Nội dung text 15. Phương trình tốc độ phản ứng.docx
Sau 40 giây, nồng độ của dung dịch HCl giảm từ 0,8 M về còn 0,6 M. Tính tốc độ trung bình của phản ứng theo nồng độ HCl trong 40 giây. Hướng dẫn giải Thời gian phản ứng: Δt = 40 (s); biến thiên nồng độ dung dịch HCl là ΔC = 0,6 – 0,8 = –0,2 (M); hệ số cân bằng của HCl trong phương trình hóa học là 2. Tốc độ trung bình của phản ứng trong 40 giây là: HCl tb C1 v 2t 311(0,60,8) 2,5.10M.s 240 2. Biểu thức tốc độ phản ứng Định luật tác dụng khối lượng Năm 1864, hai nhà bác học Guldberg (Gâu-bớc) và Waage (Qua-ge) khi nghiên cứu sự phụ thuộc của tốc độ vào nồng độ đã đưa ra định luật tác dụng khối lượng: Ở nhiệt độ không đổi, tốc độ phản ứng tỉ lệ với tích số nồng độ các chất tham gia phản ứng với số mũ thích hợp. Xét phản ứng: aA + bB dD + eE • Mối quan hệ giữa nồng độ và tốc độ tức thời của phản ứng hoá học được biểu diễn bằng biểu thức: = k . bBaACC. Trong đó: v : tốc độ tại thời điểm nhất định k : hằng số tốc độ phản ứng, chỉ phụ thuộc vào bản chất của phản ứng và nhiệt độ. CA, CB : nồng độ của các chất A ,B tại thời điểm đang xét. • Khi nồng độ chất phản ứng bằng đơn vị (1 M) thì k = v, vậy k là tốc độ của phản ứng và được gọi là tốc độ riêng, đây là ý nghĩa của hằng số tốc độ phản ứng. • Hằng số k chỉ phụ thuộc vào bản chất của chất phản ứng và nhiệt độ. Ví dụ: Xét phản ứng: 2NO + O 2 2NO 2 (1) Từ thực nghiệm, xác định được mối liên hệ giữa tốc độ phản ứng (1) và nồng độ các chất tham gia phản ứng: 22NOOvk.C.C Trong đó: NOC và 2OC là nồng độ mol của NO và O 2 tại thời điểm đang xét. v: tốc độ tại thời điểm đang xét. k: hằng số tốc độ phản ứng, chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ Xét tại thời điểm NOC = 1 M và 2OC = 1 M, khi đó V = k. Như vậy: hằng số tốc độ k là tốc độ phản ứng khi nồng độ của tất cả các chất đầu đều bằng đơn vị. PHẦN II: BÀI TẬP 1. Bài tập trắc nghiệm Câu 1. Để đánh giá mức độ xảy ra nhanh hay chậm của các phản ứng hoá học người ta dùng đại lượng nào dưới đây? A. Tốc độ cân bằng. B. Tốc độ phản ứng. C. Phản ứng thuận nghich. D. Phản ứng 1 chiều. Câu 2. Tốc độ phản ứng là: A. độ biến thiên nồng độ của một chất phản ứng trong một đơn vị thời gian. B. độ biến thiên nồng độ của một sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian.
C. độ biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian. D. độ biến thiên nồng độ của các chất phản ứng trong một đơn vị thời gian. Câu 3. Hoàn thành phát biểu về tốc độ phản ứng sau: "Tốc độ phản ứng được xác định bởi độ biến thiên ...(1)... của ...(2)... trong một đơn vị ...(3)..." A. (1) nồng độ, (2) một chất phản ứng hoặc sản phẩm, (3) thể tích. B. (1) nồng độ, (2) một chất phản ứng hoặc sản phẩm, (3) thời gian. C. (1) thời gian, (2) một chất sản phẩm, (3) nồng độ. D. (1) thời gian, (2) các chất phản ứng, (3) thể tích. Câu 4. Phát biểu nào sau đây đúng? A. Nói chung, các phản ứng hoá học khác nhau xảy ra nhanh chậm với tốc độ khác nhau không đáng kể. B. Tốc độ phản ứng là độ biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩm trong một đơn vị thời gian. C. Tốc độ phản ứng chỉ có trong phản ứng một chiều. D. Tốc độ phản ứng chỉ được xác định theo lý thuyết. Câu 5. Phương án nào dưới đây mô tả đầy đủ nhất các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng? A. Nồng độ, nhiệt độ, chất xúc tác, áp suất. B. Nồng độ, nhiệt độ, chất xúc tác. C. Nồng độ, nhiệt độ, chất xúc tác, áp suất, tốc độ khuấy trộn, diện tích bề mặt chất rắn. D. Nồng độ, nhiệt độ, chất xúc tác, áp suất, tốc độ khuấy trộn, khối lượng chất rắn. Câu 6. Tốc độ phản ứng không phụ thuộc yếu tố nào sau đây: A. Thời gian xảy ra phản ứng. B. Bề mặt tiếp xúc giữa các chất phản ứng C. Nồng độ các chất tham gia phản ứng. D. Chất xúc tác. Câu 7. Hằng số tốc độ phản ứng k phụ thuộc yếu tố nào sau đây: A. Bản chất chất phản ứng và nhiệt độ. B. Bề mặt tiếp xúc giữa các chất phản ứng. C. Nồng độ các chất tham gia phản ứng. D. Chất xúc tác. Câu 8. Dùng không khí nén thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc (trong sản xuất gang), yếu tố nào đã được sử dụng để làm tăng tốc độ phản ứng ? A. Nhiệt độ, áp suất. B. diện tích tiếp xúc. C. Nồng độ. D. xúc tác. Câu 9. Đồ thị dưới đây biểu diễn sự phụ thuộc của tốc độ phản ứng vào nồng độ chất phản ứng như thế nào? A. Giảm khi nồng độ của chất phản ứng tăng.
B. Không phụ thuộc vào nồng độ của chất phản ứng. C. Tỉ lệ thuận với nồng độ của chất phản ứng. D. Tỉ lệ nghịch với nồng độ của chất phản ứng. Câu 10. Khi cho cùng một lượng dung dịch sulfuric acid vào hai cốc đựng cùng một thể tích dung dịch Na 2 S 2 O 3 với nồng độ khác nhau, ở cốc đựng dung dịch Na 2 S 2 O 3 có nồng độ lớn hơn thấy kết tủa xuất hiện trước. Điều đó chứng tỏ ở cùng điều kiện về nhiệt độ, tốc độ phản ứng: A. Giảm khi nồng độ của chất phản ứng tăng. B. Không phụ thuộc vào nồng độ của chất phản ứng. C. Tỉ lệ thuận với nồng độ của chất phản ứng. D. Tỉ lệ nghịch với nồng độ của chất phản ứng. Câu 11. Nhận định nào dưới đây là đúng? A. Nồng độ chất phản ứng tăng thì tốc độ phản ứng tăng. B. Nồng độ chất phản ứng giảm thì tốc độ phản ứng tăng. C. Nồng độ chất phản ứng tăng thì tốc độ phản ứng giảm. D. Sự thay đổi nồng độ chất phản ứng không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng. Câu 12. Cho phản ứng: X Y. Tại thời điểm t 1 nồng độ của chất X bằng C 1 , tại thời điểm t 2 (với t 2 t 1 ) nồng độ của chất X bằng C 2 . Tốc độ trung bình của phản ứng trong khoảng thời gian trên được tính theo biểu thức nào sau đây ? A. 12 12 CC v tt . B. 21 21 CC v tt . C. 12 21 CC v tt . D. 12 21 CC v tt . Câu 13. Có phương trình phản ứng: 2A + B C. Tốc độ phản ứng tại một thời điểm được tính bằng biểu thức: v = k[A] 2 .[B]. Hằng số tốc độ k phụ thuộc vào: A. Nồng độ của chất B. Nồng độ của chất B. C. Nhiệt độ của phản ứng. D. Thời gian xảy ra phản ứng. Câu 14. Đối với các phản ứng có chất khí tham gia, khi tăng áp suất, tốc độ phản ứng tăng là do: A. Nồng độ của các chất khí tăng lên. B. Nồng độ của các chất khí giảm xuống. C. Chuyển động của các chất khí tăng lên. D. Nồng độ của các chất khí không thay đổi. Câu 15. Cho phản ứng hóa học có dạng: A + B → C. Tốc độ phản ứng thay đổi như thế nào khi nồng độ của chất này tăng lên 2 lần, nồng độ của chất kia giảm đi 2 lần. A. Tốc độ phản ứng tăng lên 2 lần. B. Tốc độ phản ứng tăng lên 4 lần. C. Tốc độ phản ứng tăng lên 8 lần. D. Tốc độ phản ứng không thay đổi. Câu 16. Cho phản ứng hoá học tổng hợp ammonia: N 2 (k) + 3H 2 (k) 2NH 3 (k) Khi tăng nồng độ của hiđro lên 2 lần, tốc độ phản ứng thuận. A. giảm đi 2 lần. B. tăng lên 2 lần. C. tăng lên 8 lần. D. tăng lên 6 lần Câu 17. Xét cân bằng. N 2 O 4 (k) ⇌ 2NO 2 (k) ở 25 o C. Khi chuyển dịch sang một trạng thái cân bằng mới nếu tăng nồng độ của N 2 O 4 lên 9 lần thì nồng độ của NO 2 .