PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text DEMO V0133.pdf

PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO ... TRƯỜNG TIỂU HỌC ........... --- 2 --- ĐỀ TÀI: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHÂN MÔN VẼ TRANH MÔN MĨ THUẬT LỚP 1 (Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống) Lĩnh vực: ... Họ và tên tác giả: .... Đơn vị: .... SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 20....- 20...
MỤC LỤC I. PHẦN MỞ ĐẦU...............................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài .......................................................................1 3. Đối tượng nghiên cứu....................................................................................2 4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu ...................................................................2 II. NỘI DUNG......................................................................................................3 1. Cơ sở lí luận để thực hiện đề tài....................................................................3 2. Thực trạng .....................................................................................................4 a. Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện đề tài .....................................4 b. Những thành công và hạn chế khi thực hiện đề tài. ...................................5 c. Mặt mạnh, mặt yếu.....................................................................................6 d. Các nguyên nhân và yếu tố tác động..........................................................6 e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra ...............7 3. Giải pháp, biện pháp......................................................................................8 a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp..............................................................8 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp ..............................8 Biện pháp 1: Khi dạy vẽ tranh theo đề tài cần chú ý những kiến thức cơ bản sau : ......................................................................................................8 Biện pháp 2: Hướng dẫn cách vẽ hình bằng bút có nét to. .......................14 Biện pháp 3: Lồng ghép trò chơi...............................................................15 c. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp. ...........................................18 d. Mối quan hệ giữa các biện pháp...............................................................18 e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu................18 4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu .........................................................................................................................19 III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................20 1. Kết luận : .....................................................................................................20 2. Kiến nghị.....................................................................................................21
1 I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Trong cuộc sống của chúng ta ngày nay có muôn vàn cái đẹp. Cái đẹp trong thiên nhiên, cái đẹp trong mối quan hệ xã hội, cái đẹp trong nghệ thuật, ...Sẽ thiệt thòi biết bao nhiêu nếu chúng ta không rung cảm trước vẻ đẹp ấy. Mĩ thuật giúp con người biết cảm thụ và sáng tạo ra cái đẹp, đồng thời đấu tranh loại trừ cái xấu làm cho cuộc sống ngày một hoàn thiện, hoàn mĩ hơn. Vẽ tranh chính là hình thức rèn luyện cho học sinh vận dụng những hiểu biết đã học để có thể tiếp cận và sáng tạo ra cái đẹp, tạo điều kiện để phát triển năng khiếu mĩ thuật, ...Vẽ tranh có tính chất tổng hợp kiến thức của các phân môn, kích thích thói quen quan sát, tìm tòi và khám phá cái đẹp của thiên nhiên và cuộc sống xung quanh. Qua đó, vẽ tranh làm giàu thêm kiến thức, phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo, rèn luyện cho học sinh thói quen làm việc chăm chỉ, nghiêm túc, say mê. Đó cũng là cơ sở để học sinh hoạt động, tiếp xúc với ngôn ngữ mĩ thuật, bước đầu nhận thức cái đẹp và thể hiện được sự hiểu biết của mình trên bức tranh. Là người giáo viên dạy Mĩ thuật, tôi luôn mong ước với kiến thức của mình có thể giúp các em, nhất là các em mới vào lớp một nhìn nhận và thể hiện cái đẹp thông qua các bài vẽ tranh đề tài. Nhằm phát huy cách vẽ hồn nhiên, ngây thơ của các em học sinh lớp một, giúp các em ngày càng yêu thích bộ môn Mĩ thuật, làm nền tảng cho việc giáo dục thẩm mĩ cho học sinh khi học những lớp tiếp theo. Chình vì vậy tôi chọn đề tài : "Một số biện pháp nâng cao hiệu quả phân môn vẽ tranh môn Mĩ thuật lớp 1" với mong muốn giúp các em có bài vẽ hoàn chỉnh hơn, nét vẽ thật tự nhiên, sắp xếp hình ảnh chính phụ rõ ràng, cân đối, phù hợp trong khuôn khổ giấy, màu sắc hài hòa, tươi sáng có đậm có nhạt. Thể hiện được những tình cảm, lòng say mê, óc sáng tạo trong môn Mĩ thuật. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài a. Mục tiêu
2 Học sinh lớp một các em còn nhỏ tuổi nên sắp xếp hình vẽ trong khung tranh chưa cân đối; còn rời rạc không thuận mắt; màu sắc thiếu đậm, nhạt hoặc phối hợp màu chưa hài hòa và cũng có em vẽ hình đẹp nhưng do chưa biết sắp xếp hình ảnh hợp lí và trọng tâm trong tranh, có em vẽ đẹp nhưng chưa biết phối hợp màu cũng làm cho các bức tranh chưa đẹp. Để giúp các em vẽ tốt được phân môn vẽ tranh thì người giáo viên luôn phải tạo cho các em những kĩ năng vẽ hình phù hợp vào khung tranh, sắp xếp hình trong tranh hợp lí, nổi bật về nội dung đề tài, tạo nét vẽ tự nhiên; ngộ nghĩnh; ngây thơ; trong sáng; biết thể hiện và chiêm ngưỡng cái đẹp, càng ngày càng yêu quý môn học, thể hiện bài vẽ theo cảm nhận và sự sáng tạo riêng. Muốn đạt được những điều đó thì người giáo viên luôn luôn phải đổi mới phương pháp dạy học, có phương pháp và hình thức dạy học phù hợp gây hứng thú tạo cho các em sự tự tin và lòng yêu thích môn học ngay từ khi bước chân vào cấp tiểu học, với tiêu chí giúp trẻ làm quen với môn Mĩ thuật – cụ thể là với ngôn ngữ của mĩ thuật (đường nét, hình mảng, bố cục, màu sắc). b. Nhiệm vụ Để thành công đề tài này người giáo viên cần nắm được tâm lý lứa tuổi học sinh, khả năng nhận thức, tư duy, tưởng tượng của các em. Cần chọn các phương pháp và hình thức dạy học phù hợp; sử dụng đồ dùng dạy học hợp lý. Luôn tạo hứng thú và sự tự tin cho học sinh khi thể hiện các bài vẽ tranh. Do đó dựa vào các kiến thức đã học, tôi thấy mình có nhiệm vụ phải truyền thụ lại cho học sinh, nhất là học sinh lớp một cách vẽ hình, tìm bố cục thuận mắt trong tranh, sắp xếp các hình ảnh phù hợp với khổ giấy; thể hiện đuợc nội dung đề tài càng ngày càng yêu thích môn Mĩ thuật, hào hứng khi được học môn Mĩ thuật. 3. Đối tượng nghiên cứu - Học sinh lớp 1A, 1D một trường Tiểu học ...... 4. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu - Cấu trúc chương trình môn Mĩ thuật lớp một ở Tiểu học. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên. Tâm lí học đại cương, mạng Internet, Các phương pháp dạy học,

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.