Nội dung text Đề kiểm tra giữa học kì 1 môn HÓA 10 - Dùng chung 3 sách - FORM 2025 - ĐỀ 2.docx
KIỂM TRA GIỮA HK 1 – HOÁ 10 (theo mẫu đề minh hoạ của Bộ 2025) I. Khung Đề Giữa Kì 1 Hóa 10 1. Hình thức: Trắc nghiệm + Trắc nghiệm đúng sai + Trắc nghiệm trả lời ngắn. 2. Thời gian: 50 phút. 3. Phạm vi kiến thức: Nhập Môn Hóa Học, Nguyên Tử, Bảng Tuần Hoàn Hóa Học. - Cấu trúc: Nhập Môn Hóa Học (6,6%), Nguyên Tử (56%), Bảng Tuần Hoàn Hóa Học (37,4%). (tỉ lệ này nhằm làm chuẩn, nếu quý thầy cô có thay đổi cho phù hợp với địa phương thì cần ghi rõ lại) - Số lượng câu hỏi: + Trắc nghiệm : Gồm 18 Câu. Mỗi câu thí sinh chỉ chọn một phương án. + Trắc nghiệm đúng sai: Gồm 4 Câu. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.(Đ – S). + Trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn: Gồm 6 câu. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. II. Bảng Năng Lực Và Cấp Độ Tư Duy Đề Minh Họa Bảng Mẫu Theo Bộ Cấp Độ Dư Duy PHẦN I PHẦN II PHẦN III Biết Hiểu Vận Dụng Biế t Hiể u Vận Dụng Biết Hiể u Vận Dụng 1. Nhận thức hóa học 11 3 2 1 1 1 2. Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hoá học 1 3 3. Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học 1 1 4 2 5 3 1 Tổng 13 1 4 3 7 6 4 2 Điểm Tối Đa 4,5 4,0 1,5
SỞ GD&ĐT………………… TRƯỜNG THPT………………………… ĐỀ THAM KHẢO (Đề có 3 trang) KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I. NĂM HỌC 2024-2025 Môn: HÓA 10 Thời gian làm bài:50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh:……………………………………...…………. Số báo danh:……………………………………………………. Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: Cho biết: H= 1; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; Si=28; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; As = 75; Br = 80; Rb = 85,5; Ag = 108; Ba = 137; Cr=52; I=112 PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1.Trong nguyên tử, hạt mang điện là A. proton và neutron B. proton và electron C. electron D. electron và neutron Câu 2. Hạt nhân của nguyên tử nào có số hạt neutron là 12? A. P32 15 B. Na23 11 C. K39 19 D. Fe54 26 Câu 3. Số hiệu nguyên tử cho biết thông tin nào sau đây? A. Số proton. B. Số khối. C. Số neutron. D. Nguyên tử khối. Câu 4. Cho các kí hiệu nguyên tử sau: 39 19X và 40 19Y . Nhận xét nào sau đây không đúng? A. X và Y có số khối khác nhau. B. X và Y có cùng số electron. C. X và Y là 2 nguyên tử đồng vị. D. X và Y đều có 19 neutron Câu 5. Phân lớp 3d có số electron tối đa là A. 6. B. 18. C. 10. D. 14. Câu 6. Sự phân bố electron vào các lớp và phân lớp căn cứ vào A. số khối tăng dần. B. điện tích hạt nhân tăng dần. C. mức năng lượng electron. D. nguyên tử khối tăng dần. Câu 7. Sự phân bố electron theo ô orbital nào dưới đây là đúng? A. B. C. D. Câu 8. Số orbital trong các phân lớp s, p, d lần lượt bằng A. 2, 6, 10. B. 1, 2, 3. C. 3, 5, 7. D. 1, 3, 5. Câu 9. Cặp nguyên tử nào dưới đây thuộc cùng một nguyên tố hóa học? A. G14 7 ; M16 8 B. L16 8 ; D22 11 C. E15 7 ; Q22 10 D. M16 8 ; L17 8 Câu 10. Bảng tuần hoàn hiện nay không áp dụng nguyên tắc sắp xếp nào sau đây? A. Mỗi nguyên tố hóa học được xếp vào một ô trong bảng tuần hoàn. B. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trên nguyên tử được xếp thành một hàng. C. Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị trong nguyên tử được xếp thành một cột. D. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần khối lượng nguyên tử. Câu 11. Ô nguyên tố trong bảng tuần hoàn không cho biết thông tin nào sau đây? A. Kí hiệu nguyên tố. B. Tên nguyên tố. C. Số hiệu nguyên tử. D. Số khối của hạt nhân. Câu 12. Ngành nào sau đây không liên quan đến hóa học? A. Mĩ phẩm. B. Năng lượng. C. Dược phẩm. D. Vũ trụ. Câu 13. Nội dung nào dưới đây thuộc đối tượng nghiên cứu của hóa học? A. Sự vận chuyển của máu trong hệ tuần hoàn. B. Sự tự quay của Trái Đất quanh trục riêng. C. Sự ra đời và phát triển của nền văn minh lúa nước. D. Sự phá hủy tầng ozone bởi freon-12. Câu 14. Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron của nguyên tử Na (Z = 11) là A. 1s 2 2s 2 2p 5 3s 2 . B. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 1 . C. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 . D. 1s 2 2s 2 2p 4 3s 1 . Câu 15. Các electron của nguyên tử X được phân bố trên 3 lớp, lớp thứ 3 có 6 electron. Số hạt proton trong hạt nhân của nguyên tử của nguyên tố X là A. 6. B. 8. C. 14. D. 16. Câu 16. Nguyên tử của nguyên tố X có electron cuối cùng điền vào phân lớp 3p 1 . Nguyên tử của nguyên tố Y có electron cuối cùng điền vào phân lớp 3p 3 . Số hiệu nguyên tử của X và Y lần lượt là
A. 12 và 15. B. 12 và 14. C. 13 và 14. D. 13 và 15. Câu 17. Bảng tuần hoàn hiện nay có số cột, số nhóm A và số nhóm B lần lượt là A. 18, 8, 8. B. 18, 8, 10. C. 18, 10, 8. D. 16, 8, 8. Câu 18. Trong các chất dưới đây, chất nào có tính acid yếu nhất? A. H 2 SO 4 . B. HClO 4 . C. H 2 SiO 3 . D. H 3 PO 4. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai.(Đ – S) Câu 1. Cho các thông tin về nguyên tố Mg trong tự nhiên như sau: Nguyên tử 24 Mg 25 Mg 26 Mg % số nguyên tử 78,6% 10,1% 11,3% a) Trong tự nhiên nguyên tố Magnesium có ba đồng vị bền. b) Đồng vị 25 Mg phổ biến nhất so với các đồng vị còn lại. c) Ba đồng vị bền trên đều ở cùng 1 ô thứ 24 trong bảng tuần hoàn d) Nguyên tử khối trung bình của Mg là 24,327 Câu 2. Hình dưới mô tả orbital (a) và orbital (b) chứa electron trong nguyên tử sodium (Na) ở trạng thái cơ bản. Mức năng lượng của orbital (a) cao hơn orbital (b). (a) (b) Cho các phát biểu sau: a) Electron trong các orbital (a) và (b) thuộc cùng lớp electron. b) Số electron trong 1 orbital (b) gấp ba số electron trong orbital (a). c) Electron trên orbital (a) nằm gần hạt nhân hơn electron trên orbital (b). d) orbital (a) và (b) Khác nhau về định hướng trong không gian. Câu 3: Cho các nguyên tố X, Y, T, R cùng một chu kỳ và thuộc nhóm A trong bảng tuần hoàn hóa học. Bán kính nguyên tử như hình vẽ sau: (Y) (R) (X) (T) a) Nguyên tử có giá trị độ âm điện lớn nhất là T. b) Nguyên tố có tính kim loại mạnh nhất là Y. c) Nguyên tử của các nguyên tố này đều có cùng số lớp electron. d) Hidroxide của X c ó tính lưỡng tính thì Hidroxide của T có tính base. Câu 4. Tìm hiểu các nguyên tố hóa học Natri (sodium, 11 Na) và Potasium( 19 K) trong bảng tuần hoàn. a) Theo xu hướng biến đổi tính kim loại, K có tính kim loại mạnh hơn Na. b) Đều thuộc chu kì 3 trong bảng tuần hoàn c) Tính base của sodium hydroxide yếu hơn tính base của potasium hydroxide. d) Na và K đều có tính chất hóa học cơ bản giống nhau. PHẦN III: Câu hỏi trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 34. Tổng số hạt mang điện nhiều hơn tổng số hạt không mang điện là 10 hạt.Xác định số khối của nguyên tử X ? Câu 2. Trong tự nhiên, carbon có hai đồng vị bền là 12 C và 13 C; oxygen có ba đồng vị bền là 16 O; 17 O và 18 O. Xác định số lượng tối đa loại phân tử CO 2 có thể tạo ra từ các đồng vị này. Câu 3. Nguyên tử cobalt có cấu hình electron ngoài cùng là 3d 7 4s 2 . Xác định số hiệu nguyên tử của cobalt? Câu 4. Trong tự nhiên đồng có hai đồng vị 63Cu và 65Cu . Nguyên tử khối trung bình của đồng là 63,54. Tính số phần trăm khối lượng của 63Cu trong phân tử Cu 2 O (Nguyên tử khối của O =16). Câu 5. Nguyên tố Y thuộc chu kì 2 trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Công thức oxide cao nhất của Y là Y 2 O 5 . Khi cho 1 mol Y 2 O 5 tác dụng với dung dịch NaOH dư thì số mol NaOH phản ứng là bao nhiêu? Câu 6: Có bao nhiêu nguyên tố thuộc chu kì 4 mà nguyên tử có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 4s 2 ? ================ Hết ================