PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text BÀI 7. TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CHẤT XÚC TÁC.docx

1 BÀI 7. TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CHẤT XÚC TÁC A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT 1. Tốc độ phản ứng  Tốc độ phản ứng là đại lượng đặc trưng cho sự nhanh, chậm của phản ứng hoá học.  Để xác định tốc độ phản ứng, ta có thể đo sự thay đổi của thể tích chất khí, khối lượng chất rắn hoặc nồng độ chất tan trong một đơn vị thời gian 2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng  Tốc độ phản ứng tăng khi làm tăng các yếu tố: nồng độ, nhiệt độ, diện tích bề mặt tiếp xúc.  Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng nhưng sau phản ứng vẫn được giữ nguyên về khối lượng và tính chất hóa học.  B. BÀI TẬP TỰ LUẬN Câu 1 [KNTT - SGK]: Một học sinh thực hiện thí nghiệm và ghi lại hiện tượng như sau: Cho cùng một lượng hydrochloric acid vào hai ống nghiệm đựng cùng một lượng đá vôi ở dạng bột (ống nghiệm (1)) và dạng viên (ống nghiệm (2)). Quan sát hiện tượng thấy rằng ở ống nghiệm (1) bọt khí xuất hiện nhiều hơn và đá vôi tan hết trước. Phản ứng giữa hydrochloric acid với đá vôi dạng bột xảy ra nhanh hơn hay chậm hơn so với phản ứng giữa hydrochloric acid với đá vôi dạng viên? Hướng dẫn giải Phản ứng giữa hydrochloric acid với đá vôi dạng bột xảy ra nhanh hơn so với phản ứng giữa hydrochloric acid với đá vôi dạng viên. Câu 2 [KNTT - SGK]: Than cháy trong bình khí oxygen nhanh hơn cháy trong không khí. Yếu tố nào ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng đốt cháy than? Hướng dẫn giải Than cháy trong bình khí oxygen nhanh hơn cháy trong không khí. Yếu tố nồng độ đã ảnh hưởng đến phản ứng đốt cháy than. Câu 3 [KNTT - SGK]: Khi “bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh để giữ thực phẩm tươi lâu hơn” là đã tác động vào yếu tố gì để làm chậm tốc độ phản ứng? Hướng dẫn giải Khi “bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh để giữ thực phẩm tươi lâu hơn” là đã tác động vào yếu tố nhiệt độ để làm chậm tốc độ phản ứng. Câu 4 [KNTT - SGK]: Trong quá trình sản xuất sulfuric acid có giai đoạn tổng hợp sulfur trioxide (SO 3 ). Phản ứng xảy ra như sau: 2SO 2  + O 2  → 2SO 3 . Khi có mặt vanadium(V) oxide thì phản ứng xảy ra nhanh hơn. a) Vanadium(V) oxide đóng vai trò gì trong phản ứng tổng hợp sulfur trioxide?
2 b) Sau phản ứng, khối lượng của vanadium(V) oxide có thay đổi không? Giải thích. Hướng dẫn giải a) Vanadium(V) oxide đóng vai trò là chất xúc tác trong phản ứng tổng hợp sulfur trioxide. b) Sau phản ứng, khối lượng của vanadium(V) oxide không thay đổi. Do chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng nhưng sau phản ứng vẫn giữ nguyên về khối lượng và tính chất hoá học. Câu 5: (a)Thực phẩm bảo quản trong tủ lạnh sẽ giữ được lâu hơn (b) Khi nấu một loại thực phẩm bằng nồi áp suất sẽ nhanh chín hơn (c) Bệnh nhân sẽ dễ hô hấp hơn khi dùng oxygen từ bình chứa khí oxygen so với từ không khí Những yếu tố nào ảnh hưởng đến tốc độ của các quá trình biến đổi trên. Hướng dẫn giải (a) Thực phẩm bảo quản trong tủ lạnh sẽ giữ được lâu hơn ⇒ Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng. (b) Khi nấu một loại thực phẩm bằng nồi áp suất sẽ nhanh chín hơn ⇒ Ảnh hưởng của áp suất đến tốc độ phản ứng. (c) Bệnh nhân sẽ dễ hô hấp hơn khi dùng oxygen từ bình chứa khí oxygen so với từ không khí ⇒ Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng. Câu 6: Cho a g kim loại Zn dạng hạt vào lượng dư dung dịch HCl 2M, phương trình hóa học xảy ra như sau: Zn(s) + 2HCl(aq) → ZnCl 2 (aq) + H 2 (g) Tốc độ khí H 2  thoát ra như thế nào khi thay đổi các yếu tố dưới đây a) Thay a g Zn hạt bằng a g bột Zn b) Thay dung dịch HCl 2M bằng dung dịch HCl 1M c) Thực hiện phản ứng ở nhiệt độ cao hơn bằng cách đun nóng nhẹ dung dịch HCl. Hướng dẫn giải a) Thay a g Zn hạt bằng a g bột Zn ⇒ Tăng diện tích tiếp xúc của chất phản ứng ⇒ Tăng tốc độ phản ứng ⇒ Khí H 2  thoát ra nhanh hơn.
3 b) Thay dung dịch HCl 2M bằng dung dịch HCl 1M ⇒ Nồng độ chất tham gia giảm. ⇒ Tốc độ phản ứng giảm ⇒ Khí H 2  thoát ra chậm hơn. c) Thực hiện phản ứng ở nhiệt độ cao hơn bằng cách đun nóng nhẹ dung dịch HCl. ⇒ Tăng nhiệt độ của phản ứng ⇒ Tăng tốc độ phản ứng ⇒ Khí H 2  thoát ra nhanh hơn. Câu 7: Vào năm 1991, các nhà khoa học đã phát hiện ra xác ướp Otzi (Ốt – tờ - zi) – xác ướp tự nhiên được tìm thấy trong tuyết lạnh (có niên đại cách đây 5 300 năm) trên dãy núi Alps (An – pơ) gần biên giới giữa Áo và Italy. Vì sao xác ướp này không cần đến hoá chất mà vẫn giữ nguyên vẹn hình thể? Hướng dẫn giải Tuyết lạnh có nhiệt độ rất thấp, nhiệt độ này gây ức chế sự phát triển của các vi sinh vật phân hủy xác ướp. Vì vậy quá trình phân huỷ xác cũng bị ức chế nên xác ướp không cần đến hoá chất mà vẫn giữ nguyên vẹn hình thể. Câu 8: Tại sao trên các tàu đánh đánh cá, ngư dân thường phải chuẩn bị những thùng, hầm chứa đá lạnh để bảo quản cá? Hướng dẫn giải Do các hầm chứa này giữ cho cá đánh bắt được bảo quản ở nhiệt độ thấp, làm chậm quá trình cá bị oxi hóa và trở nên ôi thiu. Câu 9: Cho hai cốc thủy tinh đựng nước lạnh và nước nóng, thả đồng thời vào cốc một viên vitamin c (dạng sủi) dự đoán xem cốc nào viên Vitamin C tan nhanh hơn?  Hướng dẫn giải Cốc nước nóng thì  vitamin C tan nhanh hơn do nước nóng có nhiệt độ cao hơn làm tốc độ phản ứng tăng. C. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM MỨC ĐỘ 1: BIẾT
4 Câu 1: Phản ứng thuận nghịch là phản ứng A. trong cùng điều kiện, phản ứng xảy ra theo hai chiều trái ngược nhau. B. có phương trình hoá học được biểu diễn bằng mũi tên một chiều. C. chỉ xảy ra theo một chiều nhất định. D. xảy ra giữa hai chất khí. Câu 2: Mối quan hệ giữa tốc độ phản ứng thuận vt và tốc độ phản ứng nghịch vn ở trạng thái cân bằng được biểu diễn như thế nào? A. v t = 2v n B. v t =v n C. v t =0,5v n . D. v t =v n =0. Câu 3: Khi cho axit clohiđric tác dụng với kali pemanganat (rắn) để điều chế clo, khí clo sẽ thoát ra nhanh hơn khi dùng A. axit clohiđric đặc và đun nhẹ hỗn hợp. B. axit clohiđric đặc và làm lạnh hỗn hợp. C. axit clohiđric loãng và đun nhẹ hỗn hợp. D. axit clohiđric loãng và làm lạnh hỗn hợp. Câu 4: Đối với các phản ứng có chất khí tham gia, khi tăng áp suất, tốc độ phản ứng tăng là do A. Nồng độ của các chất khí tăng lên. B. Nồng độ của các chất khí giảm xuống. C. Chuyển động của các chất khí tăng lên. D. Nồng độ của các chất khí không thay đổi. Câu 5: Cho phản ứng . 2KClO 3  (r)  2KCl(r) + 3O 2  (k). Yếu tố không ảnh hưởng đến tốc độ của phản ứng trên là . A. Kích thước các tinh thể KClO 3 . B. Áp suất. C. Chất xúc tác. D. Nhiệt độ. Câu 6: Cho cân bằng hoá học . N 2 (k) + 3H 2  (k) ⇌ 2NH 3  (k). Phản ứng thuận là phản ứng toả nhiệt. Cân bằng hoá học không bị chuyển dịch khi . A. thay đổi áp suất của hệ. B. thay đổi nồng độ N 2 . C. thay đổi nhiệt độ. D. thêm chất xúc tác Fe. Câu 7: Sự dịch chuyển cân bằng hoá học là sự di chuyển từ trạng thái cân bằng hoá học này sang trạng thái cân bằng hoá học khác do

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.