PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text CĐ 2 SÂN KHẤU HÓA TÁC PHẨM VĂN HỌC(P2).docx

1 CHUYÊN ĐỀ 2 SÂN KHẤU HÓA TÁC PHẨM VĂN HỌC (Số tiết: 15 tiết) MỤC TIÊU CHUNG CHUYÊN ĐỀ 2: - Hiểu thế nào là sân khấu hóa tác phẩm văn học. - Biết cách tiến hành sân khấu hóa một tác phẩm văn học. - Biết đóng vai các nhân vật và biểu diễn. - Nhận biết được ngôn ngữ trong văn bản văn học và ngôn ngữ sân khấu. PHẦN 2. THỰC HÀNH SÂN KHẤU HÓA TÁC PHẨM VĂN HỌC I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Kiến thức: - Hiểu được những nhân tố cơ bản của hoạt động sân khấu hóa tác phẩm văn học. - Hiểu và vận dụng thực hành được các bước sân khấu hóa tác phẩm văn học 2. Năng lực: a. Năng lực chung: Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác. b. Năng lực riêng biệt: - Năng lực thu thập thông tin liên quan tới văn bản “Vợ chồng A Phủ”; Chuyện chức phán sự đền Tản Viên; Lão Hạc. - Năng lực suy nghĩ, trình bày cảm nhận của cá nhân khi trả lời các câu hỏi liên quan tới các văn bản trên. - Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận thực hành các bước sân khấu hóa tác phẩm văn học. - Biết cách tiến hành sân khấu hóa một tác phẩm văn học. - Năng lực sáng tạo trong chuyển thể tác phẩm văn học; - Biết đóng vai các nhân vật và biểu diễn diễn xuất - Sử dụng thành thào công nghệ thông tin. - Nhận biết được sự khác biệt giữa ngôn ngữ trong văn bản văn học và ngôn ngữ sân khấu 3. Phẩm chất:
2 - Hình thành phẩm chất chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, sáng tạo, có khát vọng sống cao đẹp. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Thiết bị dạy học: - Máy tính, máy chiếu, bảng phụ, phiếu học tập 2. Học liệu - Sách giáo khoa, sách giáo viên, giáo án chuyên đề - Phiếu học tập, phương án đánh giá - Văn bản truyện: "Lão Hạc", "Vợ chồng A Phủ", “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên” III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức lớp. 2. Kiểm tra: Kiểm tra sự chuẩn bị chuyên đề của học sinh. 3. Bài mới: I. Đọc kịch bản sân khấu A. KHỞI ĐỘNG 1. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học 2. Nội dung: GV đặt cho HS những câu hỏi gợi mở vấn đề. 3. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS. 4. Tổ chức thực hiện: BƯỚC 1: Chuyển giao nhiệm vụ GV chiếu hình ảnh yêu cầu Hs theo dõi và trả lời (?) Những hình ảnh tư liệu gợi cho em nhớ đến những tác phẩm văn học nào? Nhãy nối ảnh với tên tác phẩm phù hợp? (?) Vì sao những tác phẩm này được chọn chuyển thể thành tác phẩm sân khấu? (?) Nếu được yêu cầu chuyển thể một tác phẩm văn học thành kịch bản sân khấu, em sẽ chọn tác phẩm nào? Vì sao? BƯỚC 2: Thực hiện nhiệm vụ HS quan sát hình ảnh hoặc vi deo và trả lời câu hỏi BƯỚC 3: Báo cáo thảo luận BƯỚC 4: Kết luận, nhận định Chốt lại, dẫn dắt vào bài. B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc kịch bản Mục tiêu: Nắm được những thông tin về văn bản. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
3 Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM BƯỚC 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV yêu cầu học sinh làm việc cá nhân đọc lướt với kịch bản sân khấu Mị cởi trói cho A Phủ (?) Xác định các yếu tố xuất hiện trong kịch bản? BƯỚC 2: Thực hiện nhiệm vụ HS làm việc cá nhân BƯỚC 3: Báo cáo thảo luận Gọi 2, 3 HS trả lời câu hỏi BƯỚC 4: Kết luận, nhận định GV nhận xét, chốt lại nội dung 1.Đọc lướt văn bản - Các yếu tố xuất hiện trong kịch bản gồm: cảnh, các nhân vật, cách bố trí không gian, hiệu ứng ánh sáng, âm thanh trên sân khấu. Hoạt động 2: Đọc phân vai Mục tiêu: nhập tâm vào nhân vật đọc đúng giọng điệu để thể hiện tâm trạng, tính cách của nhân vật. Nội dung: HS sử dụng sách chuyên đề, đọc diễn cảm, nhập tâm theo nhân vật. Sản phẩm học tập: lời đọc của học sinh thể hiện sự nhập tâm vào nhânvật. Tổ chức thực hiện: HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM * Nhiệm vụ 2: đọc phân vai BƯỚC 1: Chuyển giao nhiệm vụ: GV gọi HS đọc theo phân vai nhân vật. Hướng dẫn chú ý giọng điệu từng nhân vật. BƯỚC 2: Thực hiện nhiệm vụ HS làm việc làm việc nhóm đọc diễn tả đúng giọng điệu nhân vật theo phân vai. GV nhận xét cách đọc và nhập vai trong khi đọc của học sinh. 1. Đọc phân vai. lời đọc của học sinh thể hiện sự nhập tâm vào nhân vật. Hoạt động 3: Trả lời câu hỏi Mục tiêu: Hs nhận biết được các thành tố của kịch bản sân khấu Nội dung:GV tổ chức cho học sinh làm việc nhóm trả lời các câu hỏi SGK Sản phẩm học tập: câu trả lời của học sinh. Tổ chức thực hiện:
4 HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM BƯỚC 1: Chuyển giao nhiệm vụ: Chia 6 nhóm thảo luận các câu hỏi sgk: - Nhóm 1,2: câu hỏi 1, 2 - Nhóm 3,4: câu hỏi 3,4 - Nhóm 5,6: câu hỏi 5,6 GỢI Ý CÂU 1: GV: yêu cầu học sinh đối chiếu các cảnh trong kịch bản sân khấu và nhận xét về sự thay đổi trong bố cục của kịch bản sân khấu so với tác phẩm văn học. GỢI Ý CÂU 2: GV GỢI DẪN (?): Tìm các đoạn miêu tả nội tâm trong chuyện ngắn Vợ chồng A Phủ và phân tích cách miêu tả nội tâm của nhà văn Tô Hoài? - Trong truyện ngắn, Tô Hoài thường miêu tả nội tâm nhân vật từ điểm nhìn bên ngoài, thông qua hành động, cử chỉ (cúi mặt, mặt buồn rười rượi) hoặc từ điểm nhìn bên trong 2. Trả lời câu hỏi. Câu 1: Kịch bản sân khấu đã có thay đổi như thế nào về bố cục so với tác phẩm văn học? Sự thay đổi đó có thuyết phục không?Vì sao? - Tác giả kịch bản sân khấu đã đặt cảnh vui nhộn, tràn đầy sức sống của lễ hội lên đầu vở kịch, đồng thời lồng ghép đoạn miêu tả sự tuyệt vọng, cơ cực, lầm lũi của Mị trong quá khứ với đoạn miêu tả sự trỗi dậy khát khao hạnh phúc của Mị trong đêm tình mùa xuân. Sự lồng ghép này được thể hiện trên sân khấu bằng cách cho đồng hiện 2 nhân vật Mị quá khứ và Mị hiện tại. Thông qua sự đồng hiện này, tác giả kịch bản muốn nhấn mạnh sự xung đột bên trong nhân vật Mị. - Do những giới hạn về thời gian, không gian và do yêu cầu phải tác dộng mạnh mẽ tới trực quan của người xem nên khi đưa một tác phẩm văn học lên sân khấu, đạo diễn có thể thay đổi bố cục của tác phẩm, tỉnh lược hoặc tô đậm những sự kiện, nhân vật. Sự thay đổi này được coi là thuyết phục khi nó làm nổi bật được ý tưởng sáng tạo của đạo diễn và tạo nên sự lôi cuốn, hấp dẫn với người xem. Câu 2: Những đoạn miêu tả nội tâm trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ đã được chuyển thể thành những yếu tố nào trong kịch bản sân khấu? Cách chuyển thể đó tạo nên hiệu ứng gì đối với người xem? - Trong kịch bản sân khấu, nội tâm nhân vật được chuyển thể thành các yếu tố như chỉ dẫn về diễn xuất của diễn viên, lời độc thoai của nhân vật. Điểm sáng tạo đặc biệt trong kịch bản sân khấu là tác giả đã chuyển lời độc thoại thành lời hát: Lời hát của Mị hiện tại trong cảnh thứ 2, lời hát theo lối đối đáp giao duyên của Mị và A Phủ trong cảnh Mị cởi trói cho A Phủ. Bằng cách

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.