Hệ số nhiệt độ Van’t Hoff Tăng nồng độ Tăng Do số va chạm hiệu quả tăng - Mối quan hệ giữa nhiệt độ và tốc độ phản ứng: - là tốc độ phản ứng ở nhiệt độ t 1 , t 2 ; là hệ số nhiệt độ Van’t Hoff Tăng áp suất (chất khí) Tăng Tăng nhiệt độ Tăng Tăng diện tích tiếp xúc Tăng Thêm chất xúc tác Tăng Do giảm năng lượng hoạt hóa - Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng nhưng được bảo toàn về chất và lượng khi kết thúc pư. IV. Ý nghĩa thực tiễn của tốc độ phản ứng ♦ Kiểm soát tốc độ các phản ứng diễn ra trong đời sống, sản xuất khi vận dụng các yếu tố ảnh hưởng như: nồng độ, nhiệt độ, áp suất, diện tích tiếp xúc và chất xúc tác giúp mang lại các giá trị hiệu quả.
3  BÀI TẬP TỰ LUẬN  VÍ DỤ MINH HỌA Câu 1. Điền các từ và cụm từ sau vào chỗ trống thích hợp: nhiệt độ đơn vị thời gian tăng chất khí thời gian tỉ lệ thuận nồng độ chất và lượng (a) Tốc độ phản ứng (kí hiệu) của phản ứng hóa học là đại lượng đặc trưng cho sự biến thiên …..(1)….. của chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một ……(2)…….. - Tốc độ trung bình của phản ứng () là tốc độ được tính trong khoảng ……(3)….. phản ứng. (b) Định luật tác dụng khối lượng: Tốc độ của một phản ứng …..(4)….. với tích nồng độ các chất tham gia phản ứng với số mũ thích hợp. - Trong biểu thức: thì hằng số tốc độ phản ứng k chỉ phụ thuộc vào …….(5)….. và bản chất của chất phản ứng. (c) Khi tăng nhiệt độ, áp suất, nhiệt độ, diện tích tiếp xúc thì tốc độ phản ứng ….(6)….. - Áp suất chỉ ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng có …….(7)…… tham gia. - Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng nhưng được bảo toàn về ….(8)….. khi kết thúc phản ứng. Hướng dẫn giải (1) Nồng độ; (2) đơn vị thời gian; (3) thời gian; (4) tỉ lệ thuận; (5) nhiệt độ; (6) tăng; (7) chất khí; (8) chất và lượng. Câu 2. [KNTT - SGK] Xét phản ứng: H 2 + Cl 2 2HCl. Nghiên cứu sự thay đổi nồng độ một chất trong phản ứng theo thời gian, thu được đồ thị sau: (a) Đồ thị này mô tả sự thay đổi nồng độ theo thời gian của chất nào? (b) Nêu đơn vị của tốc độ phản ứng trong trường hợp này. Hướng dẫn giải (a) Từ đồ thị ta thấy: theo thời gian, nồng độ chất tăng lên. Vậy đồ thị mô tả sự thay đổi theo thời gian của chất sản phẩm, tức là HCl. (b) Đơn vị của tốc độ phản ứng: mol/(L.min) Câu 3. [KNTT - SBT] Thực hiện phản ứng: 2ICl + H 2 I 2 + 2HCl. Nồng độ đầu của ICl và H 2 được lấy đúng theo tỉ lệ hợp thức. Nghiên cứu sự thay đổi nồng độ các chất tham gia và chất tạo thành trong phản ứng theo thời gian, thu được đồ thị sau:
4 Cho biết các đường (a), (b), (c), (d) tương ứng với sự biến đổi nồng độ các chất nào trong phương trình phản ứng trên. Giải thích. Hướng dẫn giải Đường (a) nồng độ HCl thay đổi theo thời gian: nồng độ tăng dần lượng tăng gấp đôi I 2 . Đường (b) nồng độ I 2 thay đổi theo thời gian: nồng độ tăng dần. Đường (c) nồng độ ICl thay đổi theo thời gian: nồng độ giảm dần, lượng giảm gấp đôi H 2 . Câu 4. [KNTT - SBT] Thực hiện hai thí nghiệm của cùng một lượng CaCO 3 với dung dịch HCl (dư) có nồng độ khác nhau. Thể tích khí CO 2 thoát ra theo thời gian được ghi lại trên đồ thị sau: Phản ứng nào đã dùng HCl với nồng độ cao hơn? Hướng dẫn giải Phản ứng (1) có tốc độ cao hơn do đó phản ứng (1) đã sử dụng nồng độ HCl cao hơn. Câu 5. [KNTT - SGK] Áp suất ảnh hương đến tốc độ phản ứng nào sau đây? N 2 (g) + 3H 2 (g) 2NH 3 (g) (1) CO 2 (g) + Ca(OH) 2 (aq) CaCO 3 (s) + H 2 O(l) (2) SiO 2 (s) + CaO(s) CaSiO 3 (s) (3) BaCl 2 (aq) + H 2 SO 4 (aq) BaSO 4 (s) + 2HCl(aq) (4) Hướng dẫn giải Áp suất ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng (1) và (2) vì đây là các phản ứng có sự tham gia của chất khí. Câu 6. [KNTT - SBT] Có hai miếng iron có kích thước giống hệt nhau, một miếng là khối iron đặc (A), một miếng có nhiều lỗ nhỏ li ti bên trong và trên bề mặt (B). Thả hai miếng iron vào hai cốc

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.