PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Lớp 12. Đề giữa kì 2 (Đề số 2).docx

ĐỀ THAM KHẢO SỐ 2 (Đề có 4 trang) ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II LỚP 12 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ……………………………………………… Số báo danh: …………………………………………………. Cho nguyên tử khối: H = 1, C = 12, N = 14, O = 16, Mg = 24, Al = 27, Cl = 35,5, Fe = 56, Cu = 64, Ag = 108. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 14. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Bình điện phân là công cụ để chuyển ...(1)... thành hoá năng (năng lượng phản ứng hoá học). Thông tin phù hợp điền vào (1) là A. điện năng. B. quang năng. C. động năng. D. thế năng. Câu 2. Điện phân dung dịch AgNO 3 với anode trợ và cathode bằng thép. Quá trình xảy ra ở anode của phản ứng điện phân là A. 2H 2 O(l) → O 2 (g) + 4H + (aq) + 4e. B. Ag(s) → Ag + (aq) + 1e. C. Ag + (aq) + 1e → Ag(s). D. 2H 2 O(l) + 2e → H 2 (g) + 2OH - (aq). Câu 3. Câu nào sau đây không đúng? A. Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử kim loại thường có ít (1 đến 3 electron). B. Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử phi kim thường có từ 5 đến 7 electron. C. Trong cùng chu kì, nguyên tử kim loại có bán kính nhỏ hơn nguyên tử phi kim. D. Trong cùng nhóm, số electron lớp ngoài cùng của các nguyên tử thường bằng nhau. Câu 4. Lực liên kết kim loại gây ra bởi A. tương tác tĩnh điện giữa cation kim loại và electron hóa trị tự do trong tinh thể. B. sự góp chung của các electron hóa trị giữa các nguyên tử kim loại trong tinh thể. C. tương tác van der Waals giữa các nguyên tử kim loại trong tinh thể. D. sự hình thành liên kết cho nhận giữa các nguyên tử kim loại trong tinh thể. Câu 5. Tính chất vật lí chung của kim loại được quyết định bởi A. bán kính nguyên tử kim loại. B. các electron hóa trị tự do trong tinh thể kim loại. C. kiểu tinh thể kim loại. D. độ âm điện của nguyên tử kim loại. Câu 6. Thêm chromium vào thép thì tính chất nào sau đây được tăng cường? A. Chống ăn mòn. B. Tính dẫn điện. C. Tính chất từ. D. Tính dễ kéo sợi. Câu 7. Nguyên tố nào sau đây không thuộc nhóm kim loại kiềm? A. Cs. B. Li. C. K. D. Al. Câu 8. Ở điều kiện chuẩn, khi nhúng đinh sắt vào dung dịch copper (II) sulfate thì xảy ra phản ứng sau: 22 FeCuFeCu(s)(aq)(aq)(s) Phát biểu nào sau đây về phản ứng trên là không đúng? A. Fe có tính khử mạnh hơn Cu. B. Cu 2+ có tính oxi hóa mạnh hơn Fe 2+ . C. 22 00 Fe/FeCu/CuEE . D. Màu của dung dịch trước và sau phản ứng là khác nhau. Câu 9. Cho các phát biểu sau về vai trò của tái chế kim loại: (a) Giúp tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên. (b) Giúp tiết kiệm năng lượng. (c) Giúp giảm lượng rác thải chôn lấp. Mã đề thi: 222
(d) Giúp hạn chế tiêu cực đến môi trường. (e) Giúp giải quyết việc làm cho người lao động. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 10. Trong phương pháp Solvay, NaHCO 3 được tách ra khỏi hỗn hợp phản ứng khá dễ dàng là do đây là hợp chất A. dễ phân li. B. không tan trong nước. C. tan ít trong hỗn hợp phản ứng. D. dễ bay hơi. Câu 11. Trong công nghiệp chlorine – kiềm, sodium hydroxide (NaOH) được sản xuất bằng cách: A. hoà tan sodium oxide trong nước, kết tinh để thu tinh thể sodium hydroxide. B. cho natri phản ứng với nước, kết tinh sản phẩm để thu tinh thể sodium hydroxide. C. điện phân dung dịch sodium chloride bão hoà, có màng ngăn. D. điện phân dung dịch sodium chloride bão hoà, không có màng ngăn. Câu 12. Nhôm (Al) là kim loại có nhiều ứng dụng trong đời sống và sản xuất. Trong công nghiệp, Al được sản xuất từ quặng bauxite theo sơ đồ sau: Quặng bauxite NaOH d­(aq) NaAlO 2 (aq) 2CO(g) Al(OH) 3 (s) ot Al 2 O 3  Al. Phương pháp nào đã được sử dụng trong quá trình khử Al 2 O 3 thành Al? A. Thuỷ luyện. B. Nhiệt luyện. C. Điện phân nóng chảy. D. Điện phân dung dịch. Câu 13. Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép người ta thường gắn vào vỏ tàu (phần ngâm dưới nước) những tấm kim loại nào sau đây? A. Sn. B. Pb. C. Zn. D. Cu. Câu 14. Thực hiện thí nghiệm theo các bước sau: Bước 1: Rót vào hai ống nghiệm đã được đánh số (1) và (2), mỗi ống nghiệm 6 mL dung dịch H 2 SO 4  5%. Bước 2: Cho vào mỗi ống nghiệm một mảnh kim loại kẽm. Bước 3: Nhỏ thêm 2 – 3 giọt dung dịch CuSO 4  loãng vào ống nghiệm (2). Cho các phát biểu sau: (a) Trong bước 2, cả hai ống nghiệm đều xuất hiện bọt khí. (b) Trong bước 2, kẽm bị khử thành ion Zn 2+  ở cả hai ống nghiệm. (c) Trong bước 3, bọt khí thoát ra ở ống nghiệm (2) nhanh hơn ở ống nghiệm (1). (d) Trong bước 3, kẽm bị ăn mòn điện hoá ở cả hai ống nghiệm. (e) Trong bước 3, ở ống nghiệm (2) có một lượng nhỏ kim loại đồng bám vào thanh kẽm. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Mỗi phát biểu sau đây về kim loại là đúng hay sai? a. Tính chất hoá học đặc trưng của kim loại là tính khử. b. Kim loại Al, Fe đều không tan trong dung dịch H 2 SO 4 đặc, nguội. c. Những kim loại kém hoạt động hoá học (trơ) như vàng, platinum không thể hiện tính khử. d. Kim loại bạc có tính khử yếu trong khi cation Ag + có tính oxi hoá mạnh. Câu 2. Xét quá trình điện phân dung dịch NaCl bão hoà không có màng ngăn được mô tả qua hình dưới đây:

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.