Nội dung text PHẦN I CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM SINH THÁI HỌC QUẦN XÃ - HS.docx
SINH THÁI HỌC QUẦN XÃ PHẦN I: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1. Quần xã là A. tập hợp các sinh vật cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định. B. tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, ở thời điểm xác định. C. tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong 1 khu vực, vào 1 thời điểm nhất định. D. tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào 1 thời điểm nhất định. Câu 2. Hình bên mô tả A. Quần xã sinh vật trong hồ nước ngọt. B. Quần xã sinh vật trong đại dương. C. Quần thể sinh vật trong hồ nước ngọt. D. Quần thể sinh vật trong đại dương. Câu 3. Các đặc trung cơ bản của quần xã là A. thành phần loài, tỉ lệ nhóm tuổi, mật độ. B. độ phong phú, sự phân bố các quần thể trong quần xã. C. thành phần loài, sức sinh sản và sự tử vong, chức năng dinh dưỡng. D. thành phần loài, sự phân bố các quần thể trong quần xã, chức năng dinh dưỡng. Câu 4. Điểm giống nhau giữa quần xã sinh vật và quần thể sinh vật là A. tập hợp nhiều quần thể sinh vật. B. tập hợp nhiều cá thể sinh vật. C. gồm các sinh vật trong cùng một loài. D. gồm các sinh vật khác loài. Câu 5. Ý nào sau đây sai khi nói về quần xã sinh vật? A. Quần xã sinh vật có cấu trúc động. B. Trong lòng mỗi quần xã thường xuyên xảy ra các mối quan hệ: hỗ trợ, đối địch. C. Cấu trúc thường gặp của quần xã sinh vật là kiểu phân tầng nằm ngang. D. Khi điều kiện môi trường thuận lợi thì quần xã có nhiều quần thể khác nhau cùng tồn tại. Câu 6. Khi nói về quần xã sinh vật, phát biểu nào sau đây sai? A. Các quần xã thường khác nhau về số lượng loài trong sinh cảnh mà chúng cư trú. B. Rừng cây ngập mặn vườn quốc gia Xuân Thủy, Nam Định là một quần xã. C. Quần xã là tập hợp các quần thể sinh vật cùng loài sống trong một không gian xác định, ở đó chúng có quan hệ chặt chẽ với nhau và với môi trường để tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian. D. Các loài sinh vật trong quần xã thường phân bố thành nhiều tầng theo chiều thẳng đứng hoặc tập trung ở những nơi thuận lợi theo mặt phẳng ngang. Câu 7. Tập hợp nào sau đây không phải là quần xã sinh vật?
A. Một khu rừng. B. Một hồ tự nhiên. C. Một đàn chuột đồng. D. Một ao cá. Câu 8. Thành phần không thuộc quần xã là A. sinh vật phân giải. B. sinh vật tiêu thụ. C. sinh vật sản xuất. D. xác sinh vật, chất hữu cơ. Câu 9. Quần xã sinh vật có những dấu hiệu điển hình nào? A. Số lượng các loài trong quần xã. B. Thành phần loài trong quần xã. C. Số lượng các cá thể của từng loài trong quần xã. D. Số lượng và thành phần loài trong quần xã. Câu 10. Rừng mưa nhiệt đới là A. một loài. B. một quần thể. C. một giới. D. một quần xã. Câu 11. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc trưng cơ bản của quần xã? A. Thành phần loài của quần xã biểu thị qua nhóm các loài ưu thế, loài đặc trưng, số lượng cá thể của mỗi loài. B. Quan hệ của các loài luôn đối kháng. C. Sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã theo chiều thẳng đứng và chiều ngang. D. Giữa các nhóm loài có quan hệ về mặt dinh dưỡng, trong quần xã các cá thể chia thành các nhóm: sinh vật sản xuất, sinh vật tiều thụ và sinh vật phân giải. Câu 12. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của quần xã sinh vật? A. Có cấu trúc đa dạng về loài. B. Các sinh vật có mối quan hệ tương tác lẫn nhau. C. Các sinh vật sống cách biệt và không ảnh hưởng đến nhau. D. Tồn tại trong một không gian và thời gian nhất định. Câu 13. Nhóm sinh vật nào sau đây là quần xã? A. Một đàn chim bồ câu sinh sống tại công viên thành phố. B. Một nhóm chim sẻ và chim sâu sống trong cùng một khu vườn. C. Một cánh đồng chỉ có các loài lúa. D. Một đàn bò đang gặm cỏ trên đồng. Câu 14. Đặc trưng nào sau đây thể hiện sự đa dạng của quần xã? A. Số lượng cá thể trong mỗi loài. B. Số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài. C. Mật độ cá thể trong quần xã. D. Tỷ lệ giới tính của các loài. Câu 15. Đặc trưng nào sau đây là của quần xã sinh vật? A. Kiểu tăng trưởng. B. Nhóm tuổi. C. Thành phần loài. D. Mật độ cá thể. Câu 16. Sơ đồ sau minh hoạ các mối quan hệ trong quần xã có bao nhiêu phát biểu đúng? I. Sơ đồ thể hiện mối quan hệ trong nội bộ quần xã và giữa quần xã với các nhân tố sinh thái vô sinh. II. Trong quần xã có các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần xã. III. Trong quần xã có các mối quan hệ giữa các quần thể với nhau. IV. Nhờ mối quan hệ đối địch và hỗ trợ giữa các quần thể mà quần xã ổn định và tồn tại lâu dài. A.1. B.2. C.3. D.4.
Câu 17. Trong các đặc trưng sau, có bao nhiêu đặc trưng của quần xã sinh vật? I- Mật độ cá thể. II-Loài ưu thế. III-Loài đặc trưng. IV- Nhóm tuổi. V-Phân bổ cá thể theo chiều thẳng đứng. A.3. B.4. C.1. D.2.
II. THÀNH PHẦN LOÀI Câu 18. Yếu tố nào sau đây là đặc trưng cơ bản của quần xã? A. Thành phần loài. B. Mật độ. C. Kích thước. D. Kiểu tăng trưởng. Câu 19. Trong quần xã sinh vật, loài có số lượng cá thể nhiều và hoạt động mạnh được gọi là A. loài đặc trưng. B. loài đặc hữu. C. loài ưu thế. D. loài ngẫu nhiên. Câu 20. Trong các hệ sinh thái trên cạn, loài ưu thế thường thuộc về A. giới động vật. B. giới thực vật. C. giới nấm. D. giới nhân sơ (vi khuẩn). Câu 21. Ví dụ: “Voọc mông trắng (Rachypithecus delacouri) là loài chỉ có ở Việt Nam”. Ví dụ này mô tả về A. loài đặc trưng. B. loài đặc hữu. C. loài ưu thế. D. loài chủ chốt. Câu 22. Ví dụ: “Trên đồng cỏ có sư tử là loài kiểm soát, khống chế sự phát triển của loài khác, kiểm soát cấu trúc quần xã”. Ví dụ này mô tả về A. loài đặc trưng. B. loài đặc hữu. C. loài ưu thế. D. loài chủ chốt. Câu 23. Ví dụ: “Các loài cây gỗ trong quần xã rừng mưa nhiệt đới có số lượng và sinh khối rất lớn”. Ví dụ này mô tả về A. loài đặc trưng. B. loài đặc hữu. C. loài ưu thế. D. loài chủ chốt. Câu 24. Sơ đồ minh hoạ một quần xã sinh vật. Loài B được cho là A. loài ưu thế. B.loài ngẫu nhiên. C. loài chủ chốt. D. loài thứ yếu. Câu 25. Loài ưu thế là loài có vai trò quan trọng trong quần xã do A. có số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn hoặc hoạt động mạnh. B. có khả năng tiêu diệt các loài khác. C. số lượng cá thể nhiều. D. sức sống mạnh, sinh khối lớn, hoạt động mạnh. Câu 26. Trong hồ thủy triều, 15 loài động vật không xương sống đã giảm xuống còn 8 loài sau khi một loài đã được loại bỏ. Loài được loại bỏ có thể là A. mầm bệnh. B. loài chủ chốt. C. động vật ăn cỏ. D. sinh vật cộng sinh. Câu 27. Vai trò của loài thứ yếu trong quần xã là A. có số lượng đông, hoạt động mạnh mẽ, quyết định chiều hướng phát triển của quần xã. B. có số lượng ít, nhưng làm tăng mức độ đa dạng của quần xã. C. thay thế loài ưu thế trong quần xã, khi loài ưu thế trong quần xã bị suy vong. D. thay thế loài chủ chốt trong quần xã, khi loài chủ chốt bị loại bỏ trong quần xã. Câu 28. Trong quần xã sinh vật, loài ưu thế là A. loài có số lượng nhỏ hoặc sinh khối trung bình trong quần xã và có ảnh hưởng lớn đến cấu trúc quần xã.