Nội dung text Chủ đề 8. Quyền và nghĩa vụ của công dân về văn hóa, xã.docx
Phần hai CÂU HỎI ÔN LUYỆN THEO CHỦ ĐỀ Chủ đề 8. QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN VỀ VĂN HOÁ, XÃ HỘI Phần I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. (Mỗi câu hỏi chỉ chọn một phương án) Câu 1. Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, hôn nhân là A. việc hai người khác giới đi đăng kí kết hôn. B. việc hai người cùng giới hoặc khác giới đi đăng kí kết hôn. C. quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn. D. quan hệ giữa vợ và chồng sau khi tổ chức đám cưới. Câu 2. Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về A. điều kiện kết hôn và đăng kí kết hôn. B. điều kiện kết hôn và tổ chức hôn lễ. C. đăng kí kết hôn và tổ chức hôn lễ. D. chung sống với nhau và tổ chức hôn lễ. Câu 3. Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, một trong những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân là A. tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau. B. tự nguyện, công bằng, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. C. công bằng, bình đẳng, một vợ một chồng, vợ chồng tôn trọng lẫn nhau. D. công bằng, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. Câu 4. Theo quy định của pháp luật hiện hành, độ tuổi kết hôn của nam, nữ là A. nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên. B. nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên. C. nam từ 21 tuổi trở lên, nữ từ 19 tuổi trở lên. D. nam từ đủ 21 tuổi trở lên, nữ từ đủ 19 tuổi trở lên. Câu 5. Khung hình phạt tiền của pháp luật hiện hành đối với hành vi đánh đập, gây thương tích cho thành viên trong gia đình là A. từ 01 triệu đồng đến 03 triệu đồng. B. từ 02 triệu đồng đến 05 triệu đồng. C. từ 03 triệu đồng đến 08 triệu đồng.
D. từ 05 triệu đồng đến 10 triệu đồng. Câu 6. Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, việc kết hôn giữa những người nào sau đây không bị nghiêm cấm? A. Giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ. B. Giữa những người có họ trong phạm vi trên ba đời. C. Giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi. D. Giữa cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng. Câu 7. Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, chồng không có quyền yêu cầu li hôn trong trường hợp A. vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 03 tháng tuổi. B. vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 06 tháng tuổi. C. vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. D. vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 24 tháng tuổi. Câu 8. Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, độ tuổi đối với con sống chung với cha mẹ phải có nghĩa vụ chăm lo đời sống chung của gia đình là A. từ đủ 15 tuổi trở lên. B. từ đủ 16 tuổi trở lên. C. từ đủ 17 tuổi trở lên. D. từ đủ 18 tuổi trở lên. Đọc thông tin và trả lời câu hỏi 9, 10, 11, 12 Sau một thời gian tìm hiểu, anh K và chị M đã quyết định kết hôn với nhau. Tuy nhiên, bố chị M kiên quyết phản đối, cản trở hai người đến với nhau vì cho rằng gia đình anh K có hoàn cảnh khó khăn. Trước đó, bố chị M đã bị xử phạt hành chính về hành vi này. Mặc dù vậy, anh chị vẫn quyết tâm đến với nhau. Sau khi kết hôn được 5 năm và có được một người con, anh K thường xuyên ghen tuông vô cớ, chì chiết, xúc phạm vợ. Ngoài ra, anh K trong thời gian đi làm ở xa đã giấu gia đình kết hôn với chị H. Cảm thấy cuộc sống hôn nhân không còn hạnh phúc, chị M đã gửi đơn li hôn lên toà án nhưng anh K lại hết sức ngăn cản bằng cách hành hạ và uy hiếp tinh thần chị M. Câu 9. Hành vi của bố chị M có thể bị áp dụng khung hình phạt theo quy định của pháp luật hiện hành là A. phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.
B. phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. C. phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm. D. phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 04 năm. Câu 10. Hành vi chì chiết, xúc phạm vợ của anh K có thể bị áp dụng khung hình phạt theo quy định của pháp luật hiện hành là từ A. 02 triệu đồng đến 05 triệu đồng. B. 03 triệu đồng đến 08 triệu đồng. C. 04 triệu đồng đến 09 triệu đồng. D. 05 triệu đồng đến 10 triệu đồng. Câu 11. Khung hình phạt tù của pháp luật hiện hành áp dụng đối với hành vi kết hôn giữa anh K với chị H khi anh K đang trong thời kì hôn nhân với chị M và là nguyên nhân khiến hôn nhân giữa anh K với chị M dẫn đến li hôn là từ A. 03 tháng đến 01 năm. B. 06 tháng đến 01 năm. C. 06 tháng đến 02 năm. D. 01 năm đến 02 năm. Câu 12. Những ai trong tình huống trên đã vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình? A. Bố chị M, chị M, anh K. B. Bố chị M, anh K, chị H. C. Bố chị M, chị M, chị H. D. Chị M, anh K, chị H. Câu 13. Theo Luật Giáo dục năm 2019, phổ cập giáo dục là quá trình tổ chức hoạt động giáo dục để mọi công dân trong độ tuổi đều được A. thực hiện quyền học tập, nghiên cứu khoa học của mình theo quy định của pháp luật. B. thực hiện quyền học tập, phát minh, sáng chế của mình theo quy định của pháp luật. C. học tập và đạt đến trình độ chuyên môn nhất định theo quy định của pháp luật. D. học tập và đạt đến trình độ học vấn nhất định theo quy định của pháp luật. Câu 14. Theo Luật Giáo dục năm 2019, Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục A. giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. B. giáo dục tiểu học và THPT. C. trẻ em 05 tuổi và phổ cập giáo dục trung học cơ sở. D. trẻ em 05 tuổi và phổ cập giáo dục THPT. Câu 15. Theo Luật Giáo dục năm 2019, Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo môi trường giáo dục an toàn, bảo đảm giáo dục hoà nhập, tạo điều kiện để người học
A. được theo học tại cơ sở giáo dục mong muốn. B. được theo học những ngành nghề mong muốn. C. phát huy tiềm năng, năng khiếu của mình. D. học tập, nghiên cứu suốt đời. Câu 16. Pháp luật hiện hành không quy định quyền nào sau đây của công dân trong lĩnh vực học tập? A. Quyền bình đẳng về cơ hội học tập. B. Quyền học bất cứ ngành, nghề nào phù hợp với bản thân. C. Quyền được học bất cứ nước nào mong muốn. D. Quyền được tạo điều kiện để phát triển tài năng. Câu 17. Theo pháp luật hiện hành, mọi công dân trong độ tuổi quy định có nghĩa vụ học tập để A. thực hiện phổ cập giáo dục và hoàn thành giáo dục bắt buộc. B. thực hiện phổ cập giáo dục và hoàn thành giáo dục thường xuyên. C. thực hiện xã hội hoá giáo dục và hoàn thành giáo dục bắt buộc. D. thực hiện xã hội hoá giáo dục và hoàn thành giáo dục thường xuyên. Câu 18. Phương án nào sau đây không phải là nhiệm vụ của người học theo quy định của pháp luật hiện hành? A. Học tập, rèn luyện theo chương trình của cơ sở giáo dục. B. Đóng góp các khoản quỹ theo yêu cầu của cơ sở giáo dục. C. Tôn trọng nhà giáo, cán bộ và người lao động của cơ sở giáo dục. D. Tham gia lao động phù hợp với lứa tuổi, sức khoẻ và năng lực. Câu 19. Theo Điều 82, Luật Giáo dục năm 2019, người học có nhiệm vụ góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của A. gia đình. B. quê hương. C. đất nước. D. cơ sở giáo dục. Đọc thông tin và trả lời câu hỏi 20, 21 Ông B có hai người con. Mặc dù điều kiện kinh tế của gia đình ông không khó khăn nhưng ông cho rằng con gái thì không cần học nhiều mà chỉ cần lấy chồng có điều kiện kinh tế là được. Vì vậy, khi con gái ông là chị T học hết lớp 9, ông không cho chị tiếp tục học THPT mà ở nhà phụ giúp công việc gia đình. Anh C là con trai của ông B sau khi học hết THPT thì rất muốn tiếp tục theo học ngành Mĩ thuật của một trường cao đẳng vì anh có năng khiếu và rất yêu thích công