PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text A 262_GIAO HOI HOC - GOMEZ NGO MINH.pdf

GIÁO HỘI HỌC I LỜI NÓI ĐẦU Quý Vị độc giả, Qua nội dung số 18 & 19 này, HTTH xin gửi đến Quý Vị một số chƣơng của tập khảo luận trƣờng thiên về Giáo hội – Giáo Hội Học – do linh mục F. Gómez Ngô Minh thực hiện. Các số sắp tới của HTTH sẽ tiếp tục giới thiệu đến Quý Vị những phần còn lại của tập khảo luận. Cha F. Gómez Ngô Minh, tác giả tập khảo luận nói trên, là một linh mục Dòng Tên, ngƣời Tây Ban Nha. Ngài đã theo ơn gọi truyền giáo từ lúc còn làm thầy: xong chƣơng trình triết học tại Pháp, ngài đã đƣợc gửi sang Việt Nam năm 1960 để học tiếng Việt và sau đó, qua Phi Luật Tân theo học thần học; năm 1966, ngài – là một trong hai thầy Dòng Tên đầu tiên, – chịu chức linh mục tại Việt Nam; năm 1971, sau khi dọn xong tiến sĩ thần học hệ thống tại Đại Học Grêgôriana, Rôma, ngài về dạy thần học tại Giáo Hoàng Học Viện Piô X, Đà lạt, cho đến năm 1975; từ 1975 cho đến 1989, ngài sang dạy thần học tại East Asian Pastoral Insti-tute (Viện Mục Vụ Đông Á), Manila, Phi Luật Tân, và nhiều năm trong thời gian này, ngài làm chủ bút tạp chí East Asian Pastoral Review của Viện; là một trong những ngƣời chủ động của nhóm khai sinh tờ HTTH, ngài làm phu# biên cho tập san này trong các năm 1989-96 ở Paris; năm 1996, ngài trở lại Viện Mục Vụ Đông Á nói trên, mà vẫn tiếp tục làm phụ biên cho HTTH nhƣ lúc còn ở Paris. Sống giữa thế giới điên đảo ngày nay, – điên đảo cả đến trong lãnh vực Kitô giáo: với bao nhiêu là Giáo hội, là giáo phái, môn phái – nhiều lúc ngƣời công giáo cũng cảm thấy hoang mang, cần có những điểm mốc nhận ra rõ, những tiêu chí minh bạch, – có hệ thống và cả khoa học nữa, – giúp định hƣớng vững và tiến bƣớc xác tín trên con đƣờng đức tin của Giáo hội mình. Bàn tay uy lực của Thiên Chúa toàn năng hằng hiện rõ trên đƣờng đời Giáo hội đầy yếu nhƣợc và lỗi lầm. Bất chấp tất cả, Giáo hội vẫn đứng vững, không ai đánh
2 phá nổi: "Trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi" (Mt 16: 18); "Thầy đã thắng thế gian" (Ga 16:33); "Và đây, Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế" (Mt 28: 20)... Hôm qua, hôm nay và ngày mai, Giáo hội vẫn mãi là loài ngƣời, nhƣng cũng vẫn mãi là bí tích của sức năng Thiên Chúa cứu độ, chờ giây phút thành tựu sung mãn trong hồi cánh chung: Giáo hội "ở trong thế gian" (Ga 15:19;17: 11), nhƣng "không thuộc về thế gian" (Ga 17:14.16), để "làm chứng" cho Đức Kitô (Ga 15:27), để "làm cho muôn dân trở thành môn đệ" (Mt 28:19). Đó là mầu nhiệm, là cuộc sống "biện chứng" của Giáo hội lữ hành, là những gì hôm nay đang diễn ra mồn một trƣớc mắt loài ngƣời. Và đó là những gì làm cho ngƣời tín hữu yên tâm vững dạ! Chẳng phải đó cũng là những gì thôi thúc chúng ta, là những tín hữu sống giữa thời nay, tìm hiểu sâu hơn về Giáo hội, làm quen nhiều hơn với Giáo hội học hay sao? Kính chào Quý Vị, HỢP TUYỂN THẦN HỌC
3 GIÁO HỘI HỌC I NHẬP ĐỀ GIÁO HỘI HỌC LÀ GÌ? Thành ngữ Giáo hội học có nghĩa là học hỏi về Giáo hội. Ngay từ đầu Giáo hội đã suy nghĩ về mình, đã ý thức cũng nhƣ đã có một quan niệm về mình. Giáo hội học khởi đầu với ngày lễ Ngũ Tuần. Từ khi có Giáo hội, có ý thức về Giáo hội, là có Giáo hội học. Thật ra, Giáo hội học đã có trƣớc các sách Tân ƣớc: mỗi Phúc âm phản ánh một cách quan niệm về Giáo hội, tức là một dạng Giáo hội học. Phúc âm Máccô quan niệm về Giáo hội theo một cách khác với Matthêu; còn Luca thì lại hiểu Giáo hội theo cách khác nữa. Các học giả đồng ý là Giáo hội học của sách Công vụ Tông đồ khác với dạng Giáo hội học của hai Thƣ gửi tín hữu Corinthô; và trong văn bộ Phaolô , 1Cr phản ánh một quan niệm về Giáo hội khác hẳn với cách nhìn của ba Thƣ Mục vụ. Tuy nhiên, tất cả đều đồng ý là theo chứng từ của Tân ƣớc, Giáo hội chỉ có một. Tƣơng tự nhƣ Kitô học đã từng bƣớc triển phát từ Mc đến Ga, thì cũng thế, Giáo hội học đã hình thành, phát triển và đạt dần tới mức hoàn chỉnh theo nhịp Giáo hội tăng trƣởng và suy tƣ về chính mình. Có những tài liệu rất cổ xƣa đã ghi lại nhiều suy tƣ về Giáo hội, chẳng hạn nhƣ là sách Mục Tử của Herma , hoặc là các tác phẩm của thánh Clêmêntê Rômanô , và nhất là của thánh Inhaxiô Antiôkia . Trong khoảng các thế kỷ 4-8, các Giáo phụ đã viết nhiều về Giáo hội; nhƣng không một vị nào đã viết hẳn một thiên chuyên khảo, hay một sách về Giáo hội. Các ngài thƣờng đƣa ra những suy tƣ về Giáo hội khi giảng dạy về kinh Tin kính: ―Tôi tin kính... một Hội Thánh.‖ Các Giáo phụ không suy luận theo hệ thống, song giải thích Giáo hội theo những hình ảnh của Kinh Thánh: Giáo hội đƣợc so sánh với ―địa đàng‖ (Irênêo â) và với Evà phát sinh từ cạnh sƣờn Ađam (Hilariô ), với ―tàu của Noê‖ (Cyprianô ), hoặc là đƣợc tƣợng trƣng bởi Rêbêcca (Hilario â), bởi ―cô gái điếm Rahab ‖ và căn nhà của cô (Ôrigêne â), hay là bởi ―ngƣời vợ ngoại tình‖ của Hôsêa (Irênêô ); Giáo hội đƣợc coi nhƣ là ―cung thánh‖ của Mosê (Ôrigênê, Cirilô Alêxandria ), nhƣ là Giêrusalem (Ôrigênê), hoặc nhƣ là ―áo không có đƣờng khâu‖ của Đức Giêsu (Augustinô ). Giáo hội là ―dòng dõi
4 Abraham‖ (Irênêô ), là ―đàn chiên duy nhất của đức tin‖ (Irênêô) và đã trở nên ―Giáo hội của muôn dân‖ (Cyrilô Alex.), là ―tàu đức tin‖ (Grêgôriô Naz.), là ―hội các tín hữu‖ (Thêôđôrô Mop.) và cũng là ―nhà Thiên Chúa‖ (Cyrilô Giêrus.), vân vân. Các Giáo phụ nhấn mạnh đến tính hiệp thông trong Giáo hội, nhờ có Thánh Thần hiện diện và hành động; các ngài nghĩ về Giáo hội địa phƣơng, nhƣng không bao giờ quên đi chiều kích phổ quát, và hằng nêu bật vai trò của giám mục cũng nhƣ chính thống tính của giáo lý; đối với các ngài, Lễ Tạ Ơn là trung tâm điểm của Giáo hội. Giáo hội là Mẹ chúng ta. Chức giám mục mang tính chất tập thể, với một nét độc đáo là vai trò đặc thù của Giám mục Rôma. Sau khi đế quốc Rôma tan rã ở tây phƣơng, Giáo hội đã từng trải qua một cơn khủng hoảng ghê gớm trong ―thời Tối tăm .‖ Từ năm 882 cho đến 1049, đã có 42 giáo hoàng: mỗi vị tại ngôi chƣa tới 4 năm! Giáo sĩ ít học, thiếu hẳn tinh thần; tệ trạng mại thánh dâng tràn nhan nhản. Hoàng đế và Giáo hoàng, các vua chúa và các giám mục ngang nhiên tranh nhau quyền hành. Để ủng hộ phe mình, các thần học gia của triều đình đã cố nêu bật quyền của hoàng đế ở trong Giáo hội, cho rằng ngài là ―Đấng Chúa xức dầu,‖ là ―Đại diện Đức Kitô.‖ Đức Lêô IX (1048-1054) đã khởi động và Đức Grêgôriô VII (1073-1085) đã hoàn tất một cuộc cải cách - gọi là cuộc cải cách Grêgôriô , - nhằm đổi mới và giải phóng Giáo hội cho khỏi ách chính quyền. Một quan niệm mới về Giáo hội xuất hiện: Giáo hội là một xã hội độc lập thuộc lãnh vực thiêng liêng, nằm trong quyền lãnh đạo của giám mục Rôma. Tình trạng tranh giành ấy đã khiến cho một quan niệm trở thành ý thức hệ, đó là: Giáo hội đƣợc coi nhƣ là một đế quốc, có đầu là giáo hoàng, có thủ đô là Rôma; rồi ―đầu‖ đƣợc giải thích nhƣ là ―nguồn,‖ là ―nền tảng;‖ từ đó Giáo hội đƣợc quan niệm nhƣ là một quốc gia, trong đó các giáo phận là ―tỉnh,‖ còn giám mục Rôma là ―giám mục phổ quát‖ có trọn quyền hành trong Giáo hội, và chia sẻ quyền bính ấy với các giám mục khác, đơn thuần nhƣ là với những ―phụ tá‖ của mình. Thời Trung cổ, nhiều thần học gia đã từ chối không chịu nhận quan niệm này, coi đó nhƣ là một cái gì mới lạ. Đối với chính quyền, Giáo hội đã thắng cuộc, nhƣng một cách quá đáng. Suốt hàng thế kỷ,

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.