Nội dung text ĐỀ+ HDG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ST VÀ PT TV.docx
PHẦN I: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG SINH TRƯỞNG THỰC VẬT Câu 1. Có bao nhiêu yếu tố dưới đây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật (1)nước (2)ánh sáng (3)nhiệt độ (4)khoáng (5)sinh vật (6)dinh dưỡng A. 6. B. 3. C. 5. D. 4. Hướng dẫn giải Yếu tố dưới đây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật (1)nước (2)ánh sáng (3)nhiệt độ (4)khoáng (5)sinh vật (6)dinh dưỡng → Đáp án A Câu 2. Nhiệt độ tối ưu với sinh trưởng và phát triển thực vật thường ở khoảng nào với cây nhiệt đới? A. 10-15. B. 15-20. C. 20-30. D. 10-20 Hướng dẫn giải Nhiệt độ tối ưu với sinh trưởng và phát triển thực vật thường ở khoảng nào với cây nhiệt đới 20-30 → Đáp án C Câu 3. Ý nào dưới đây không đúng A. Nhiệt độ quá cao hay quá thấp tác động trong thời gian ngắn ức chế sự sinh trưởng của thực vật giảm khả năng thụ phấn, thu tinh B. Nhiệt độ cao hoặc nhiệt độ thấp tác động trong thời quan ngắn có thể khởi động sự ra hoa C. Nhiệt độ tối ưu với sinh trưởng và phát triển thực vật thường ở khoảng 20 – 30 độ với cây nhiệt đới D. Nhiệt độ tối ưu với sinh trưởng và phát triển thực vật thường ở khoảng 15 – 20 độ với cây ôn đới Hướng dẫn giải Nhiệt độ quá cao hay quá thấp tác động trong thời gian ngắn ức chế sự sinh trưởng của thực vật giảm khả năng thụ phấn, thu tinh → Đáp án A Câu 4. Cây ra hoa trong điều kiện thời gian chiếu sáng ít hơn 10h là: A. Cây ngày ngắn. B. Cây dài ngày. C. Cây trung tính. D. Cây Một lá mầm. Hướng dẫn giải Cây ra hoa trong điều kiện thời gian chiếu sáng ít hơn 10h là: Cây ngày ngắn → Đáp án A Câu 5. Các yếu tố nào dưới đây không phải yếu tố của ánh sáng ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật A. Cường độ chiếu sáng B. Thành phần quang phổ C. Thời gian chiếu sáng. D. Màu sắc Hướng dẫn giải Yếu tố màu sắc không phải yếu tố của ánh sáng ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở thực vật → Đáp án D
Câu 6. Xem hình dưới và cho biết ý nào không đúng ? Câu 7. A. Ánh sáng nhấp nháy trong tối không làm cho cây ngày ngắn ra hoa, còn cây ngày dài vẫn ra hoa B. Ánh sáng nhấp nháy trong tối không làm cho cây ngày dài ra hoa, còn cây ngày ngắn vẫn ra hoa C. Cây ngày ngắn không ra hoa vào ngày dài D. Cây ngày dài không ra hoa vào ngày ngắn Hướng dẫn giải Ánh sáng nhấp nháy trong tối không làm cho cây ngày dài ra hoa, còn cây ngày ngắn vẫn ra hoa Ánh sáng nhấp nháy trong tối không làm cho cây ngày ngắn ra hoa, còn cây ngày dài vẫn ra hoa → Đáp án B Câu 8. Hormone nào sau đây giữ vai trò quyết định trong sự ra hoa của thực vật A. Auxin B. Cytokinin C. Gibberellin D. Ethylene Hướng dẫn giải Gibberellin giữ vai trò quyết định trong sự ra hoa của thực vật → Đáp án C Câu 9. Cây ngày ngắn là cây: A. Thời gian chiếu sáng thường dưới 10 giờ, thời gian tối liên tục trên 14 giờ B. Thời gian chiếu sáng thường trên 14 giờ hoặc thời gian tối liên tục dưới 10 giờ C. thời gian chiếu sáng thường dưới 14 giờ, thời gian tối liên tục trên 10 giờ D. thời gian chiếu sáng thường trên 10 giờ hoặc thời gian tối liên tục dưới 14 giờ Hướng dẫn giải Cây ngày ngắn là cây: Thời gian chiếu sáng thường dưới 10 giờ, thời gian tối liên tục trên 14 giờ → Đáp án A Câu 10. Ở thực vật, ánh sáng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến bao nhiêu quá trình dưới đây? (1)Sinh trưởng. (2)Thụ phấn. (3)Quang hợp. (4)Thoát hơi nước. (5)Phát triển. (6)Ra hoa. (7)Hình thành quả. A. 6. B. 3. C. 7. D. 4. Hướng dẫn giải Ở thực vật, ánh sáng là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình dưới đây (1)Sinh trưởng. (2)Thụ phấn. (3)Quang hợp. (4)Thoát hơi nước. (5)Phát triển. (6)Ra hoa. → Đáp án A Câu 11. Nếu cùng cường độ chiếu sáng thì ánh sáng đơn sắc màu đỏ sẽ có hiệu quả quang hợp
A. kém hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím. B. bằng ánh sáng đơn sắc màu xanh tím. C. lớn hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím. D. nhỏ hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh lam. Hướng dẫn giải Cùng cường độ chiếu sáng thì ánh sáng đơn sắc màu đỏ sẽ có hiệu quả quang hợp lớn hơn ánh sáng đơn sắc màu xanh tím. → Đáp án C Câu 12. Bước sóng ánh sáng có hiệu quả cao nhất đối với quá trình quang hợp là: A. Xanh lục B. Vàng C. Đỏ D. Da cam Hướng dẫn giải Bước sóng ánh sáng có hiệu quả cao nhất đối với quá trình quang hợp là Đỏ → Đáp án C Câu 13. Sinh trưởng ở thực vật là quá trình: A. tăng chiều dài cơ thể B. tăng về chiều ngang cơ thể C. tăng về khối lượng cơ thể D. tăng về khối lượng và kích thước cơ thể Hướng dẫn giải Sinh trưởng ở thực vật là quá trình: tăng về khối lượng và kích thước cơ thể → Đáp án D Câu 14. Khi nói về sinh trưởng thứ cấp, phát biểu nào sau đây là đúng? A. Sinh trưởng thứ cấp là sự gia tăng về chiều dài của cơ thể thực vật B. Sinh trưởng thứ cấp là do hoạt động của mô phân sinh bên C. Sinh trưởng thứ cấp có ở tất cả các loài thực vật hạt kín D. Sinh trưởng thứ cấp chỉ có ở thực vật một lá mầm Hướng dẫn giải Sinh trưởng thứ cấp là do hoạt động của mô phân sinh bên → Đáp án B Câu 15. Quá trình nào sau đây là quá trình sinh trưởng của thực vật? A. Cơ thể thực vật ra hoa B. Cơ thể thực vật tạo hạt C. Cơ thể thực vật tăng kích thước D. Cơ thể thực vật rụng lá, hoa Hướng dẫn giải quá trình sinh trưởng của thực vật Cơ thể thực vật tăng kích thước → Đáp án C Câu 16. Đặc điểm không có ở sinh trưởng sơ cấp là A. làm tăng kích thước chiều dài của cây B. diễn ra hoạt động của tầng sinh bần C. diễn ra cả ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm D. diễn ra hoạt động của mô phân sinh đỉnh Hướng dẫn giải không có ở sinh trưởng sơ cấp diễn ra hoạt động của tầng sinh bần → Đáp án B Câu 17. Loại mô phân sinh nào sau đây không có ở cây một lá mầm? A. Mô phân sinh bên B. Mô phân sinh đỉnh cây C. Mô phân sinh lỏng D. Mô phân sinh đỉnh rễ
Hướng dẫn giải mô phân sinh bên không có ở cây một lá mầm → Đáp án A Câu 18. Quang chu kì là gì? A. Là thời gian chiếu sáng trong cả chu kì sống của cây B. Là thời gian chiếu sáng xen kẽ với bóng tối, liên quan đến sự ra hoa của cây C. Là thời gian chiếu sáng của môi trường vào cây trong giai đoạn sinh trưởng D. Là năng lượng môi trường cung cấp cho một cơ thể trong suốt chu kì sống của nó Hướng dẫn giải Quang chu kì là thời gian chiếu sáng xen kẽ với bóng tối, liên quan đến sự ra hoa của cây → Đáp án B Câu 19. Cho các bộ phận sau: (1)đỉnh rễ (2)Thân (3)chồi nách (4)Chồi đỉnh (5)Hoa (6)Lá Mô phân sinh đỉnh không có ở A. (1), (2) và (3) B. (2), (3) và (4) C. (3), (4) và (5) D. (2), (5) và (6) Hướng dẫn giải Mô phân sinh đỉnh không có ở thân, hoa, lá → Đáp án D Câu 20. Chất nào sau đây là sắc tố tiếp nhận ánh sáng trong phản ứng quang chu kì của thực vật? A. Diệp lục b B. Carotenoit C. Phitocrom D. Diệp lục a Hướng dẫn giải sắc tố tiếp nhận ánh sáng trong phản ứng quang chu kì của thực vật → Đáp án C Câu 21. Ở cây Hai lá mầm, tính từ ngọn đến rễ là các loại mô phân sinh theo thứ tự: A. mô phân sinh đỉnh ngọn → mô phân sinh bên → mô phân sinh đỉnh rễ B. mô phân sinh đỉnh ngọn → mô phân sinh đỉnh rễ → mô phân sinh bên C. mô phân sinh đỉnh rễ → mô phân sinh bên → mô phân sinh bên D. mô phân sinh bên → mô phân sinh đỉnh ngọn → mô phân sinh đỉnh rễ Hướng dẫn giải Ở cây Hai lá mầm, tính từ ngọn đến rễ là các loại mô phân sinh theo thứ tự: mô phân sinh đỉnh ngọn → mô phân sinh bên → mô phân sinh đỉnh rễ → Đáp án A Câu 22. Trong đời sống, việc sản xuất giá để ăn, làm mạch nha đã ứng dụng giai đoạn nào trong chu kì sinh trưởng và phát triển của thực vật? A. Giai đoạn nảy mầm B. Giai đoạn mọc lá, sinh trưởng mạch C. Giai đoạn ra hoa D. Giai đoạn tạo quả chín Hướng dẫn giải Trong đời sống, việc sản xuất giá để ăn, làm mạch nha đã ứng dụng giai đoạn nảy mầm trong chu kì sinh trưởng và phát triển của thực vật → Đáp án A Câu 23. Trong sản xuất nông nghiệp, người ta nhổ mạ lên rồi cấy nhằm mục đích: A. Giúp cây lúa đẻ nhánh tốt B. Làm đứt đỉnh rễ giúp bộ rễ phát triển mạnh C. Làm đất thoáng khí D. Kìm hãm sự phát triển của lúa chống lốp đổ