Nội dung text ĐỀ SỐ 18 - BÁM SÁT ĐỀ MINH HỌA MÔN ĐỊA LÍ 2025.docx
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI THAM KHẢO ĐỀ 18 (Đề thi có… trang) KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 MÔN: ĐỊA LÍ Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ..................................................................... Số báo danh: .......................................................................... PHẦN I. Câu hỏi trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Nước ta nằm ở A. khu vực phía tây Châu Á. B. phía đông của biển Đông. C. rìa phía nam của vùng ôn đới. D. bán đảo Đông Dương. Câu 2. Đâu là biện pháp phòng chống lũ lụt ở nước ta? A. Trồng rừng. B. Di dân. C. Trồng cây ăn quả. D. Xây dựng hồ chứa. Câu 3. Thành phố nào sau đây là thành phố trực thuộc Trung ương? A. Hải Phòng. B. Hòa Bình. C. Huế D. Thanh Hóa. Câu 4. Đặc điểm nào sau đây không đúng với nguồn lao động nước ta? A. Dồi dào, tăng nhanh. B. Chưa qua đào tạo chiếm tỉ trọng nhỏ. C. Phân bố không đều. D. Thiếu tác phong công nghiệp. Câu 5. Đàn bò ở nước ta A. tăng nhanh hơn trâu. B. chỉ nuôi để lấy sữa. C. nuôi nhiều ở đồng bằng. D. chỉ có thức ăn công nghiệp . Câu 6. Công nghiệp khai thác than nước ta tập trung chủ yếu ở A. Tây Bắc. B. Đông Bắc. C. Tây Nguyên. D. Đồng bằng sông Hồng. Câu 7. Phát biểu nào sau đây đúng với ngành đường sắt của nước ta hiện nay? A. Cơ sở vật chất hiện đại bậc nhất. B. Ngành non trẻ nhưng phát triển khá nhanh. C. Phủ kín khắp cả nước. D. Vận chuyển khối lượng hàng hóa nhỏ. Câu 8. Trung tâm du lịch nước ta gắn với A. đô thị vừa hoặc lớn. B. thành phố lớn. C. tài nguyên du lịch. D. vùng ven biển. Câu 9. Nhân tố chủ yếu để tiểu vùng Tây Bắc nước ta vẫn trồng được giống cà phê chè là do A. khí hậu, đất đai. B. địa hình, nguồn nước. C. địa hình, đất đai. D. đất đai, nguồn nước. Câu 10. Ở Đồng bằng sông Hồng tập trung nhiều di tích, lễ hội, các làng nghề truyền thống là do A. nền kinh tế phát triển với tốc độ rất nhanh. B. chính sách đầu tư phát triển của Nhà nước. C. có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống. D. có lịch sử khai thác lâu đời, sản xuất phát triển. Câu 11. Ngành kinh tế nào sau đây có điều kiện thuận lợi nhất để phát triển ở Duyên hài Nam Trung Bộ? A. Trồng trọt. B. Chăn nuôi. C. Thủy sản. D. Khai khoáng. Câu 12. Thế mạnh chủ yếu để phát triển du lịch biển ở Đông Nam Bộ là A. các cửa sông rộng. B. bãi biển đẹp và ấm. C. có giàn khoan dầu. D. thềm lục địa nông. Câu 13. Đất feralit ở nước ta thường bị chua vì nguyên nhân chủ yếu nào sau đây? A. Quá trình phong hóa diễn ra mạnh. B. Xói mòn rửa trôi mạnh.
C. Mưa nhiều, rửa trôi các chất ba-dơ. D. Tích tụ ôxít nhôm Al 2 O 3 . Câu 14. Cho biểu đồ sau: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG DIỆN TÍCH LÚA CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ, GIAI ĐOẠN 2015 - 2021 (Số liệu theo Niên giám thống kê Việt Nam 2022, https://www.gso.gov.vn) Nhận xét nào sau đây đúng với biểu đồ trên? A. Tốc độ tăng trưởng diện tích lúa của cả hai vùng đều tăng. B. Tốc độ tăng trưởng diện tích lúa của đồng bằng sông Hồng Tăng liên tục. C. Đồng bằng sông Hồng có tốc độ cao hơn Trung du miền núi Bắc Bộ 9,5% năm 2021. D. Trung du miền núi Bắc Bộ có tốc độ cao hơn Đồng bằng sông Hồng 9,5% năm 2021 Câu 15. Nước ta đã hình thành thị trường thống nhất từ sau sự kiện nào sau đây? A. Đất nước gia nhập WTO. B. Thực hiện công cuộc Đổi mới. C. Sau khi kết thúc chiến tranh. D. Bình thường hóa quan hệ với Hoa kì. Câu 16. Điều kiện để Bắc Trung Bộ hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm là A. lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang và có đủ đồi, núi, đồng bằng; biển đảo. B. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, đồi trước núi, đất feralit khá màu mỡ. C. dải đồng bằng ven biển hẹp ngang, kéo dài, chủ yếu là đất cát pha. D. khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh, có sự phân hoá. Câu 17. Ở vùng ven biển miền Trung, đất đai bị hoang mạc hóa là do A. nước mặn xâm nhập sâu vào trong vùng đồng bằng. B. vào mùa mưa thường xuyên bị ngập trên diện rộng. C. khai thác lâu đời và không được bồi đắp phù sa hàng năm. D. chịu ảnh hưởng của hiện tượng cát bay, cát chảy, khô hạn. Câu 18. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc đồng bằng sông Cửu Long không phù hợp đắp để để ngăn lũ là A. lượng phù sa giảm dần, mua khô rất sâu sắc, lũ tương đối điều hòa và kéo dài. B. địa chất yếu, bằng phẳng, nước lớn vào mùa lũ, tác động của thủy triều, sông. C. lũ mang lại nhiều lợi ích, có nước thau chua, rửa phèn, đất phù sa tăng nhanh. D. địa hình thấp, lũ kéo dài trong năm, cần nước để nuôi trồng thủy sản, rửa mặn. PHẦN II. Câu hỏi trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Cho thông tin sau: Sự phân hóa theo độ cao chỉ diễn ra ở các vùng núi. Núi càng cao thì sự phân hóa càng biểu hiện rõ rệt. Ở các miền núi có sự giảm đi của nhiệt độ theo độ cao. Sở dĩ có hiện tượng này do có sự tăng nhanh của bức xạ sóng dài của bề mặt khiến cho cán cân bức xạ có chiều hướng giảm đi mỗi khi lên cao. Mặt khác, lượng ẩm ở các vùng núi cao tăng lên do có lượng mưa lớn hơn và lượng bốc hơi giảm đi. a) Thiên nhiên nước ta phân thành 3 đai cao do yếu tố địa hình.
b) Sự phân hóa theo độ cao thể hiện thông qua các thành phần tự nhiên là khí hậu, đất và sinh vật. c) Đai ôn đới gió mùa trên núi không xuất hiện ở khu vực phía Nam là do không có núi cao trên 2600m. d) Sự phân hóa thiên nhiên theo độ cao làm phong phú thêm cảnh quan thiên nhiên nhưng không thuận lợi cho phát triển du lịch. Câu 2. Cho thông tin sau: Mạng lưới bưu chính được xây dựng, phát triển và phân bố rộng rãi. Doanh thu dịch vụ bưu chính không ngừng tăng, năm 2021 đạt 26,8 nghìn tỉ đồng. Tính đến năm 2021, cả nước có hơn 13,0 nghìn điểm bưu điện, trong đó có hơn 8,1 nghìn điểm bưu điện văn hóa xã với trên 2,6 nghìn bưu cục giao dịch. a) Dịch vụ bưu chính ở nước ta bao gồm chuyển thư, bưu phẩm, tiền, ... b) Các điểm bưu chính gắn liền với các cơ quan hành chính các cấp của mỗi địa phương. c) Tốc độ phát triển bưu chính còn chậm do cơ sở vật chất hạ tầng hạn chế, thiếu lao động có trình độ. d) Ngành bưu chính đáp ứng cho nhu cầu vận chuyển thông tin và hàng hóa ở các vùng núi tốt do tính phục vụ cao. Câu 3. Cho bảng số liệu: Hiện trạng sử dụng một số loại đất của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, năm 2021 (Đơn vị: Nghìn ha) Năm Đất sản xuất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất chuyên dùng Đồng bằng sông Hồng 776,5 515,8 346,9 Đồng bằng sông Cửu Long 2575,3 294,8 255,4 (Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2021, NXB Thống kê, 2022) a) Diện tích đất lâm nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long lớn hơn Đồng bằng sông Hồng. b) Diện tích đất sản xuất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng so với Đồng bằng sông Cửu Long lớn hơn 1800 nghìn ha. c) Diện tích đất chuyên dùng của Đồng bằng sông Hồng nhỏ hơn Đồng bằng sông Cửu Long1798,8 nghìn ha. d) Biểu đồ tròn là dạng biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện cơ cấu sử dụng một số loại đất của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long, năm 2021. Câu 4: Cho biểu đồ sau:
GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU VÀ CÁN CÂN XUẤT NHẬP KHẨU CỦA MỘT SỐ CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á NĂM 2022 (Số liệu theo Niêm giám thống kê Việt Nam 2022, NXB Thống kê, 2023) a) Giá trị Xuất khẩu của Ma-lai-xi-a thấp hơn Xin-ga-po. b) Giá trị Xuất khẩu của Bru-nây thấp hơn Xin-ga-po 500866,4 triệu đô la Mỹ. c) Cán cân xuất nhập khẩu của In-đô-nê-xi-a so với Bru-nây gấp hơn 13 lần. d) Cán cân xuất nhập khẩu Ma-lai-xi-a gấp hơn 1,1 lần In-đô-nê-xi-a và cao hơn Bru-nây 19409,7 triệu đô la Mỹ. PHẦN III. Câu hỏi trắc nghiệm trả lời ngắn Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1. Cho bảng số liệu: Nhiệt độ trung bình các tháng của Hà Nội và Cà Mau năm 2022 (Đơn vị: 0 C) Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Hà Nội (Láng) 18,6 15,3 23,1 24,8 26,8 31,4 30,6 29,9 29,0 26,2 26,0 17,8 Cà Mau 27,1 27,9 28,0 28,7 28,6 28,7 27,9 27,8 27,4 27,7 26,7 26,6 (Nguồn: Niêm giám thống kê Việt Nam năm 2022) Cho biết nhiệt độ tháng thấp nhất của Hà Nội thấp hơn nhiệt độ tháng thấp nhất của Cà Mau bao nhiêu 0 C? (làm tròn đến một chữ số thập phân của 0 C) Câu 2. Hà Nội có tổng lượng mưa trong năm là 1667 mm và lượng bốc hơi 989 mm. Cho biết cân bằng ẩm trong năm của Hà Nội là bao nhiêu mm? Câu 3. Cho bảng số liệu: Số dân của nước ta phân theo giới tính, giai đoạn 2010 - 2022 (Đơn vị: Triệu người) Năm 2010 2015 2020 2022 Nam 43,1 45,8 48,6 49,6 Nữ 44,0 46,4 49,0 49,9 (Nguồn: Niên giám Thống kê Việt Nam 2022, NXB Thống kê, 2023) Cho biết tỉ số giới tính của nước ta năm 20220 tăng lên bao nhiêu % so với năm 2010? (làm tròn kết quả đến 1 chữ số thập phân của %)