Nội dung text CHUYÊN ĐỀ 2. PHƯƠNG PHÁP TÁCH CHẤT RA KHỎI HỖN HỢP (File GV).pdf
CHUYÊN ĐỀ 2. PHƯƠNG PHÁP TÁCH CHẤT RA KHỎI HỖN HỢP ❖ BÀI TẬP TỰ LUẬN ♦ VÍ DỤ MINH HỌA Câu 1. [KNTT - SBT] Hãy nối thông tin hai cột cho phù hợp với nhau. A. Lọc (1) Sự tách chất dựa vào sự khác nhau về tính bay hơi. B. Chiết (2) Sự tách chất dựa vào sự khác nhau về mức độ nặng nhẹ. C. Cô cạn (3) Sự tách chất dựa vào sự khác nhau về kích thước hạt. D. Lắng (4) Sự tách chất dựa vào sự khác nhau về khả năng tan trong các dung môi khác nhau Hướng dẫn giải (A) – (3) (B) – (4) (C) – (1) (D) – (2). Câu 2. Hãy trình bày cách tách các chất sau ra khỏi hỗn hợp: (a) Tách dầu ăn ra khỏi nước. (b) Tách muối ăn ra khỏi nước muối. (c) Tách đường saccharose ra khỏi hỗn hợp đường với cát. (d)* Tách cồn (rượu etylic) ra khỏi hỗn hợp với nước biết cồn là một chất lỏng tan tốt trong nước và có nhiệt độ sôi là 78,3 oC. Hướng dẫn giải KIẾN THỨC CẦN NHỚ I. Nguyên tắc tách chất - Trong tự nhiên, các chất thường tồn tại ở dạng hỗn hợp khác nhau, tùy mục đích sử dụng người ta sẽ tách các chất ra khỏi nhau theo nhiều cách khác nhau. - Để tách các chất ra khỏi hỗn hợp ta dựa trên sự khác nhau về tính chất của các chất trong hỗn hợp. II. Một số phương pháp tách chất Phương pháp lọc Phương pháp cô cạn Phương pháp chiết - Dùng để tách chất rắn không tan ra khỏi hỗn hợp với chất lỏng. VD: cát và nước, đất và nước, sulfur và nước, ... - Dùng để tách chất rắn tan (khó bay hơi) trong hỗn hợp với chất lỏng. VD: muối ăn và nước, ... - Dùng để tách các chất lỏng ra khỏi hỗn hợp lỏng không đồng nhất. VD: dầu ăn và nước, ...
Phương pháp chưng cất Phương pháp chiết Phương pháp cô cạn (bay hơi) Phương pháp lọc (a) Vì dầu ăn nhẹ hơn nước và không tan trong nước, nên muốn tách dầu ăn ra khỏi nước, ta cho hỗn hợp vào phễu chiết, dầu nổi ở trên và nước ở phía dưới, mở khóa phễu chiết, tách nước ra trước sau đó đến dầu ăn, ta được nước và dầu ăn riêng biệt. (b) Đun sôi hỗn hợp, khi nước bay hơi hết ta sẽ thu được muối ăn. (c) Cho hỗn hợp đường và cát vào nước, khuấy đều. Vì đường tan trong nước, cát không tan nên ta lọc hỗn hợp qua giấy lọc, tách được cát trên giấy lọc, phần dung dịch dưới giấy lọc là nước đường. Đun sôi nước đường để nước bay hơi, còn lại chất rắn màu trắng là đường. (d) Dùng biện pháp chúng cất để tách riêng rượu ra khỏi nước. Đun nóng hỗn hợp rượu và nước tới nhiệt độ trên 78oC và dưới 100oC để rượu bay hơi. Dẫn hơi rượu qua hệ thống làm lạnh ta thu được rượu dạng lỏng. Câu 3. [CD - SBT] Một hỗn hợp gồm nước có lẫn lưu huỳnh (sulfur): Trình bày cách tách lưu huỳnh ra khỏi hỗn hợp trên. Dựa trên tính chất nào của lưu huỳnh để tách nó ra khỏi nước? Hướng dẫn giải Lưu huỳnh không tan trong nước. Muốn tách lưu huỳnh ra khỏi nước ta có thể đổ từ từ hỗn hợp vào phễu thủy tinh có sắn giấy lọc đã được làm ướt, thu được lưu huỳnh trên giấy lọc và nước. Phơi (sấy nhẹ) lưu huỳnh ẩm để làm khô. (Tráng cốc đựng hỗn hợp lưu huỳnh và nước ban đầu vài lần và thực hiện các bước lọc trên để tách hết lưu huỳnh.)
Câu 4. [CD - SBT] Calcium hdroxide (rắn) là chất ít tan. Hòa tan chất này vào nước thu được hỗn hợp như hình dưới đây: (a) Hỗn hợp (A) là dung dịch hay huyền phù? (b) Trình bày cách làm để thu được dung dịch calcium hydroxide (nước vôi trong) từ cốc (B). Hướng dẫn giải (a) Hỗn hợp (A) có các chất rắn lơ lửng trong nước, vậy (A) là huyền phù. (b) Đổ hỗn hợp qua giấy lọc ta thu được dung dịch nước vôi trong riêng còn calcium hydroxide dạng rắn ở trên giấy. Câu 5. [CTST - SBT] Vào dịp tết, mẹ bạn An làm mứt dừa cho cả nhà ăn. Khi cả nhà thưởng thức, bố An thấy mứt ngọt quá nên không muốn ăn gì vì bố bạn đang trong chế độ ăn kiêng đường. Bạn An rất muốn tách bớt đường ra khỏi mứt dừa đã làm để bố có thể ăn được. Theo em, có cách nào để tách bớt đường từ mứt dừa đã làm không? Hướng dẫn giả Ta cho mứt vào nước để hòa tan bớt đường. Sau đó, vớt mứt ra và rang khô lại. Làm như vậy thì lượng đường trong mứt dừa sẽ giảm đi ở dạng rắn Câu 6. [CTST - SBT] Dưới đây là sơ đồ mô tả thiết bị chưng cất tinh dầu như tinh dầu quế, tinh dầu sả, tinh dầu khuynh diệp, ... (a) Em hãy giải thích nguyên lí hoạt động của thiết bị trên. (b) Nếu phần trước của bộ phận hàn bị hở thì kết quả chiết xuất như thế nào? (c) Em hãy thiết kế một dụng cụ tương tự để tiến hành tách tinh dầu khuynh điệp tại gia đình mình. Hướng dẫn giải (a) Nguyên lí hoạt động: Khi đun nóng, nước bốc hơi vào trong lá sả và lôi cuốn tinh dầu sả tới bộ sinh hàn. Tại đây cả tinh dầu và hơi nước đều ngưng tụ lại thành chất lỏng và phân lớp. Nước sẽ được tách ra và tiếp tục sử dụng trong quy trình còn tinh dầu sả sẽ được đưa vào bình chứa để sử dụng. (b) Nếu phần trước của bộ phận sinh hàn bị hở thì hơi nước và tinh dầu sẽ bay ra môi trường không khí, hiệu quả chiết xuất sẽ rất thấp.
(c) Học sinh tự thiết kế. ♦ BÀI TẬP TỰ LUYỆN Câu 7. [CD - SBT] Một hỗn hợp gồm nước có lẫn dầu hỏa: Trình bày cách tách nước ra khỏi hỗn hợp trên. Dựa trên tính chất nào của dầu hỏa để tách nó ra khỏi nước? Hướng dẫn giải Dầu hỏa nhẹ hơn nước và không tan trong nước. Muốn tách nước ra khỏi dầu hỏa, ta cho hỗn hợp vào phễu chiết, dầu nổi ở trên và nước ở phía dưới. Mở khóa phễu chiết, tách nước ra trước sau đó đến dầu hỏa, ta được nước và dầu hỏa riêng biệt. Câu 8. [KNTT - SBT] Đun vỏ chanh trong nước, thu lấy hơi, làm lạnh hơi thu được hỗn hợp tinh dầu chanh và nước. Hãy trình bày cách để thu được tinh dầu chanh. Hướng dẫn giải Dùng phễu chiết để tách riêng nước ra khỏi tinh dầu chanh. Câu 9. [KNTT - SBT] Hãy nêu cách để có được nước muối sạch khi muối ăn lẫn một số hạt sạn không tan trong nước. Hướng dẫn giải Hòa tan muối ăn có lẫn sạn vào nước. Lọc dung dịch để thu được nước muối sạch. Câu 10. [CTST - SBT] Hãy trình bày cách tách riêng các chất ra khỏi hỗn hợp gồm bột sắt, đồng và muối ăn. Hướng dẫn giả Dùng nam châm để hút riêng bột sắt rs khỏi hỗn hợp, đồng và muối ăn không bị nam châm hút. Tiếp theo, đem hòa tan hỗn hợp còn lại vào nước rồi cho qua phễu lọc. Do đồng không tan trong nước nên nằm trên phễu lọc và ta thu được dung dịch muối ăn. Cô cạn dung dịch muối ăn ta vừa thu được, ta thu được muối ăn nguyên chất ở dạng rắn. Câu 11. [KNTT - SBT] Người ta khai thác muối potassium chloride bằng cách bơm nước nóng xuống hầm mỏ để hòa tan muối, sau đó hút nước muối nóng lên cho chảy qua các tấm máng để nguội, thu được muối rắn. Em hãy giải thích cách khai thác muối này. Hướng dẫn giải Do nước nóng hòa tan nhiều muối hơn nước lạnh nên lúc đầu bơm nước nóng xuống hầm mỏ để hòa tan được nhiều muối. Sau đó hút nước muối nóng lên, cho chảy qua các tấm máng để nguội, sự hòa tan của muối giảm, muối bị tách ra dạng tinh thể. Câu 12. [CTST - SBT] Mẹ của bạn Lan là giáo viên môn Khoa học tự nhiên lớp 6. Trong một lần hai mẹ con làm bánh, mẹ bạn đã trộn đường trắng với bột mì, sau đó hỏi Lan: Làm thế nào để tách riêng hỗn hợp đường và bột mì? Em hãy giúp Lan trả lời câu hỏi này. Hướng dẫn giải Để tách riêng bột mì và đường ta có thể hoàn tan vào nước rồi đổ tất cả lên phễu có chứa giấy lọc, đặt trên cốc thủy tinh. Vì đường tan trong nước nên sẽ theo nước chảy xuống cốc, bột mì bị giữ lại trên giấy lọc. Cô cạn phần nước đường bằng cách đun cách thủy ta sẽ thu được ở dạng rắn. Câu 13. [CTST - SBT] Ngày nay, máy điều hòa nhiệt độ là một thiết bị phổ biến đang được nhiều gia đình, nhà hàng và khách sạn sử dụng.