PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text BÀI 17 DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI.docx

1 Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/… BÀI 17. DÃY HOẠT ĐỘNG HÓA HỌC CỦA KIM LOẠI. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TÁCH KIM LOẠI I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Tiến hành được một số thí nghiệm hoặc mô tả được thí nghiệm (qua hình vẽ hoặc học liệu điện tử thí nghiệm) khi cho kim loại tiếp xúc với nước, hydrochloric acid,…. - Nêu được dãy hoạt động hóa học (K, Na, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, H, Cu, Ag, Au). - Trình bày được ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học. - Nêu được phương pháp tách kim loại theo mức độ hoá học của chúng. - Trình bày được quá trình tách một số kim loại có nhiều ứng dụng như: + Tách sắt ra khỏi iron (III) oxide bởi carbon oxide; + Tách nhôm ra khỏi aluminium oxide bởi phản ứng điện phân; + Tách kẽm ra khỏi zinc sulfide bởi oxygen và carbon (than). 2. Năng lực Năng lực chung: - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động giao tiếp trong nhóm, trình bày rõ ý tưởng cá nhân và hỗ trợ nhau hoàn thành nhiệm vụ chung, tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ thông tin có liên quan đến vấn đề; phân tích để xây dựng được các ý tưởng phù hợp. Năng lực đặc thù: - Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Nhận ra, giải thích được vấn đề thực tiễn dựa trên kiến thức khoa học tự nhiên. - Năng lực tìm hiểu tự nhiên:
2 - Sử dụng được ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt quá trình tìm hiểu vấn đề và kết quả tìm kiếm. - Viết được báo cáo sau quá trình tìm hiểu. - Năng lực nhận thức khoa học tự nhiên:  Tiến hành được một số thí nghiệm hoặc mô tả được thí nghiệm (qua hình vẽ hoặc học liệu điện tử thí nghiệm) khi cho kim loại tiếp xúc với nước, hydrochloric acid,….  Nêu được dãy hoạt động hóa học (K, Na, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, H, Cu, Ag, Au).  Trình bày được ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học. 3. Phẩm chất - Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân. - Cẩn trọng, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với giáo viên - Tài liệu: SGK, SGV Khoa học Tự nhiên 9, các hóa chất dụng cụ trong các thí nghiệm, video về phản ứng giữa kim loại mạnh với nước, phiếu bài tập số 1, phiếu bài tập số 2. - Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu. 2. Đối với học sinh - Tài liệu: SGK Khoa học Tự nhiên 9 - Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học theo yêu cầu của GV. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu; dùng những kiến thức, kĩ năng cần thiết để thực hiện yêu cầu, khám phá kiến thức mới. b. Nội dung: Quan sát hình ảnh GV cung cấp và thực hiện yêu cầu theo hướng dẫn của GV. c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về khả năng phản ứng của kim loại trong hình. d. Tổ chức thực hiện
3 Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh các kim loại để lâu trong không khí: Sắt Đồng Vàng - GV nêu câu hỏi: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết hiện tượng đã xảy ra trong các hình trên. Chỉ ra những kim loại phản ứng được với dung dịch hydrochloric acid. - GV nêu vấn đề trong hoạt động mở đầu: Em có khả nhận xét gì về khả năng phản ứng của các kim loại trên? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc cá nhân, quan sát hình và suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi: * Hiện tượng: + Sắt để lâu ngày trong không khí sẽ xuất hiện lớp gỉ màu nâu đỏ, đồng để lâu ngày có lớp gì màu xanh (do sắt, đồng bị oxi hóa bởi oxygen trong không khí). + Vàng vẫn giữ được vẻ sánh lấp lánh do không bị oxi hóa bởi oxygen trong không khí. * Kim loại phản ứng được với hydrochloric acid: sắt. * Khả năng phản ứng của kim loại theo chiều giảm dần: sắt - đồng - vàng. - Các HS khác lắng nghe để nhận xét câu trả lời của bạn mình. - GV khuyến khích HS có thể có nhiều ý kiến khác nhau trong quá trình thực hiện bài tập. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
4 - GV nhận xét, đánh giá, dẫn dắt HS vào bài học: Khả năng phản ứng của kim loại liên quan đến độ hoạt động hóa học của chúng. Vậy độ hoạt động hóa học của kim loại là gì? Làm thế nào để dự đoán được phản ứng của những kim loại như calcium, magnesium, kẽm, nhôm, sắt, chì, đồng, vàng, bạc,… với dung dịch acid, nước? Để đi tìm câu trả lời, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay Bài 17 – Dãy hoạt động hóa học của kim loại. Một số phương pháp tách kim loại. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1. XÂY DỰNG DÃY HOẠT ĐỘNG HOÁ HỘC CỦA KIM LOẠI. a. Mục tiêu: - Tiến hành được một số thí nghiệm hoặc mô tả được thí nghiệm (qua hình vẽ hoặc học liệu điện tử thí nghiệm) khi cho kim loại tiếp xúc với nước, hydrochloric acid,…. - Nêu được dãy hoạt động hóa học (K, Na, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, H, Cu, Ag, Au). b. Nội dung: + HS quan sát hình 17.1 kết hợp tìm hiểu thông tin trong sgk GV hướng dẫn HS so sánh được mức độ phản ứng của các kim loại với nước + Thông qua việc hình thành kiến thức mới về thí nghiệm phản ứng của kim loại với nước, HS phát triển được các năng lực chung và năng lực đặc thù. c. Sản phẩm: Các thí nghiệm chứng minh mức độ phản ứng hoá học của kim loại, dãy hoạt động hoá học của kim loại. d. Tổ chức hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Nhiệm vụ 1: Mô tả thí nghiệm phản ưứng của kim loại với nước Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 4 –5 nhóm nhỏ. - GV yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm hoặc quan sát video: I. Xây dựng dãy hoạt động hóa học của kim loại 1. Mô tả thí nghiệm phản ứng của kim loại với nước 0- Các kim loại không tác dụng với nước: Ag, Au,.. - Các kim loại có thể phản ứng với

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.