PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text bài 5. Bản quyền nội dung thông tin.docx

1 Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/… CHỦ ĐỀ D: ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HOÁ TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ BÀI 5: BẢN QUYỀN NỘI DUNG THÔNG TIN I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Giải thích được một số khái niệm liên quan đến bản quyền nội dung thông tin. - Nhận biết và giải thích sơ lược được một số vấn đề đạo đức và tính hợp lệ của việc truy cập nội dung, việc bảo mật thông tin. - Thể hiện được sự tôn trọng tính riêng tư và bản quyền nội dung thông tin. - Thể hiện được sự không đồng tình với hiện tượng sai trái, gian dối trong học tập và đời sống như xem thư riêng hay sao chép tệp của người khác khi chưa được sự đồng ý. 2. Năng lực Năng lực chung: - Năng lực học tập, tự học: HS biết tự tìm kiếm, chuẩn bị và lựa chọn tài liệu, phương tiện học tập trước giờ học, quá trình tự giác tham gia các và thực hiện các hoạt động học tập cá nhân trong giờ học ở trên lớp,… - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng phân công và phối hợp thực hiện nhiệm vụ học tập. - Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: HS đưa ra các phương án trả lời cho câu hỏi, bài tập xử lý tình huống, vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học để giải quyết vấn đề thường gặp. Năng lực riêng:
2 - Thể hiện được sự tôn trọng tính riêng tư và bản quyền nội dung thông tin. 3. Phẩm chất: - Trung thực, tự trọng khi tạo nội dung thông tin. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - SGK, SGV, Giáo án, bài trình chiếu (Slide), máy chiếu. - Tư liệu hình ảnh, video, đa phương tiện (nếu có) minh hoạ nội dung thông tin. 2. Đối với học sinh o SGK, vở ghi,… III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú, tính tò mò về bản quyền nội dung thông tin cho HS. b. Cách thức thực hiện: - GV yêu cầu HS đọc tình huống phần Khởi động – SGK tr.18, suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Ngọc mua được cuốn sách gồm các bài văn hay. Ngọc sao chép một bài văn trong đó và gửi cho các bạn. Sau khi nhận được, Thành chép, chỉnh sửa bài văn này và nộp cho cô giáo để chấm điểm. Em có suy nghĩ gì về việc làm của Ngọc và Thành? - GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời. - GV nhận xét câu trả lời của HS, sau đó dẫn dắt - HS lắng nghe GV nêu tình huống. - HS trả lời: Việc làm của Ngọc và Thành là vi phạm bản quyền nội dung thông tin và đây là hành vi sai trái, gian dối trong học tập. - HS lắng nghe, chuẩn bị vào bài.
3 vào bài học mới: Việc sử dụng nội dung thông tin đúng bản quyền là điều vô cùng quan trọng. Để tìm hiểu về vấn đề này, cô/thầy và lớp mình cùng đến với bài học hôm nay – Bài 5: Bản quyền nội dung thông tin. B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ 1. Bản quyền nội dung thông tin a. Mục tiêu: Giải thích được một số khái niệm liên quan đến bản quyền nội dung thông tin; biết được khi sử dụng tác phẩm phải được tác giả cho phép; thể hiện được sự không đồng tình với hiện tượng sai trái, gian dối trong học tập. b. Cách thức thực hiện: Hoạt động 1. Đọc (và quan sát) - GV yêu cầu HS đọc kênh chữ, kết hợp quan sát Hình 1 SGK: - GV nêu câu hỏi: Em hiểu thế nào về tác phẩm? Nêu ví dụ về tác phẩm. - GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - HS lắng nghe yêu cầu của GV. - HS lắng nghe GV nêu câu hỏi. - HS trả lời: Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kì phương tiện hay hình
4 - GV đánh giá, nhận xét, tuyên dương HS có câu trả lời đúng. - GV nêu câu hỏi mở rộng: Người viết ra cuốn sách, sáng tác ra bài thơ, bản nhạc,… được gọi là gì? - GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV đánh giá, nhận xét, chốt đáp án. - GV cung cấp thêm kiến thức cho HS thông qua việc trả lời câu hỏi: Những gì trong tác phẩm là sản phẩm trí tuệ của tác gì? - GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV đánh giá, nhận xét, tuyên dương HS trả lời đúng. - GV tổ chức cho HS nghiên cứu thông tin trong SGK, cho biết: Tác phẩm là tài sản của ai? Nêu một số quyền của tác giả đối với tác phẩm. - GV mời đại diện 2 – 3 HS xung phong trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án: Tác phẩm là tài sản của tác giả. Tác giả có quyền đối với tác phẩm của mình, như: đặt tên; đứng tên; bảo thức nào. Ví dụ: sách Tin học 5. - HS lắng nghe, tiếp thu, ghi nhớ. - HS lắng nghe câu hỏi của GV. - HS trả lời: Người viết ra cuốn sách, sáng tác ra bài thơ, bản nhạc,… được gọi là tác giả. - HS lắng nghe, chữa bài. - HS lắng nghe GV nêu câu hỏi. - HS trả lời: Sự sáng tạo về nội dung thông tin, về cách thể hiện nội dung thông tin trong tác phẩm là sản phẩm trí tuệ của tác giả. - HS lắng nghe, ghi bài. - HS lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu của GV. - HS trả lời. - HS lắng nghe, tiếp thu, ghi bài.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.