Nội dung text CHỦ ĐỀ 3. HỆ TIÊU HÓA Ở NGƯỜI.docx
Chủ đề bồi dưỡng HSG Sinh học 8 – chương trình mới 1 CHỦ ĐỀ 3. HỆ TIÊU HÓA Ở NGƯỜI A. LÝ THUYẾT TRỌNG TÂM I. Cấu tạo của hệ tiêu hóa 1. Cấu tạo và chức năng - Cấu tạo của hệ tiêu hóa + Ống tiêu hoá: Miệng Hầu Thực quản Dạ dày Ruột non Ruột già Hậu môn + Tuyến tiêu hoá: Tuyến nước bọt ( tiết nước bọt ), Tuyến vị ( tiết dịch vị ), Tuyến tuỵ (tiết dịch tuỵ), Gan ( tiết dịch mật chứa trong túi mật ), Tuyến ruột ( tiết dịch ruột ). - Chức năng: + Biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng mà cơ thể hấp thụ được + Loại bỏ chất thải khỏi cơ thể 2. Quá trình tiêu hóa ở người a) Tiêu hoá ở khoang miệng: - Nhờ hoạt động phối hợp của răng, lưỡi, các cơ môi và má cùng các tuyến nước bọt thực hiện các hoạt động tiết nước bọt, nhai, đảo trộn thức ăn, tạo viên thức ăn: làm mềm thức ăn, giúp thức ăn thấm nước bọt, tạo viên vừa để nuốt ( tiêu hóa cơ học ) - Hoạt động của enzim amilaza trong hóa học: biến đổi một phần tinh bột (chín) trong thức ăn thành đường mantozo ( tiêu hóa hóa học ) Thức ăn bị cắt, nghiền nát, tẩm nước bọt
Chủ đề bồi dưỡng HSG Sinh học 8 – chương trình mới 2 amilaza 7,2;37Tinh boät chín Ñöôøng matozoooEnzyme pHtC b) Tiêu hoá ở dạ dày: - Dạ dày là nơi nhận thức ăn từ thực quản đi xuống, tiếp tục quá trình tiêu hoá cơ học và hoá học. Hoạt động co bóp của dạ dày giúp thức ăn được nhuyễn và thấm đều dịch vị (chứa hydrochloric acid, enzyme lipase và enzyme pepsin). Đây là tiêu hóa cơ học - Enzyme pepsin giúp biển đổi một phần protein trong thức ăn. ( Tiêu hóa hóa học ) c) Tiêu hoá ở ruột non: - Hoạt động tiêu hoá chủ yếu ở ruột non là sự biến đổi hoá học của thức ăn dưới tác dụng của các enzim trong các dịch tiêu hoá (dịch mật, dịch tuỵ, dịch ruột). d) Tiêu hoá ở ruột già và trực tràng: - Phần lớn các chất dinh dưỡng đã được hấp thụ qua thành ruột non, thức ăn chuyển xuống ruột giả sẽ hấp thụ thêm một số chất dinh dưỡng, chủ yếu hấp thụ lại nước, cô đặc chất bã. III. Một số bệnh về đường tiêu hoá 1. Sâu răng - Là tình trạng tổn thương phần mô cứng của răng do vi khuẩn gây ra, hình thành các lỗ nhỏ trên rang, sau đó các lỗ ăn sâu, rộng gây đau răng, thức dễ bị nhét vào lỗ sâu gây khó chịu. - Biện pháp phòng tránh: vệ sinh rang miệng đúng cách và hạn chế sự lan rộng của các lỗ sâu răng. 2. Viêm loét dạ dày – tá tràng
Chủ đề bồi dưỡng HSG Sinh học 8 – chương trình mới 4 + Lựa chọn thực phẩm đảm bảo vệ sinh, nguồn gốc rõ ràng. + Chế biến và bảo quản thực phẩm đúng cách. + Thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn chỉ sử dụng khi còn hạn sử dụng. + Các thực phẩm tươi như: Rau quả, cá, thịt tươi… cần bảo quản lạnh. + Thực phẩm cần được nấu chín, thực phẩm ăn sống cần đảm bảo vệ sinh và sơ chế kỹ. + Không để lẫn thực phẩm chín với thực phẩm sống. + Thực phẩm sau khi chế biến cần được bảo quản cẩn thận. B. CÂU HỎI VẬN DỤNG II. CÂU HỎI TỰ LUẬN Câu 1: Dinh dưỡng là gì? Chất dinh dưỡng là gì? Hãy kể tên một số chất dinh dưỡng mà em biết. Trả lời: - Dinh dưỡng là quá trình thu nhận, biến đổi và sử dụng chất dinh dưỡng. Chất dinh dưỡng là những chất có trong thức ăn, có vai trò cung cấp nguyên liệu, năng lượng cho tế bào để duy trì hoạt động sống của cơ thể. Một số chất dinh dưỡng: Chất bột đường, chất béo, chất đạm, vitamin, chất khoáng,… Câu 2: Chế độ dinh dưỡng hợp lý có vai trò như thế nào? Nêu nguyên tắc xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý Lời giải - Chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp cơ thể phát triển cân đối, phòng ngừa bệnh tật và nâng cao sức đề kháng. Nguyên tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý: + Đủ về năng lượng, đủ và cân bằng về các nhóm chất dinh dưỡng. + Phù hợp với nhu cầu cơ thể (tuỳ theo độ tuổi, giới tính, mức độ hoạt động của cơ thể, tình trạng bệnh tật). + Đa dạng các loại thực phẩm, phù hợp theo mùa và theo từng địa phương. + Phù hợp với hoàn cảnh kinh tế của hộ gia đình. Câu 3. a) Các chất cần cho cơ thể như nước, muối khoáng, các loại vitamin khi vào cơ thể theo đường tiêu hóa thì cần phải qua những hoạt động nào của hệ tiêu hóa? Cơ thể người có thể nhận các chất này theo con đường nào khác không ? b) Vai trò của tiêu hóa đối với cơ thể người là gì? Lời giải a) – Các chất cần cho cơ thể như nước, muối khoáng, các loại vitamin khi vào cơ thể theo đường tiêu hóa thì phải trải qua các hoạt động như: ăn, đẩy thức ăn trong ống tiêu hóa, hấp thụ thức ăn.