Nội dung text Quyển 4. Lớp 9. Đọc hiểu ngoài chuơng trình.docx
I. LÝ THUYẾT 1 .ĐỌC HIỂU NGOÀI CHUONG TRÌNH THEO ĐẶC TRƯNG THỂ LOẠI THƠ ST T Câu hỏi Hướng dẫn làm bài 1 Thể thơ + Căn cứ vào số chữ và đặc điểm cơ bản của từng thể thơ để xác định + Một số thể thơ thường gặp * Thể thơ 5 chữ ( ngũ ngôn): - Mỗi câu thường có 5 chữ - Thường dduocj chia thành nhiều khổ nhỏ, mỗi khổ gồm 4 dòng thơ * Song thất lục bát - Mỗi loại có 4 câu - Hai câu đầu mỗi câu 7 chữ, câu thứ ba 6 chữ, câu thứ tư 8 chữ * Lục bát - Mỗi câu 6 chữ, rồi đến một câu 8 chữ , cứ thê nối liền nhau - Thường bắt đầu bằng câu 6 chữ và kết thúc bằng câu 8 chữ * Thất ngôn bát cú đường luật - Câu 1 và 2 là phá đề và thừa đề - Câu 3 và 4 là thực hay trạng, dùng để giải thích hoặc đưa thêm chi tiết bổ nghĩa đề bài cho rõ ràng - Câu 5 và 6 là luận, dùng để bàn luận cho nghĩa rộng hay cũng có thể dùng như câu 3 và 4 - Câu 7 và 8 là kết, kết luận ý của bài thơ * Thơ 4 chữ, thơ 6 chữ, thơ 7 chữ, thơ 8 chữ - Dựa vào số chữ trong một dòng * Thơ tự do - Đếm số chữ trong 1 dòng thơ, dòng nhiều, dòng ít không gò bó, không theo quy luật 2 Nhân vật trữ tình + Nhân vật trữ tình (còn gọi là chủ thể trữ tình) là người trực tiếp bộc lộ rung động và tình cảm trong bài thơ trước một khung cảnh hoặc sự tình nào đó. Nhân vật trữ tình có mối liên hệ mật thiết với tác giả song không hoàn toàn đồng nhất với tác giả. + Nhân vật trữ tình có thể là tác giả (Mùa xuân nho nhỏ), là người cha